Ký sinh trùng có thể đang lẩn trốn đâu đó trong cơ thể mà chúng ta chưa phát hiện ra. Khi chúng lộ rõ dần thì lúc đó cơ thể đã ở trong tình trạng báo động. Nhiều trường hợp bị lở loét da thịt như đang bước ra từ một bộ phim kinh dị. Vậy, làm cách nào để sớm phát hiện và loại bỏ chúng? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.

1. Ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể người qua những con đường nào?

Các nhà khoa học đã phát hiện đa số các loài ký sinh trùng thường xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa hoặc qua da của chúng ta. Do vậy nếu sống ở khu vực môi trường ô nhiễm, ẩm mốc, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh và những người có hệ miễn dịch yếu sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm ký sinh trùng.

Có rất nhiều loài ký sinh trùng sống bám trên cơ thể người (Ảnh: Internet).
Có rất nhiều loài ký sinh trùng sống bám trên cơ thể người (Ảnh: Internet).

Nhiễm ký sinh trùng qua đường tiêu hóa

Dưới đây là một số loại ký sinh trùng phổ biến thường xâm nhập vào cơ thể người thông qua thức ăn, đồ uống:

  • Giun móc: từ nguồn nước ô nhiễm, rau và trái cây bị nhiễm bẩn xâm nhập vào cơ thể người và bám vào các cơ quan nội tạng của chúng ta để hút máu.
  • Giun đũa: trứng giun xâm nhập vào cơ thể người thông qua thực phẩm, thường ký sinh ở nội tạng, có chiều dài khoảng 15-35cm. Sau khi trứng nở, ấu trùng giun đi xuyên qua thành ruột để vào máu, có thể tới phổi, sau đó bị ho lên rồi lại bị nuốt vào hệ tiêu hóa lần nữa.
Giun đũa phát hiện trong cơ thể người (Nguồn: Internet).
Giun đũa phát hiện trong cơ thể người (Nguồn: Internet).
  • Sán dây: sau khoảng 3-4 tháng sán sẽ trưởng thành và có thể sống trong cơ thể người rất nhiều năm. Trứng sán bị thải ra ngoài theo phân, dính trên thực vật và bị gia súc như trâu bò ăn vào, hoặc lây trực tiếp trở lại cho con người.
  • Trùng hình cung: loài ký sinh trùng này có thể tồn tại trong thức ăn chưa được nấu chín hẳn hoặc trong cơ thể động vật nuôi trong nhà, sau đó lây nhiễm cho người và ký sinh trong hệ thần kinh trung ương.
  • Giardia: là loài nguyên sinh đơn bào có thể lây cho người từ nguồn nước uống nhiễm bẩn. Chúng ký sinh trong nội tạng và có thể gây bệnh Giardia.
Giardia phóng to (Nguồn: Internet).
Giardia phóng to (Nguồn: Internet).
  • Amip bệnh lỵ: tồn tại ở trong đất, nước và các môi trường ẩm ướt, có thể lây cho người thông qua rau củ quả nhiễm bẩn chưa được rửa sạch.

Nhiễm ký sinh trùng qua bề mặt da

  • Ghẻ: ghẻ lây qua tiếp xúc giữa người với người, chúng đẻ trứng trên da và gây phản ứng viêm đỏ, ngứa da.
  • Giun kim: xâm nhập cơ thể người thông qua vết thương, vết trầy xước ngoài da, hoặc thậm chí qua tay bẩn. Giun kim thường chui ra gần hậu môn của người để đẻ trứng, gây ngứa ngáy.
Giun kim thường bám quanh hậu môn người gây ngứa ngáy khó chịu (Nguồn: Internet).
Giun kim thường bám quanh hậu môn người gây ngứa ngáy khó chịu (Nguồn: Internet).
  • Sán máng: loài sán này tồn tại ở trong nước, khi cơ thể tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm, chúng sẽ bám vào da và gây ra các bệnh viêm da, phá hỏng da.
Sán máng thường được phát hiện ở các nguồn nước nhiễm bẩn (Nguồn: Internet).
Sán máng thường được phát hiện ở các nguồn nước nhiễm bẩn (Nguồn: Internet).
  • Ký sinh trùng từ muỗi: các loài ký sinh trùng sống bám ở cơ thể muỗi, khi muỗi chích người sẽ truyền vào cơ thể người. Sau đó ký sinh trùng di chuyển tới các hạch bạch huyết, đặc biệt là hạch ở đùi và phát triển ở đó, cần khoảng một năm mới trưởng thành.

2. Các triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm ký sinh trùng

Không dễ phát hiện ký sinh trùng. Một số loài thậm chí không thể thấy bằng mắt thường và chỉ khi triệu chứng đã rõ ràng thì mới nhận thấy và điều trị đúng hướng. Chúng có thể âm thầm tồn tại trong cơ thể người suốt thời gian dài, từ từ hủy hoại cơ thể chúng ta. Dưới đây là các triệu chứng có thể do nhiễm ký sinh trùng:

Mệt mỏi liên tục

Ký sinh trùng hút lấy chất dinh dưỡng của cơ thể khiến chúng ta cảm thấy bị kiệt sức, bơ phờ, nếu kéo dài thậm chí dẫn đến trầm cảm.

Vấn đề về tiêu hóa

Ký sinh trùng tấn công lớp niêm mạc của ruột, dẫn đến một loạt các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng thường xuyên.

Các vấn đề về da

Sự phát triển quá mức của ký sinh trùng trong cơ thể cũng ảnh hưởng đến da, khiến da bị khô, chàm, phát ban, nổi mề đay, và vết loét.

Ký sinh trùng phát hiện dưới bề mặt da người (Nguồn: Internet).
Ký sinh trùng phát hiện dưới bề mặt da người (Nguồn: Internet).

Sức khỏe tâm thần

Một số loài ký sinh trùng có thể sống trong não và ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, biểu hiện như tâm trạng thất thường, đau đầu, căng thẳng, giảm trí nhớ, kích động và lo lắng, trầm cảm, cáu kỉnh.

Giun được phát hiện sống trong não người (Nguồn: Internet).
Giun được phát hiện sống trong não người (Nguồn: Internet).

Rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ có thể do các vấn đề về thể chất hoặc cảm xúc ảnh hưởng trực tiếp đến melatonin (hormone tạo giấc ngủ). Bản thân sự hiện diện của ký sinh trùng cũng có thể khiến chúng ta bị rối loạn giấc ngủ, nghiến răng khi ngủ, chảy nước dãi khi ngủ.

Các vấn đề về cân nặng và thèm ăn

Sụt cân đột ngột trong thời gian ngắn có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, bao gồm cả ký sinh trùng. Chúng ăn các chất dinh dưỡng, làm cơ thể không hấp thu được dinh dưỡng cần thiết dẫn đến cảm giác thèm ăn không kiểm soát và do đó tăng cân hoặc ngược lại gây chán ăn và sụt cân.

Ảnh hưởng đến cơ và khớp

Sự hiện diện của ký sinh trùng có thể gây phản ứng viêm ở nhiều mô trong cơ thể, dẫn đến đau cơ, chuột rút, tê tay chân, đau khớp và viêm khớp.

Thiếu máu do thiếu sắt

Ký sinh trùng hút máu của cơ thể gây thiếu máu thiếu sắt.

Vấn đề sinh sản

Các vấn đề với cơ quan sinh sản cũng là triệu chứng khi bị nhiễm ký sinh trùng, bao gồm nhiễm trùng đường tiết niệu, u nang và u xơ, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, viêm tuyến tiền liệt là các triệu chứng phổ biến.

Các bằng chứng gần đây cũng cho thấy mối liên hệ giữa nhiễm ký sinh trùng Trichomonas vaginalis ở nam giới và ung thư tuyến tiền liệt sau này. Nữ giới nếu bị nhiễm Trichomonas lâu dài, ký sinh trùng có thể sống trong âm đạo gây ra các bệnh phụ khoa như ung thư cổ tử cung, bệnh viêm vùng chậu không điển hình, thậm chí vô sinh.

Viêm âm đạo do ký sinh trùng (Nguồn: Internet).
Viêm âm đạo do ký sinh trùng (Nguồn: Internet).

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất khi ký sinh trùng phát triển quá mức trong cơ thể. Chúng bám vào thành ruột gây viêm ruột, đau bụng, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa.

Sán sinh sôi trong ruột gây chướng bụng (Nguồn: Internet).
Sán sinh sôi trong ruột gây chướng bụng (Nguồn: Internet).

Ngoài ra nhiễm ký sinh trùng còn có thể gây các vấn đề khác như: chảy máu nướu răng, hôi miệng, các bệnh về đường hô hấp, dị ứng với một số thực phẩm…

3. Các phương pháp tự nhiên giúp loại bỏ ký sinh trùng khỏi cơ thể

Tác hại mà ký sinh trùng gây ra cho chúng ta thật khủng khiếp, chúng giống như những “kẻ thù vô hình” ngấm ngầm hủy hoại cơ thể người. Tuy nhiên có nhiều phương pháp để loại bỏ chúng khỏi cơ thể. Dưới dây là một số phương pháp tự nhiên dễ áp dụng:

Tỏi tươi – khắc tinh của ký sinh trùng

Tỏi được biết đến là một loại kháng sinh tự nhiên, tiêu diệt hơn 60 loại nấm và 20 loại vi khuẩn, thậm chí một số loại virus.

Băm nhỏ tỏi để phát huy tác dụng diệt khuẩn (Nguồn: Internet).
Băm nhỏ tỏi để phát huy tác dụng diệt khuẩn (Nguồn: Internet).

Chất allicin và ajoene có trong tỏi đã được nhiều nghiên cứu công nhận là có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm, chống ký sinh trùng và kháng virus, có hiệu quả với các loại ký sinh trùng khác nhau như giun móc, giun kim và các loài đơn bào. Để nhận được lợi ích từ tỏi, cần phải băm nhỏ hoặc sử dụng dưới dạng tinh dầu.

Lưu ý: không ăn tỏi trước khi phẫu thuật vì tác dụng chống đông máu của nó có thể gây xuất huyết. Tỏi cũng không được khuyên dùng cho phụ nữ đang cho con bú vì mùi vị của nó có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ.

Đinh hương – chất diệt khuẩn tự nhiên

Nụ hoa đinh hương có đặc tính diệt khuẩn nhờ hoạt chất Caryophyllene. Chất này cũng được tìm thấy trong hương thảo và hoa bia.

Đinh hương rất tốt để chống lại bệnh sốt rét, bệnh tả, ghẻ, bệnh lao, các loại ký sinh trùng và nấm, các loại liên cầu, tụ cầu và Shigella.

Nụ đinh hương có tác dụng diệt nấm hiệu quả (Nguồn: Internet).
Nụ đinh hương có tác dụng diệt nấm hiệu quả (Nguồn: Internet).

Lưu ý: không dùng đinh hương cho phụ nữ có thai và cho con bú hoặc trẻ em dưới 12 tuổi. Nó có thể gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa và buồn nôn nếu dùng với liều lượng lớn.

Gừng – sức mạnh diệt khuẩn từ y học cổ truyền

Củ gừng kích thích lưu thông máu và hỗ trợ tiêu hóa, cũng có lợi trong việc điều trị chứng buồn nôn và đầy hơi. Tinh chất từ gừng giúp cải thiện sản xuất axit dạ dày, từ đó tiêu diệt ký sinh trùng và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Gừng tươi có tác dụng tốt nhất, còn gừng dạng bột có thể giúp giải quyết các vấn đề về tiêu hóa.

Sử dụng gừng thường xuyên giúp cải thiện tiêu hóa và tiêu diệt ký sinh trùng trong cơ thể (Nguồn: Internet).
Sử dụng gừng thường xuyên giúp cải thiện tiêu hóa và tiêu diệt ký sinh trùng trong cơ thể (Nguồn: Internet).

Một số nghiên cứu đã xác nhận hiệu quả của gừng chống lại ký sinh trùng. Chiết xuất ethanol từ gừng giúp tiêu diệt T. vaginalis – loại ký sinh trùng gây ra các bệnh đường sinh dục.

Hạt bí ngô – “thuốc tẩy giun” tự nhiên

Theo các nghiên cứu, chất cucurbitacin trong hạt bí ngô có đặc tính chống ký sinh trùng hiệu quả, làm tê liệt những con giun để chúng không bám được vào thành ruột. Trên thực tế, loại hạt này được sử dụng phổ biến hiện nay trong y học cổ truyền Trung Quốc để điều trị bệnh sán dây.

Hạt bí ngô có tác dụng tẩy sán hiệu quả (Nguồn: Internet).
Hạt bí ngô có tác dụng tẩy sán hiệu quả (Nguồn: Internet).

Cách sử dụng: ăn trực tiếp một nắm hạt bí ngô đã bóc vỏ, hoặc xay nửa cốc hạt bí ngô và dùng như topping cho các món salad hoặc sinh tố.

Lợi khuẩn probiotics – đội quân tiêu diệt ký sinh trùng

Ngoài việc loại bỏ ký sinh trùng bằng cách sử dụng các loại thảo mộc tự nhiên, chúng ta nên ăn các chế phẩm sinh học như kefir hay sữa chua không đường để tăng cường lợi khuẩn cho cơ thể, giúp chống lại ký sinh trùng.

Kefir tạo nên hệ vi khuẩn có lợi cho đường ruột giúp chống lại ký sinh trùng gây bệnh (Nguồn: Internet).
Kefir tạo nên hệ vi khuẩn có lợi cho đường ruột giúp chống lại ký sinh trùng gây bệnh (Nguồn: Internet).

Nghệ – gia vị thần kỳ giúp “xóa sổ” ký sinh trùng

Hợp chất curcumin trong nghệ đã được chứng minh là có tác dụng chống ung thư, chống viêm và chống ký sinh trùng. Curcumin gây chia tách các cặp giun trưởng thành, làm hư trứng, giảm khả năng đẻ trứng và sức sống của ký sinh trùng.

Củ nghệ có tác dụng chống ký sinh trùng (Ảnh: Internet).
Củ nghệ có tác dụng chống ký sinh trùng (Ảnh: Internet).

Để tăng hiệu quả, có thể trộn nghệ với một chút mật ong nguyên chất hữu cơ theo tỷ lệ 1 thìa bột nghệ – 100gr mật ong. Tuy nhiên nên tránh dùng bài thuốc này nếu đang mắc bệnh về túi mật vì nghệ có thể gây co thắt túi mật.

Không nên dùng nghệ cho người mang thai, bị loét dạ dày hoặc đang điều trị bằng thuốc cho một số bệnh về máu vì nghệ có chứa chất chống đông máu tự nhiên, có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.

Ớt cayenne – “vũ khí” diệt ký sinh trùng thần tốc

Loại ớt này có đặc tính chống nấm mạnh, có thể nhanh chóng tiêu diệt nấm mốc và ký sinh trùng, đồng thời tăng cường sức khỏe và lưu thông máu. Ớt cayenne kết hợp với gừng và hạt bí ngô nảy mầm là một công thức thần kỳ chống lại ký sinh trùng đường ruột.

Cảnh báo: chất capsaicin trong ớt cayenne có thể gây biến chứng chảy máu ở những người đang dùng thuốc chống đông máu. Phụ nữ có thai và đang cho con bú và người bị bệnh trĩ nên hạn chế ăn ớt cayenne bởi đặc tính kích thích rất mạnh của nó.

Các loại thực phẩm khác

Ký sinh trùng rất thích đường, vì vậy chúng ta nên loại bỏ đường và thực phẩm chế biến sẵn khỏi chế độ ăn của mình. Ngoài ra chúng cũng rất ghét bắp cải sống, lô hội, dầu dừa, quả dứa, hạt lựu và đu đủ, do đó nên bổ sung các loại thực phẩm này. Ăn nhiều chất xơ cũng giúp cơ thể loại bỏ ký sinh trùng, đặc biệt là giun.

Các loại thực phẩm có tác dụng diệt ký sinh trùng hiệu quả (Nguồn: Internet).
Các loại thực phẩm có tác dụng diệt ký sinh trùng hiệu quả (Nguồn: Internet).

Cấn lưu ý rằng: dù lựa chọn điều trị bằng loại thảo dược hay phương thuốc nào cũng phải kết hợp với duy trì giấc ngủ ngon, các hoạt động thư giãn và tăng cường thể lực. Phải đi khám bác sỹ nếu có dấu hiệu đang bị nhiễm ký sinh trùng để được thực hiện các xét nghiệm cần thiết xác định đúng tác nhân và điều trị kịp thời.

Một vài bài viết hữu ích liên quan bạn có thể tham khảo:

Hy vọng bài viết cung cấp các thông tin hữu ích liên quan các bệnh lý do nhiễm ký sinh trùng. Đừng quên theo dõi chuyên mục Sức khỏe của BlogAnChoi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích mới bạn nhé!

Xem thêm

Khàn tiếng là biểu hiện bệnh gì? Có phải lúc nào cũng nhẹ và tự hết?

Bạn đã bao giờ bị khàn tiếng và chỉ cần nghỉ ngơi một vài ngày là tự hết? Nhưng bạn có biết rằng khàn tiếng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm cần được điều trị kịp thời? Hãy cùng khám phá xem nhé!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận