“Chìa khóa để hạnh phúc là biết rằng bạn có quyền lựa chọn những gì nên chấp nhận và những gì nên buông bỏ.” – Dodinsky

Tại sao bạn không cảm thấy hạnh phúc?

Bạn cảm thấy bản thân mình luôn vội vã, lo âu về mọi thứ và không bao giờ cảm thấy thoải mái với cuộc sống hiện tại? Nguyên nhân là bởi: bạn thường xuyên làm điều gì, bạn sẽ giỏi điều đó.

Hầu hết chúng ta thường xuyên lo âu về mọi thứ. Bạn lo âu mọi người nghĩ về mình, lo âu chuyện gì có thể xảy ra với sức khỏe của mình, lo âu không biết liệu mình có đạt được sự nghiệp như mong muốn hay không.

Tại sao bạn luôn cảm thấy lo âu? (Ảnh: Internet)
Tại sao bạn luôn cảm thấy lo âu? (Ảnh: Internet)

Nhiều người tìm cách kiểm soát sự lo âu và những cảm xúc khó chịu đi kèm với nó thông qua đồ ăn, rượu, chơi bời để khiến bản thân cảm thấy dễ chịu, đưa tâm trí mình đi nơi khác và cho bản thân một chút thời gian để thư giãn. Nhưng sau tất cả, nỗi lo âu vẫn còn đó, những “giải pháp” kia chỉ che giấu nó tạm thời mà thôi. Thay vì chú ý đến những gì thực sự đang diễn ra trong đầu và thay đổi thực tế, họ đã quen với việc che đậy sự tuyệt vọng của mình, họ có những thói quen ăn uống mang lại sự hài lòng hoặc nhẹ nhõm trong thời gian ngắn nhưng cuối cùng sẽ hủy hoại sức khỏe.

Nhiều người trong chúng ta hành động chủ yếu theo thói quen: từ thức ăn trong bữa sáng cho đến đường đi làm, thậm chí cả suy nghĩ. Đó là những hành động mà chúng ta thực hiện lặp đi lặp lại thành thói quen.

Thói quen của bạn là gì?

Sau đây là một vài điều mà bạn cần suy ngẫm: Những thói quen nào hiện đang điều khiển cuộc sống của bạn? Bạn suy nghĩ gì mỗi ngày? Và những điều đó có tốt cho bạn hay không?

Chúng ta thường không coi thói quen là một sự rèn luyện, nhưng thực tế đúng là như vậy. Mỗi ngày, chúng ta đang luyện tập để trở thành mẫu người mà chúng ta muốn trở thành, cho dù chúng ta có ý thức điều đó hay không. Sự lo âu mà nhiều người mắc phải cũng là một thói quen. Họ đã “luyện tập” để trở thành kiểu người thường xuyên căng thẳng và lo âu về mọi thứ. Để giải quyết, bạn phải luyện tập để trở thành kiểu người nhận ra những suy nghĩ tiêu cực đó, biết giới hạn của mình, chăm sóc bản thân và đưa ra những lựa chọn khác mỗi khi nỗi lo âu xuất hiện.

Tích cực hay tiêu cực là lựa chọn của bạn (Ảnh: Internet)
Tích cực hay tiêu cực là lựa chọn của bạn (Ảnh: Internet)

Hãy tự hỏi mình rằng:

  • Bao nhiêu lần trong một ngày bạn phàn nàn về mọi thứ không như bạn mong muốn?
  • Bao nhiêu lần trong một ngày bạn không kết nối với người khác mà để mình bị phân tâm bởi các thiết bị công nghệ?
  • Bao nhiêu lần trong một ngày bạn lo âu về những điều chưa xảy ra?

Câu trả lời có thể là: rất nhiều lần. Suy cho cùng, chìa khóa để thành thạo bất kỳ kỹ năng nào là sự lặp lại, nếu chúng ta lặp lại một hành động cụ thể đủ nhiều thì cuối cùng chúng ta sẽ đạt được sự trôi chảy và thành thạo về hành động đó.

Đó là lý do tại sao bí mật thực sự của hạnh phúc nằm ở thói quen hàng ngày của chúng ta chứ không phải ở những “biện pháp thần kỳ” mà chúng ta thường nghĩ sẽ giúp mình hạnh phúc.

