Kinh nguyệt không đều là khái niệm để chỉ những biểu hiện bất thường về chu kì kinh nguyệt của phụ nữ. Dấu hiệu này có thể chính là cảnh báo cho nhiều bệnh lý nghiêm trọng không thể lường trước. Cùng BlogAnChoi tìm hiểu nhé!

Trước khi tìm hiểu những bệnh lý đằng sau dấu hiệu kinh nguyệt không đều, chúng ta cần hiểu rõ được kinh nguyệt không đều hay rối loạn kinh nguyệt biểu hiện cụ thể như thế nào.

Kinh nguyệt không đều là gì?

Kinh nguyệt được hiểu là tình trạng chảy máu từ âm đạo theo chu kì hàng tháng ở phụ nữ. Hiện tượng này thường xảy ra trong độ tuổi từ 18 đến 51.

Khi bắt đầu tuổi dậy thì ở các bạn gái, ngoài sự thay đổi về mặt tâm sinh lý, cơ thể còn có những biến đổi về chuyển hóa, điển hình là sự tăng giảm tiết các loại hormone. Và cụ thể ở đây, sự giảm đột ngột hormone progesteron estrogen gây nên hiện tượng kinh nguyệt.

 

tính ngày kinh nguyệt
Chị em phụ nữ nên theo dõi chu kì kinh của mình cẩn thận để có thể phát hiện sớm nếu có bất thường (Nguồn: Internet).

Một chu kì kinh nguyệt bình thường sẽ cách nhau từ 24-35 ngày, hay gặp nhất là 28 ngày. Thời gian kéo dài của mỗi chu kì kinh là 5 ngày, tùy vào cơ địa có thể khác nhau và kéo dài trong khoảng từ 3-7 ngày.

Thế nhưng do nhiều nguyên nhân, nhiều chị em phụ nữ gặp hiện tượng kinh nguyệt không đều. Hiểu đơn giản đó là sự bất thường về khoảng cách giữa các chu kì kinh hàng tháng hoặc thời gian chảy máu qua mỗi chu kì quá dài hoặc quá ngắn.

Một số hiện tượng kinh nguyệt không đều chị em hay gặp đó là:

  • Kinh mau: Khoảng cách giữa hai chu kì kinh nguyệt liên tiếp ít hơn 22 ngày.
  • Kinh thưa: Khoảng cách giữa hai chu kì kinh nguyệt liên tiếp nhiều hơn 35 ngày.
  • Kinh ngắn: Mỗi kì kinh nguyệt kéo dài ít hơn 2 ngày.
  • Rong kinh: Mỗi kì kinh nguyệt kéo dài nhiều hơn 7 ngày.
  • Vô kinh: Không thấy kinh nguyệt trong khoảng thời gian hơn 6 tháng liên tiếp.

Kinh nguyệt không đều cảnh báo bệnh gì?

1. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Đây là tình trạng mà trong buồng trứng có một số túi nhỏ đầy chất lỏng được gọi là u nang phát triển. Phụ nữ bị bệnh buồng trứng đa nang có lượng hormone sinh dục nam, androgen, hoặc testosteron cao bất thường.

Một phụ nữ mang bệnh PCOS không rụng trứng, từ đó sẽ dẫn đến hiện tượng không có hành kinh mỗi tháng. Các triệu chứng đi kèm bao gồm béo phì, mụn trứng cá và sự mọc lông quá phát ở nhiều vị trí.

bệnh buồng trứng đa nang
Hình ảnh mô tả sự bất thường của buồng trứng ở hội chứng PCOS (Nguồn: Internet).

Theo Văn phòng Sức khỏe Phụ nữ tại Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, PCOS ảnh hưởng đến khoảng 10 đến 20% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Bệnh có thể xuất hiện từ sớm và được phát hiện ở trẻ em 11 tuổi trở lên.

Hội chứng buồng trứng đa nang có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn, nếu phụ nữ đang có thai có thể dẫn tới sẩy thai, và đi kèm là các bệnh về tim mạch, tiểu đường.

bệnh PCOS
Mọc lông quá phát ở người mắc hội chứng buồng trứng đa nang (Nguồn: Internet).

2. Ung thư cổ tử cung hoặc ung thư tử cung

Kinh nguyệt không đều cũng là dấu hiệu cảnh báo của bệnh ung thư cổ tử cung hay tử cung.

Các triệu chứng thường thấy đối với căn bệnh này đó là sự chảy máu bất thường của âm đạo, nhiều khi chảy máu khi không trong chu kì kinh hoặc xảy ra với người đã mãn kinh, kì kinh kéo dài bất thường, dịch tiết âm đạo có màu vàng hoặc lẫn máu,… Đây là những dấu hiệu cảnh báo hay gặp nhưng rất nhiều chị em phụ nữ không chú ý.

Tìm hiểu thêm về 7 nguyên nhân ung thư cổ tử cung gây chết người tại đây.

3. Rối loạn tuyến giáp

Rối loạn tuyến giáp có thể gây ra sự bất thường của chu kì kinh nguyệt. Nguyên nhân được giải thích bởi tuyến giáp là một tuyến tiết hormon quan trọng điều hòa nội tiết của cơ thể.

4. Bệnh viêm vùng chậu (PID)

Đây là một bệnh nhiễm trùng của hệ thống sinh sản nữ. Đối với chị em, biến chứng này thường gặp nhất của các bệnh lây truyền qua đường tình dục trừ AIDS.

viêm vùng chậu
Nếu phát hiện sớm bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên nếu để thời gian kéo dài sẽ gây biến chứng nghiêm trọng (Nguồn: Internet).

Nếu phát hiện sớm ta sẽ áp dụng phương pháp điều trị bằng thuốc kháng sinh, nhưng nếu để kéo dài, bệnh sẽ lây lan và có thể làm hỏng ống dẫn trứng, tử cung, từ đó gây cảm giác đau mạn tính vùng chậu. Có nhiều triệu chứng biểu hiện của bệnh như sự bất thường về kinh nguyệt và chảy máu âm đạo sau quan hệ tình dục.

5. Endometriosis

Endometriosis là một loại bệnh lý mà trong đó các tế bào ở bên trong tử cung, được gọi là tế bào nội mạc tử cung, phát triển bên ngoài nó. Nói cách khác, lớp lót bên trong tử cung được tìm thấy bên ngoài tử cung.

Các tế bào nội mạc tử cung là những tế bào rụng mỗi tháng trong thời kỳ kinh nguyệt, vì vậy bệnh endometriosis (hay còn gọi là lạc nội mạc tử cung) rất có thể ảnh hưởng đến phụ nữ trong những năm sinh đẻ.

endometrosis
Các tế bào nội mạc tử cung phát triển lạc chỗ đã gây nên bệnh andometrosis (Nguồn: Internet).

Sự tăng trưởng tế bào nội mạc tử cung lạc chỗ không phải là ung thư. Người bệnh thông thường không có triệu chứng trên lâm sàng, nhưng bệnh gây đau đớn và nhiều khi dẫn đến các biến chứng khác. Trong thời kì kinh nguyệt, nếu máu bị kẹt ở các mô, nó có thể làm hỏng mô, gây đau dữ dội, kinh nguyệt không đều hoặc vô sinh.

Một số bài viết sẽ mang lại thông tin hữu ích với sức khỏe của bạn:

Vậy là BlogAnChoi đã giới thiệu với các bạn những bệnh cần chú ý khi thấy có dấu hiệu kinh nguyệt không đều. Hi vọng bài viết trên đây sẽ giúp phần nào giúp quý độc giả có thể phát hiện sớm để điều trị những căn bệnh nguy hiểm này. Hãy theo dõi chuyên mục Sức khỏe của BlogAnChoi để có thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!

Xem thêm

8 điều lầm tưởng về tăng cholesterol máu - Đâu chỉ người mập và lớn tuổi mới cần chú ý!

Có phải cholesterol lúc nào cũng là xấu? Hay chỉ những người thừa cân và lớn tuổi mới bị mỡ máu cao? Hãy cùng BlogAnChoi khám phá những sự thật không phải ai cũng biết về tăng cholesterol máu nhé!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận