Cúm A là loại bệnh cúm hay gặp, đặc biệt lúc giao mùa là thời điểm dễ mắc bệnh gây ra nhiều hệ luỵ cho sức khoẻ và cuộc sống của người bệnh. Tính lây lan của cúm A rất nhanh và dễ nhầm lẫn với những loại cúm khác. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cúm A và cách phòng ngừa hiệu quả.
Các dấu hiệu nhận biết cúm A là gì?
Một số dấu hiệu dễ nhận biết của cúm A bao gồm:
- Mệt mỏi.
- Đau đầu
- Ớn lạnh.
- Đau nhức các cơ.
- Sốt cao.
Đây là những dấu hiệu nhận biết bệnh cúm A rõ nhất mà hầu hết những người mắc bệnh sẽ gặp. Chính vì vậy, nếu phát hiện một số dấu hiệu trên, người bệnh không nên chủ quan vì có thể gây ra nhiều nguy hiểm khó lường.
Hầu hết những người mắc cúm A sẽ tự khỏi. Nếu bệnh kéo dài quá một tuần thì người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời, tránh để virus lan rộng và gây ra một số bệnh liên quan đến phổi, phế quản, viêm tai, tiêu chảy,…
Nguyên nhân gây ra cúm A là gì?
Cúm A có thể lây lan ở cả động vật và người, chính vì vậy những động vật tiếp xúc hàng ngày rất dễ là nguyên nhân gây nhiễm cúm A mà người bệnh không biết. Một số đường lây nhiễm phổ biến có thể xảy ra gồm:
- Mầm bệnh có thể lây lan qua môi trường làm việc, trường học, những nơi công cộng,…
- Lây qua động vật như các loại gia súc, gia cầm: Lợn, gà, vịt, bò, ngựa,…
- Lây qua thường xuyên tiếp xúc với những dụng cụ, đồ dùng của người đang nhiễm cúm A.
- Thông qua nước bọt, hắt hơi của những người bị nhiễm cúm A bắn ra có chứa virus.
Phương pháp điều trị cúm A như thế nào?
Tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh nặng hay nhẹ để có phương pháp điều trị phù hợp. Nếu bệnh nhẹ có thể điều trị tại nhà bằng một số phương pháp sau đây:
- Người bệnh nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơil, tránh hoạt động nhiều khi bị bệnh.
- Thường xuyên uống nước đều đặn trong ngày, vì khi cơ thể mắc bệnh đặc biệt là cúm có thể gây ra mất nước nên việc cung cấp nước đều đặn trong ngày là rất cần thiết.
- Nên mặc quần áo thoáng mát khi cơ thể đang sốt và nên dùng nước ấm để uống và sinh hoạt giúp cơ thể hạ sốt nhanh.
- Khi biết bị nhiễm bệnh, người bệnh nên hạn chế tiếp xúc trong đám đông đặc biệt là nơi làm việc, trường học, công viên,… Nên đeo khẩu trang trong những khu vực này để hạn chế lây bệnh.
- Không nên ăn đồ lạnh, bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể hàng ngày nhất là vitamin C, ăn uống nghỉ ngơi có giờ giấc phù hợp để nhanh khỏi bệnh.
Nếu kéo dài quá một tuần mà tình trạng bệnh không tiến triển tốt thì người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Cách phòng ngừa cúm A hiệu quả
- Hạn chế tập trung chỗ đông người, nên đeo khẩu trang để đảm bảo an toàn, thường xuyên sát khuẩn tay khi cầm nắm bất cứ vật dụng nào không phải của mình.
- Tiêm đủ các mũi vacxin chống cúm định kỳ, đúng thời gian.
- Thường xuyên dọn dẹp nơi ở sạch sẽ, nhà vệ sinh cũng cần được vệ sinh và giữ cho thông thoáng vì đây là nơi dễ lây bệnh.
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên để cơ thể tăng sức đề kháng.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết của BlogAnChoi dưới đây:
- Những điều cần biết về bệnh cúm A: Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa
- Tất cả những điều bạn cần biết về dịch cúm A để tránh đại dịch bùng phát
Cảm ơn mọi người đã quan tâm đến bài viết. Đừng quên theo dõi BlogAnChoi để biết thêm nhiều điều mới hơn nhé!
Nguồn tham khảo:
- Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
- Bệnh viện Tâm Anh
- Medlatec