Thói quen hàng ngày để có cuộc sống hạnh phúc hơn

Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta ý thức được những thói quen đang chi phối cuộc sống của mình và thay đổi chúng? Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta bắt đầu luyện tập những việc mà chúng ta thực sự muốn? Và điều gì sẽ xảy ra nếu, thay vì thực hiện một sứ mệnh to lớn, thay đổi cuộc đời, chúng ta chỉ đơn giản đặt ra ý định sống theo cách tích cực và thực hiện những bước nhỏ hướng tới điều đó mọi lúc mọi nơi?

Hãy nhớ rằng: Chúng ta luyện tập cái gì, chúng ta sẽ giỏi cái đó.

Dưới đây là một số gợi ý về những thói quen mà chúng ta có thể bắt đầu thực hành hàng ngày để có một cuộc sống hạnh phúc hơn:

  • Sự tử tế
  • Lòng trắc ẩn
  • Sự hào phóng
  • Chấp nhận
  • Không phán xét
  • Sống trong hiện tại
  • Lắng nghe
  • Tha thứ
  • Thư giãn
Cuộc sống hạnh phúc (Ảnh: Internet)
Cuộc sống hạnh phúc (Ảnh: Internet)

Cách nhìn nhận những điều này trong cuộc sống của mỗi người sẽ khác nhau, nhưng mục đích đằng sau đều giống nhau, đó là nhận ra những thói quen xấu của chúng ta và thay thế bằng những thói quen tốt.

Dưới đây là 3 cách siêu hiệu quả để bắt đầu áp dụng những thói quen mới vào cuộc sống của chúng ta.

1. Hãy chú ý đến thói quen vô thức của bạn

Chúng ta phải nhận ra những thói quen của bản thân để có thể thay đổi nó. Nhận thức được cách chúng ta sống trong cuộc sống hàng ngày – những lựa chọn mà chúng ta đưa ra, những người xung quanh mà chúng ta gặp và những câu chuyện chúng ta tự kể với chính mình – sẽ giúp chúng ta nhận ra mình thực sự là ai và mình thực sự muốn gì. Điều đó cũng giúp chúng ta đưa ra những quyết định hành động sáng suốt hơn thay vì phản ứng theo thói quen.

Cách tốt nhất để làm điều này là trước tiên hãy lập danh sách tất cả những yếu tố khiến bạn có xu hướng rơi vào thói quen vô thức. Ví dụ: bạn có thể nhận ra rằng bạn thường xuyên dành thời gian nghỉ trưa để lướt Facebook và sau đó bạn cảm thấy tồi tệ về bản thân khi so sánh mình với người khác trên mạng. Hoặc bạn có thể nhận thấy mình thường xuyên lo âu về những tình huống xấu khi nằm trên giường chuẩn bị đi ngủ.

Khi bạn nhận thức được mình đang làm gì, bạn có thể quyết tâm đưa ra lựa chọn khác vào lần tới khi gặp tình huống đó, thay vì thực hiện một thói quen không có lợi cho bạn.

Tạo ra thói quen tốt (Ảnh: Internet)
Tạo ra thói quen tốt (Ảnh: Internet)

Điều này cần có thời gian. Lúc đầu bạn sẽ rất khó nhận ra khi nào trạng thái lo âu của mình xuất hiện vì đối với bạn điều đó quá tự nhiên. Nhưng một khi bạn bắt đầu chú ý hơn đến những suy nghĩ và hành vi theo thói quen của mình, bạn sẽ thấy việc thay đổi thói quen trong những khoảnh khắc đó dễ dàng hơn nhiều, ví dụ như tập hít thở sâu để thư giãn bản thân.

2. Tập trung vào cảm giác của cơ thể

Một cách tuyệt vời khác để rèn luyện những thói quen mới là tập trung vào cảm nhận của cơ thể. Bạn có thể hình dung điều này theo kiểu mở ra và co lại. Chẳng hạn, bạn thường cảm thấy khá cởi mở và nhẹ nhõm trong lòng khi thực hiện những việc tử tế, và cảm thấy bụng co thắt lại khi thực hiện hành vi thô lỗ.

Cảm giác giãn nở hoặc co lại trong cơ thể chúng ta có thể hoạt động như một “công tắc” giúp chúng ta dễ dàng xác định điều gì đang diễn ra trong đầu mình. Nếu chúng ta tập trung vào cảm giác của cơ thể mình và những cảm giác mà thói quen mang lại, chúng ta sẽ có thể phân biệt những điều tích cực có lợi và những điều không tốt. Vì cảm giác cơ thể thường liên quan trực tiếp với trải nghiệm cảm xúc nên nó cũng mang lại cho chúng ta một chút động lực để tiếp tục thực hiện những điều khiến chúng ta cảm thấy thoải mái.

Vấn đề mà hầu hết mọi người gặp phải ở đây là chúng ta hầu như đã mất cảm giác về chính cơ thể mình. Trên thực tế, phải đến khi thực sự bắt đầu tìm hiểu sâu về yoga, nhiều người mới nhận ra cơ thể mình liên tục đưa ra những tín hiệu quan trọng nhưng họ đã hoàn toàn phớt lờ chúng.

Cách tốt nhất để bắt đầu cảm nhận cơ thể bạn là ngồi yên và chỉ chú ý đến trải nghiệm cơ thể của bạn, bắt đầu chỉ cần vài giây mỗi ngày. Bạn càng cảm nhận cơ thể mình, bạn càng có khả năng điều chỉnh được những gì nó đang cố nói với bạn. Bạn sẽ nhận thấy những suy nghĩ khác nhau ảnh hưởng đến bạn theo những cách hoàn toàn khác nhau. Chẳng hạn, sự lo âu khiến cơ thể bạn cảm thấy căng cứng và đau nhức, trong khi những suy nghĩ bình tĩnh khiến cơ thể bạn cảm thấy mềm mại, thư giãn và nhẹ nhàng. Điều này giúp bạn nhận ra những suy nghĩ tiêu cực của mình và chọn cách tập trung vào hơi thở của mình ở thời điểm hiện tại thay vì những điều xấu.

Cảm nhận cơ thể (Ảnh: Internet)
Cảm nhận cơ thể (Ảnh: Internet)

Hãy bắt đầu ngày mới bằng cách tự hỏi bản thân những câu hỏi sau:

  • “Hôm nay mình muốn cảm thấy thế nào?”
  • “Hôm nay mình muốn tập thói quen gì?”
  • “Hôm nay mình muốn sống thế nào?”

Sau đó, hãy cảm nhận cơ thể thường xuyên trong ngày (có thể đặt chuông báo điện thoại). Đặc biệt chú ý đến tim và vùng bụng của bạn có cảm giác giãn ra hay co lại? Có phù hợp với cách bạn muốn cảm nhận không? Lúc đó bạn đang làm việc gì và việc đó có phù hợp với những điều bạn muốn làm không?

3. Đặt mục tiêu

Chúng ta cũng có thể rèn luyện thói quen mới bằng cách đơn giản là khẳng định với bản thân rằng mục đích của chúng ta là thực hiện chúng.

Nếu chúng ta đặt mục tiêu trở thành người tử tế, nhân ái hoặc rộng lượng vào buổi sáng, chúng ta sẽ cố gắng tìm cơ hội để thực hiện điều đó trong ngày, giúp chúng ta đưa ra những quyết định phù hợp hơn với con người mà chúng ta muốn trở thành.

Ví dụ, bạn đang có ý định thực hành sự tha thứ. Bạn nhận ra rằng mình đã ôm quá nhiều oán giận và đổ lỗi cho bản thân cũng như những người khác đã gây ra sự lo âu của mình. Bạn cảm thấy vô cùng phẫn nộ về quá khứ, những năm tháng bạn đã không ngừng cố gắng làm hài lòng người khác mà phải trả giá bằng sự không hài lòng của chính mình. Bây giờ mỗi sáng bạn nghe những bài giảng về sự tha thứ và lặp lại với chính mình, “Tôi nhìn thấy và cảm nhận được nỗi đau mà bạn đã gây ra cho tôi, và tôi sẽ tha thứ cho bạn”. Sau đó, khi sắp bước vào ngày mới, bạn nhắc nhở bản thân rằng mục đích của bạn là tiếp tục thực hành sự tha thứ.

Mời bạn xem thêm các bài liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

15 truyện tranh đam mỹ Hàn Quốc hay nhất, đẹp từ nội dung đến nét vẽ

Không chỉ phim đam mỹ mà truyện tranh đam mỹ Hàn Quốc cũng đang ngày càng chiếm được cảm tình của độc giả bởi nội dung hay, nét vẽ đẹp. Cùng điểm danh top 15 truyện tranh đam mỹ Hàn Quốc hay nhất, được yêu thích nhất hiện nay nhé.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận