Trong sự bùng nổ của công nghệ kỹ thuật số, của thông tin và truyền thông đại chúng, người ta lại càng kỳ vọng và gắn cho các bạn trẻ Gen Z những tính từ thật mỹ miều: năng động, trẻ trung, dám nghĩ dám làm, thay đổi thế giới, định hướng tương lai… Thế nhưng, song song với những kỳ vọng đó, hình như Gen Z cũng áp lực và cô đơn lắm?

Gen Z là thế hệ những người trẻ sinh từ năm 1997 đến 2012, hiện ở độ 10-25 tuổi. Nếu như so với các Gen trước, mạng xã hội đến với Gen Z kể từ khi “mới lọt lòng”. Có lẽ vì thế mà sự kết nối giữa một cá thể với cộng đồng cũng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Tưởng chừng đó sẽ là biểu hiện của sự hoà nhập, của lối sống lạc quan, nhưng chỉ cần ngắt wifi, tắt màn hình, ta mới nhận ra đó chỉ là bề nổi của một tảng băng chìm. Nói cách khác, sự kỳ vọng lớn luôn đi kèm với áp lực, cô đơn.

Sự kỳ vọng lớn luôn đi kèm với áp lực, cô đơn. (Ảnh: Internet)
Sự kỳ vọng lớn luôn đi kèm với áp lực, cô đơn. (Ảnh: Internet)

Cô đơn trên thế giới ảo

Màn hình nhỏ đã khiến Gen Z chẳng còn dám bộc lộ tính cách thật của bản thân. Người ta cảm thấy mình được yêu thương khi đăng tải một dòng status tâm trạng, rồi rất nhiều comment vào hỏi han, động viên, cổ vũ. Nhưng người ta cũng áp lực, trầm cảm khi lướt thấy ảnh bạn bè thành công, giàu có. Người ta dễ dàng bộc lộ cảm xúc qua tin nhắn bằng những icon, nhãn dán, ký tự. Nhưng cũng vì thế mà người ta dễ hiểu lầm nhau hơn. Người ta ngại đối mặt, ngại giao tiếp và rồi ném mình vào thế giới ảo để bộc bạch bản thân. Một lớp mặt nạ vững chắc được tạo ra để bảo vệ cho phần cá tính yếu mềm và chẳng dám thể hiện. Lâu dần, những đứa trẻ Gen Z chẳng còn có thể nhớ rằng mình từng là ai, mình từng như thế nào, mình từng đặc biệt ra sao.

Người ta ngại đối mặt, ngại giao tiếp và rồi ném mình vào thế giới ảo để bộc bạch bản thân (Ảnh: Internet).
Người ta ngại đối mặt, ngại giao tiếp và rồi ném mình vào thế giới ảo để bộc bạch bản thân (Ảnh: Internet).

Cô đơn ở ngoài đời thực

Trở về với thế giới thực, rời xa sợi dây buộc vô hình của sự cô đơn, Gen Z có lẽ còn cảm thấy áp lực hơn gấp trăm nghìn lần. Nỗi sợ khi phải bước ra vùng an toàn để hòa nhập với môi trường mới. Sự lo lắng khi đối mặt với người thật, việc thật. Rồi sự gồng mình của những đứa trẻ học cách làm quen với thế giới của người lớn. Tất cả những cảm xúc đó cứ xáo trộn và đeo bám trong cơ thể nhỏ nhoi.

Tất cả những cảm xúc đó cứ xáo trộn và đeo bám trong cơ thể nhỏ nhoi (Ảnh: Internet).
Tất cả những cảm xúc đó cứ xáo trộn và đeo bám trong cơ thể nhỏ nhoi (Ảnh: Internet).

Trước hết phải kể đến là gia đình. Vì áp lực cơm áo gạo tiền mà phần lớn các phụ huynh đều mải mê, bận rộn mưu sinh để trang trải cuộc sống. Nhiều bố mẹ chỉ gặp con cái vài phút trước khi đi làm và một câu chúc ngủ ngon vào buổi tối. Thời gian dành cho con ít đi, đồng nghĩa với việc những đứa trẻ sẽ phải tự giải quyết những vấn đề của mình mà không có sự trợ giúp đến từ bố mẹ. Những lời hỏi han qua loa, những câu quát nạt nhiều hơn, những sự kỳ vọng và so sánh với con nhà người ta để ép con nhà mình vào khuôn khổ. Và thế là những đứa trẻ Gen Z lại phải tự giải quyết những vấn đề của mình mà không nhận được lời khuyên hay sự dạy dỗ của người lớn. Chỗ dựa tinh thần mất đi khiến những đứa trẻ chỉ còn có thể bật khóc trong chính ngôi nhà của mình. Cánh cửa phòng đóng lại, cánh cửa lòng cũng vì thế mà kiên cố hơn.

Cánh cửa phòng đóng lại, cánh cửa lòng cũng vì thế mà kiên cố hơn. (Ảnh: Internet)
Cánh cửa phòng đóng lại, cánh cửa lòng cũng vì thế mà kiên cố hơn. (Ảnh: Internet)

Xa hơn gia đình là xã hội, một xã hội ở hiện tại mà có lẽ đã đề cao những người hướng ngoại hơn là hướng nội, đồng nghĩa với việc dù cho có buồn, có tủi, có tiêu cực hay khổ đau vào hôm trước thì hôm sau khi xuất hiện tại trường học, tại công ty hay tại những nơi tập trung đông người, một nụ cười luôn phải thường trực. Hành động tỏ ra mình ổn để không truyền đi năng lượng tiêu cực dường như đã trở thành thói quen bất kể bên trong mình có đang hỗn độn thế nào. Mở đầu ngày mới với tinh thần lạc quan và vui vẻ rồi kết thúc ngày dài chỉ một mình, cô đơn.

Hành động tỏ ra mình ổn dường như đã trở thành thói quen (Ảnh: Internet).
Hành động tỏ ra mình ổn dường như đã trở thành thói quen (Ảnh: Internet).

Được lắng nghe có lẽ là liều thuốc hiệu quả nhất

Suy cho cùng, dù là loại cô đơn nào đi chăng nữa thì ai cũng sẽ đều phải tự tìm cách thoát khỏi cảm xúc tiêu cực, để trầm cảm, lo lắng, rối loạn tâm lý không còn đeo bám mỗi người. Thoát khỏi mạng xã hội một ngày, tìm đến những không gian thực sự yên tĩnh, rồi thấu cảm và hiểu lòng mình hơn. Mặc một bộ quần áo thật đẹp, đi đến đâu đó một mình, biết đâu bạn lại có được câu trả lời cho sự cô đơn đang đầy rẫy trong lòng? Hoặc nếu không, hãy thử mở lòng với những người xung quanh, bạn bè, bố mẹ, anh chị em, những người mà bạn thật sự tin tưởng. Sự quan tâm và thấu hiểu, đôi khi sẽ là liều thuốc hữu hiệu nhất chống lại căn bệnh cô đơn.

Sự quan tâm đôi khi là liều thuốc hữu hiệu chống lại sự cô đơn (Ảnh: Internet).
Sự quan tâm đôi khi là liều thuốc hữu hiệu chống lại sự cô đơn (Ảnh: Internet).

Bạn cũng có thể tìm nghe những kênh podcast chất lượng trên YouTube. Biết đâu xem xong, bạn lại tìm về được cảm hứng sống và nhận ra cô đơn cũng chẳng hề đáng sợ thì sao.

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

15 truyện tranh đam mỹ Hàn Quốc hay nhất, đẹp từ nội dung đến nét vẽ

Không chỉ phim đam mỹ mà truyện tranh đam mỹ Hàn Quốc cũng đang ngày càng chiếm được cảm tình của độc giả bởi nội dung hay, nét vẽ đẹp. Cùng điểm danh top 15 truyện tranh đam mỹ Hàn Quốc hay nhất, được yêu thích nhất hiện nay nhé.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Mộc Chi

Cố lên Gen Z nhé