Mang thai có thể làm tăng nguy cơ tử vong nếu bị nhiễm COVID-19 lên đến 70%, trong khi vắc-xin làm giảm nguy cơ mắc bệnh COVID-19 nghiêm trọng ngay từ đầu một cách an toàn.

Hơn 125.000 phụ nữ mang thai đã được chẩn đoán mắc COVID-19 kể từ khi đại dịch bắt đầu, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Mỹ (CDC). Cho đến nay, hơn 22.000 phụ nữ trong số này đã phải nhập viện và 161 người đã tử vong.

Mang thai có thể tiêm vắc xin hay không? (Ảnh: Internet)
Mang thai có thể tiêm vắc xin hay không? (Ảnh: Internet)

Theo CDC, những bệnh nhân COVID-19 đang mang thai có nguy cơ phải nhập viện chăm sóc đặc biệt (ICU) cao gấp đôi và 70% nguy cơ tử vong so với những người không mang thai. Số phụ nữ mang thai tính riêng trong tháng 8/2021 đã xảy ra 22 trường hợp tử vong.

Theo báo cáo của CDC, bất chấp những rủi ro, chỉ có khoảng 31% phụ nữ mang thai ở Mỹ đã được tiêm phòng đầy đủ. Tỷ lệ tiêm chủng thậm chí còn thấp hơn đối với phụ nữ da màu mang thai, ở mức 25% đối với các bà mẹ gốc Tây Ban Nha và 16% đối với các bà mẹ da đen.

CDC cho biết, gần như tất cả các trường hợp mắc COVID-19 ở phụ nữ mang thai đều nằm trong số những người chưa được tiêm chủng. Kara Polen, đồng trưởng phụ trách tiêm chủng COVID-19 cho các bà mẹ của CDC cho biết: “Ngoài những nguy cơ về bệnh nặng và tử vong cho những người đang mang thai và mới mang thai, còn có nguy cơ gia tăng các biến chứng thai kỳ và kết quả thai kỳ không tốt.

COVID-19 có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai kỳ (Ảnh: Internet).
COVID-19 có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai kỳ (Ảnh: Internet).

Ví dụ, COVID-19 trong thời kỳ mang thai làm tăng nguy cơ sinh non và trẻ sơ sinh phải nhập viện chăm sóc đặc biệt (ICU). Polen cho biết những hậu quả thai kỳ khác, chẳng hạn như thai chết lưu, cũng đã được ghi nhận.

Rủi ro khi mang thai với COVID-19

Mặc dù tổng số ca tử vong và bệnh nặng ở phụ nữ mang thai ít hơn nhiều so với nhóm nguy cơ cao như người cao tuổi, nhưng một số nghiên cứu so sánh kết quả mang thai có và không có COVID-19 đã cho thấy cần quan tâm nghiêm túc về những rủi ro.

Trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ bị các biến chứng nặng hoặc tử vong cao hơn khi mẹ nhiễm COVID-19 (Ảnh: Internet).
Trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ bị các biến chứng nặng hoặc tử vong cao hơn khi mẹ nhiễm COVID-19 (Ảnh: Internet).

Một nghiên cứu được công bố vào tháng 01/2021 trên tạp chí JAMA Internal Medicine đã khảo sát 406.446 phụ nữ sinh con tại các bệnh viện tại Mỹ từ ngày 01/4 đến ngày 23/11/2020, trong đó có 6.380 bà mẹ mắc COVID-19. Kết quả cho thấy tỷ lệ tử vong ở phụ nữ mang thai có COVID-19 là 141/100.000, so với 5/100.000 ở những người không bị nhiễm. COVID-19 cũng có liên quan đến tăng tỷ lệ đau tim, xuất hiện cục máu đông ở tĩnh mạch chân có thể gây tử vong và huyết áp cao nguy hiểm trong thai kỳ được gọi là tiền sản giật.

Một nghiên cứu khác được công bố vào tháng 7/2021 trên Tạp chí Bệnh Truyền nhiễm Lâm sàng, đã tổng hợp 489.471 ca sinh từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2020, trong đó có 6.550 bà mẹ được chẩn đoán COVID-19. Phụ nữ mắc COVID-19 có nguy cơ bị suy hô hấp cấp tính cao gấp 34 lần, khả năng phải thở máy cao gấp 13 lần và nguy cơ tử vong cao gấp 17 lần. Nhiễm COVID-19 cũng có liên quan đến các biến cố về tim như đau tim hoặc đột quỵ cao hơn gấp đôi, và tăng 20% ​​nguy cơ sinh non.

Một nghiên cứu được công bố vào tháng 01/2021 trên tạp chí JAMA Pediatrics đã khảo sát 706 phụ nữ mang thai nhiễm COVID-19 và 1.424 phụ nữ không bị nhiễm. Kết quả: COVID-19 có liên quan đến nguy cơ tiền sản giật cao hơn 76%, nguy cơ nhập viện ICU cao gấp 5 lần và nguy cơ tử vong mẹ gấp 22 lần. Trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ bị các biến chứng nặng hoặc tử vong cao gấp hai lần khi mẹ bị nhiễm COVID-19.

Polen nói: “Tiêm vắc-xin COVID-19 có thể ngăn ngừa bệnh nặng, tử vong và các biến chứng thai kỳ liên quan đến COVID-19.”

Tiêm vắc xin COVID-19 có lợi cho phụ nữ mang thai (Ảnh: Internet).
Tiêm vắc xin COVID-19 có lợi cho phụ nữ mang thai (Ảnh: Internet).

Bất đắc dĩ mới phải tiêm vắc xin?

Mariell Jessup, giám đốc khoa học và y tế tại Hiệp hội Tim mạch Mỹ và là giáo sư danh dự về y khoa tại Đại học Pennsylvania ở Philadelphia cho biết có rất nhiều thứ phụ nữ được khuyên nên tránh khi mang thai – từ cá ngừ, pho mát đến thuốc nhuộm tóc – nên cũng dễ hiểu khi phụ nữ mang thai sẽ cực kỳ thận trọng về vắc-xin COVID-19.

Jessup nói: “Trong trường hợp không có bằng chứng, những phụ nữ đang mang thai sẽ buộc phải miễn cưỡng tiêm vắc xin.

Trong giai đoạn đầu của đại dịch, có rất ít thông tin về tính an toàn hoặc hiệu quả của việc tiêm ngừa COVID-19 trong thời kỳ mang thai. Đó là bởi vì những người mang thai không được đưa vào các thử nghiệm lâm sàng đối với vắc-xin.

Tuy nhiên sau đó hàng trăm nghìn phụ nữ mang thai đã được tiêm phòng. Polen nói rằng những trường hợp thực tế này cho thấy rõ ràng lợi ích của việc tiêm chủng và nguy cơ nhiễm COVID-19 ở những phụ nữ chưa được tiêm chủng.

Phụ nữ mang thai được khuyến cáo nên tiêm vắc xin (Ảnh: Internet).
Phụ nữ mang thai được khuyến cáo nên tiêm vắc xin (Ảnh: Internet).

Báo cáo mới của CDC nêu bật bằng chứng rõ ràng về tác hại liên quan đến COVID-19 và lưu ý rằng cho đến nay không có bằng chứng nào cho thấy tiêm chủng có nguy cơ gây hại đối với phụ nữ mang thai hoặc thai nhi.

Polen nói: “Bằng chứng tích lũy đã cho thấy vắc xin COVID-19 an toàn cho những người đang mang thai. Do nguy cơ mắc bệnh nặng do COVID-19 trong thời kỳ mang thai tăng lên, CDC đặc biệt khuyến cáo những người đang cố gắng mang thai nên tiêm một trong các loại vắc xin COVID-19 được ủy quyền hoặc phê duyệt càng sớm càng tốt.

Nhớ theo dõi BlogAnChoi để cập nhật tin tức về COVID-19 nhé!

Mời bạn xem thêm tin về sức khoẻ:

Xem thêm

Bị nấc kéo dài là bệnh gì? Có phải là dấu hiệu nguy hiểm phải đi khám?

Có phải mỗi lần bạn bị nấc thường tự hết sau vài phút? Nhưng bạn có biết những trường hợp bị nấc kéo dài tới nhiều ngày, thậm chí lâu hơn nữa? Vậy nấc kéo dài có phải là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm gì không? Hãy cùng BlogAnChoi khám phá nhé!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận