Deepfake là gì? Cảnh báo lừa đảo bằng Deepfake bằng cách giả mặt, giả giọng người thân để mượn tiền, nhờ chuyển tiền. Đây là một thủ đoạn tinh vi, công nghệ cao khiến nạn nhân rất dễ tin tưởng vì đối tượng ghép mặt, ghép giọng người thân để gọi video call lừa đảo.

Deepfake là gì?

Mấy ngày nay mạng xã hội đang lan truyền thủ đoạn gọi video giả và giả giọng người thân để lừa đảo. Thủ đoạn này được gọi là Deepfake. Vậy Deepfake là gì? Tại sao Deepfake có thể giả giọng, mặt người thân để lừa đảo?

Video deepfake nam diễn viên Tom Cruise nổi tiếng giống thật đến 99%

Thuật ngữ “Deepfake” là sự kết hợp giữa “deep learning” và “fake”. Công nghệ này được xây dựng trên nền tảng machine learning mã nguồn mở của Google. Deepfake sẽ quét video và ảnh chân dung của một người sau đó hợp nhất với video riêng biệt nhờ AI và thay thế các chi tiết trên gương mặt như mắt, miệng, mũi với chuyển động gương mặt, giọng nói như thật. Càng có nhiều hình ảnh gốc thì AI càng có nhiều dữ liệu để học. Deepfake có thể gán khuôn mặt của người này sang người khác trong video với độ chân thực đến kinh ngạc.

Deepfake sử dụng AI để ghép mặt
Deepfake sử dụng AI để ghép mặt, giả giọng. (Ảnh: Internet)

Hiện nay Deepfake đang trở thành nỗi ám ảnh khi trở thành “bóng ma” trong thế giới Internet được dùng để lừa đảo, thao túng thị trường hoặc sản xuất phim khiêu dâm của người nổi tiếng.

Lừa đảo bằng Deepfake ghép mặt, giả giọng

Một làn sóng những kẻ hacker, lừa đảo đang khai thác Deepfake để tạo nội dung âm thanh, hình ảnh và video tổng hợp được thiết kế để mạo danh những cá nhân có danh tiếng hoặc người thân để lừa đảo thông tin hoặc tiền bạc của nạn nhân.

Mặc dù công nghệ deepfake vẫn còn ở giai đoạn sơ khai, nhưng nó đang ngày càng phổ biến. Tội phạm mạng đã bắt đầu thử nghiệm nó để khởi động các cuộc tấn công vào người dùng và tổ chức cả tin.

Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), số lượng video deepfake trực tuyến đang tăng với tốc độ hàng năm là 900%. Những cuộc tấn công này có thể có hiệu quả tàn phá không lường trước được. Chẳng hạn, năm 2019 một kẻ lừa đảo đã gọi điện cho Giám đốc một công ty năng lượng ở Anh bằng deepfake để mạo danh CEO của cty mẹ, yêu cầu chuyển gấp 243.000 USD cho một nhà cung cấp Hungary. Hay vào năm 2021, tội phạm mạng đã sử dụng tính năng nhân bản giọng nói AI để đóng giả CEO của một công ty lớn và lừa đảo giám đốc ngân hàng để chiếm đoạt 35 triệu USD….

Deepfake là công nghệ nguy hiểm, dễ bị lợi dụng để lừa đảo, gây hại cho danh dự của các nạn nhân. (Ảnh: Internet)
Deepfake là công nghệ nguy hiểm, dễ bị lợi dụng để lừa đảo, gây hại cho danh dự của các nạn nhân. (Ảnh: Internet)

Nhiều nhà phân tích dự đoán rằng sự gia tăng lừa đảo deepfake sẽ chỉ tiếp tục và nội dung sai lệch do các tác nhân đe dọa tạo ra sẽ chỉ trở nên tinh vi và thuyết phục hơn. Ở Việt Nam, Deepfake đã bắt đầu xâm nhập và được sử dụng với mục đích xấu tương tự là giả giọng, ghép mặt để lừa đảo chuyển tiền, giao dịch mua bán… với nhiều nạn nhân đã mắc bẫy và thiệt hại hàng chục triệu đồng.

Tại sao Deepfake có thể giả giọng, mặt người thân để lừa đảo?

Nắm bắt được tâm lý người dùng mạng xã hội hiện cảnh giác với chiêu trò lừa đảo bằng tin nhắn nhờ chuyển tiền, các đối tượng đã sử dụng chiêu lừa đảo tinh vi hơn để vay tiền thông qua hình thức giả cuộc gọi video. Thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo là lấy những video cũ của người dùng, cắt ghép hoặc dùng công nghệ deepfake để khi thực hiện hành vi lừa đảo sẽ phát lại video dưới hình thức mờ ảo, chập chờn như đang ở nơi sóng yếu.

Theo các chuyên gia về công nghệ, phương thức của các đối tượng này thường là tìm kiếm thu thập thông tin cá nhân được đăng tải công khai trên các tài khoản mạng xã hội… để tạo ra một kịch bản lừa đảo. Khi nạn nhân cẩn thận sẽ gọi điện thoại hoặc video để kiểm tra thì chúng sử dụng phần mềm cắt ghép hình ảnh để đánh lừa.

Chiêu trò lừa đao
Chiêu trò lừa đảo bằng deepfake đã xuất hiện tại Việt Nam. (Ảnh: Internet)

Trường hợp chị V.T.M, (26 tuổi – Hà Nội) nhận được tin nhắn mượn tiền từ tài khoản Facebook của một người thân bên nước ngoài với nội dung nhờ chuyển tiền vào một số tài khoản 75 triệu đồng.

Chị M cho biết, Khi nhận được tin nhắn hỏi vay tiền của người thân, bản thân cũng đã cẩn thận gọi video lại để kiểm tra thì phía đầu dây bên kia vẫn hiện lên khuôn mặt và giọng nói của người thân. Tuy nhiên, âm thanh rất khó nghe, hình ảnh cũng nhòe giống như sóng chập chờn, thế nhưng cách xưng hô hoàn toàn chính xác, đúng âm điệu và cách xưng hô. Chị M đã tin tưởng chuyển khoản cho bạn vay. Nhưng sau đó thấy trên trang cá nhân của người này thông báo bị hack nick Facebook mới biết mình đã bị kẻ xấu lừa đảo.

Trước đó, dù đã được cảnh báo bởi các thông tin lừa đảo qua mạng xã hội, nhưng nạn nhân không ngờ đến việc gọi video xác thực người nhà là cách an toàn nhất, cũng bị làm giả.

Công an các địa phương liên tục đưa ra những khuyến cáo với người dân, khi nhận bất kỳ tin nhắn vay mượn tiền thông qua mạng xã hội, người dân cần điện thoại trực tiếp cho người thân để xác minh. Trường hợp nghi vấn đối tượng giả mạo người thân trên mạng xã hội để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, cần báo ngay cho cơ quan công an gần nhất để được hỗ trợ, xử lý kịp thời.

Cách phát hiện lừa đảo bằng Deepfake

Deepfake là gì? Cảnh báo lừa đảo bằng Deepfake và cách phát hiện ánh sáng biểu cảm chất lượng deepfake deepfake là gì deepfake lừa đảo lừa đảo lừa đảo deepfake màu sắc phù hợp so sánh tự nhiên vóc dáng

1. Chú ý cử động mắt không tự nhiên

Một dấu hiệu cảnh báo Deepfake phổ biến là chuyển động mắt trông không tự nhiên hoặc thiếu chuyển động của mắt, đáng chú ý nhất là không chớp mắt. Rất khó để AI bắt chước sự chớp mắt tự nhiên của con người, cũng như khó tái tạo chính xác chuyển động của mắt vì khi một người nói chuyện với người khác, mắt của họ thường chuyển động theo đối phương.

2. Chú ý đến sự không phù hợp về màu sắc và ánh sáng

Nếu video sử dụng Deepfake thì sẽ có sự khác thường về màu da, ánh sáng lạ và bóng ở vị trí kỳ lạ cho thấy những gì bạn nhìn thấy có thể là giả. Nếu bạn đang xem một video đáng ngờ, hãy lưu ý những điểm khác biệt về màu da, ánh sáng, bối cảnh xung quanh họ. Điều này sẽ giúp bạn xác định xem đó có phải là deepfake hay không.

3. So sánh và đối chiếu chất lượng âm thanh

Các video Deepfake thường tập trung nhiều vào hình ảnh hơn là âm thanh. Cảnh giác với việc âm thanh kém, giọng nói rô-bốt, phát âm từ lạ, tiếng ồn nền khi gọi video call với đối phương.

4. Biểu cảm không tự nhiên

Video có thể là video giả sâu nếu khuôn mặt của ai đó không thể hiện cảm xúc phù hợp với những gì họ đang nói hoặc nếu bạn có thể phát hiện sự biến dạng khuôn mặt hoặc ghép hình ảnh. Bạn nên cảnh giác với các video nếu mặt và mũi của họ có vẻ bị lệch hoặc gương mặt hơi méo mó.

5. Tư thế hoặc vóc dáng kỳ quặc

Một dấu hiệu khác của deepfake là khi hình dạng cơ thể của một người trông không tự nhiên hoặc đầu và cơ thể của họ được đặt ở vị trí khó xử hoặc không nhất quán. Bởi vì công nghệ deepfake thường tập trung vào các đặc điểm trên khuôn mặt hơn là toàn bộ cơ thể nên đây là một trong những điểm bất thường dễ phát hiện hơn.

Hiểu deepfakes là một chuyện nhưng biết cách phát hiện ra chúng lại là chuyện khác. Khi công nghệ phát triển, deepfakes cũng sẽ phát triển, vì vậy, việc nắm rõ các phương pháp bảo mật tốt nhất là điều bắt buộc. Hiện tại, bạn có thể sử dụng các mẹo ở trên nếu bạn nghi ngờ rằng người mà bạn đang giao dịch hoặc giao dịch không phải là người mà họ tự xưng.

Xem thêm

300+ câu châm ngôn cuộc sống hay nhất sẽ khiến bạn "sáng mắt ra"!

Những câu châm ngôn cuộc sống, câu nói về cuộc sống hay, ý nghĩa nhất sẽ giúp bạn hiểu ra nhiều sự thật và chân lý, có thêm động lực để cố gắng phát triển bản thân hoặc đơn giản là bạn sẽ "sáng mắt ra" vì cuộc đời vốn không phải ngôn tình.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận