Do nhiều nguyên nhân, số ca mắc viêm loét dạ dày tá tràng ngày càng tăng. Bệnh này gây nhiều đau đớn cho người không may mắc phải. Vậy viêm loét dạ dày tá tràng uống thuốc gì? Cùng BlogAnChoi tìm câu trả lời nhé!

Trước khi đến với các loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, chúng ta cùng xem nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này là gì nhé?

Nguyên nhân viêm loét dạ dày tá tràng là gì?

Viêm loét dạ dày có thể coi là một căn bệnh của xã hội hiện đại bởi bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở những người phải chịu sự căng thẳng thần kinh, có thói quen sinh hoạt bất thường, và số lượng ngày càng tăng ở những nước đang phát triển.

Mặc dù có rất nhiều nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng nhưng thực tế lâm sàng cho thấy có 3 nguyên nhân chính. Trong đó, gặp thường xuyên nhất đó là viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP).

Đây được đánh giá là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới căn bệnh này, tỉ lệ nhiễm vi khuẩn HP của người Việt Nam rơi vào khoảng 70%, 1-2% trong số đó sẽ tiến triển thành bệnh viêm loét dạ dày.

vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu được tìm thấy gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng (Nguồn: Internet).

Nguyên nhân thứ hai là do sử dụng nhiều các loại thuốc giảm đau, kháng viêm. Đây đều là những thuốc thông dụng và được dùng kết hợp chữa trị rất nhiều bệnh. Đặc điểm viêm do nguyên nhân này là viêm nhiều ổ và có biểu hiện cấp tính.

Cuối cùng, đó là loét do stress. Trường hợp này gặp chủ yếu khi đối tượng đã có một căn bệnh cấp cứu từ trước như thở máy, chấn thương sọ não, suy gan, viêm tụy,… Loét dạ dày tá tràng sẽ làm nặng thêm bệnh chính khiến việc điều trị khó khăn hơn.

Viêm loét dạ dày tá tràng uống thuốc gì?

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, người ta sẽ sử dụng các loại thuốc khác nhau để điều trị phù hợp với từng đối tượng. Thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng được chia thành 4 nhóm chính.

1. Tiêu diệt vi khuẩn HP bằng kháng sinh

Sau khi xét nghiệm vi khuẩn, nếu phát hiện dương tính với vi khuẩn HP, người bệnh cần dùng thuốc theo phác đồ để tiêu diệt nó. Nguyên tắc khi sử dụng kháng sinh là phải phối hợp ít nhất hai loại kháng sinh với một loại thuốc giúp giảm tiết dịch dạ dày. Kháng sinh cần là thuốc đường uống, không dùng thuốc đường tiêm.

thuốc
Nếu xét nghiệm thấy vi khuẩn HP, cần sử dụng đơn thuốc có kết hợp kháng sinh để điều trị (Nguồn: Internet).

Hiện nay, phác đồ dùng 3 thuốc trong một tuần là phương pháp được sử dụng nhiều nhất, chi phí hợp lý, đạt hiệu quả cao. Đơn sẽ gồm 1 thuốc ức chế bơm proton (PPI), 2 thuốc kháng sinh là amoxicilin và clarithromycin hoặc metronidazol, cũng có thể dùng kháng sinh metronidazol với clarithromycin. Hiệu quả của phác đồ này là 85%.

2. Thuốc kháng acid điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

PH dạ dày bình thường khoảng 1-2, mục đích khi sử dụng các loại thuốc kháng acid là đưa con số này lên gần 4, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái tạo niêm mạc dạ dày.

Thuốc kháng acid thường dùng nhất là những chế phẩm chứa nhôm và magnesi, chúng ít hấp thu vào máu nên không gây tác dụng toàn thân. Tuy nhiên có thể gặp các tác dụng không mong muốn như táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, cứng bụng,…

loét dạ dày
Nhóm thuốc tuân theo cơ chế kháng acid để điều trị viêm loét dạ dày không điều trị được tận gốc bệnh (Nguồn: Internet).

Một số loại thuốc kháng acid thường gặp như Maalox, Phossphalugel, Gasterine, Polisilane gel, Barudon,… Những thuốc này có tác dụng nhanh nhưng ngắn, chỉ là thuốc cắt cơn đau tức thời, điều trị triệu chứng phát sinh, không có mục đích điều trị tận gốc. Khi dùng thuốc chú ý uống cách xa loại thuốc khác ít nhất 2 giờ, dùng sau ăn 1-3 giờ, 3-4 lần/ngày.

3. Thuốc giảm tiết dịch vị dạ dày

Nhóm thuốc này gồm hai loại chính là thuốc kháng Histamin H2 và thuốc ức chế bơm proton. Đối với thuốc kháng Histamin H2, hiểu đơn giản là trên tế bào niêm mạc dạ dày có một vị trí để histamin gắn vào và từ đó kích thích dạ dày tiết dịch acid.

Khi dùng thuốc, vị trí này bị thuốc tranh chấp nên việc tiết acid của dạ dày bị hạn chế. Một vài loại thuốc thông dụng như Cimetidin, Ranitidin, Famotidin và Nizatidin. Thuốc có tác dụng trong thời gian ngắn.

dạ dày
Những thuốc thuộc nhóm ức chế tiết dịch vị dạ dày được sử dụng rất nhiều trong thực tế (Nguồn: Internet).

Nhóm thứ hai là thuốc ức chế bơm proton. Các loại thuốc phổ biến trên thị trường như Omeprazol, Lansoprazol, Pantoprazol hay Rabeprazol. Thời gian bán thải của thuốc là 24h (cao gấp đôi so với loại thuốc kháng Histamin H2) nên có thể chỉ cần dùng một liều/ngày.

Khi dùng những loại thuốc này, nồng độ acid dạ dày giảm nên PH sẽ tăng, từ đó làm giảm hấp thu một số chất như penicilin V, ketoconazol, itraconazol, các muối sắt,… vì thế nếu đang sử dụng các loại thuốc khác cùng thời điểm, người dùng cần chú ý về đặc tính tương tác của hai loại thuốc với nhau để tránh các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.

4. Thuốc tạo màng bọc bao phủ niêm mạc khi bị viêm loét dạ dày

Cơ chế tác dụng của nhóm thuốc này đó là tạo một lớp màng bảo vệ bao phủ ổ loét, bảo vệ vết loét và niêm mạc dạ dày khỏi những tác nhân tấn công như acid dịch vị, acid mật, pepsin. Ngoài ra chúng còn có tác dụng hấp thụ độc chất và hơi trong dạ dày. Một vài loại thuốc hay dùng như Gastropulgite, Smecta, Bismuth subcitrat, Sucralfat, Misoprostol,…

Một số bài viết sẽ cung cấp thông tin cần thiết cho sức khỏe của bạn:

Với bài viết trên đây, BlogAnChoi hi vọng đã phần nào giải đáp được thắc mắc “viêm loét dạ dày tá tràng uống thuốc gì?” của độc giả. Tuy nhiên, tất cả các loại thuốc đều có tác dụng phụ, đặc biệt khi kết hợp với thuốc khác sẽ không tránh khỏi trường hợp ức chế lẫn nhau, vì thế tránh tự ý dùng thuốc, hãy tới cơ sở y tế để được tư vấn tốt nhất bạn nhé!

Đừng quên tiếp tục theo dõi chuyên mục Sức khỏe của BlogAnChoi để cập nhật nhiều tin tức mới và hữu ích nhé!

Xem thêm

Đau bụng là dấu hiệu của những căn bệnh nào?

Đau bụng là có thể dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh nghiêm trọng nhưng lại thường bị xem nhẹ. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu cơn đau bụng báo hiệu bệnh gì nhé!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận