Những tác phẩm trong SGK ngữ văn luôn làm cho chúng ta hoài niệm về quá khứ, lịch sử và ước mơ về một tương lai tươi sáng. Cho đến bây giờ, khi trải qua lớp bụi thời gian nhưng những tác phẩm này vẫn còn nguyên giá trị và mang lại nhiều bài học quý báu cho người đọc. Hôm nay, BlogAnChoi mời bạn đọc cùng khám phá những trích dẫn hay nhất trong sách giáo khoa ngữ văn Việt Nam, cùng bắt đầu nhé!
Bạn nhớ được bao nhiêu tác phẩm trong các SGK ngữ văn, cụ thể là các đoạn trích mà bạn cho rằng nó hay?
Khi đi học, bạn thường cảm thấy môn văn thật nhàm chán và khó hiểu, nhưng các bạn phải biết rằng những tác phẩm đưa vào sách giáo khoa đều được chọn lọc kỹ càng, là những đứa con tinh thần tâm huyết nhất của mỗi nhà văn, là kết tinh của kiến thức, kinh nghiệm, tài năng và cảm xúc của họ. Hãy cùng nhau quay ngược thời gian trở về thời cắp sách đến trường thông qua những câu trích dẫn hay và ý nghĩa có thể khiến bạn chợt nhớ ra rằng “À, thì ra mình đã bỏ lỡ một điều gì đó”.
Mỗi tác phẩm đưa vào SGK ngữ văn đều đã được chọn lọc kỹ càng. (Ảnh: Internet)
BlogAnChoi rất vui khi được đồng hành cùng bạn viết nên những bài viết đầy cảm hứng về việc đọc sách. Dưới đây là một số trích dẫn hay nhất mà chúng tôi tổng hợp từ sách giáo khoa ngữ văn. Sau khi đọc, hãy nhớ để lại trích dẫn yêu thích của bạn trong phần bình luận bên dưới và cho chúng tôi biết nhé!
Những trích dẫn hay trong SGK ngữ văn
- “Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng” (Đi đường – Hồ Chí Minh)
- “Sự đời là thế, cái gì bàn càng lắm thì càng nát, càng xa rời chân lí.” (Sổ đỏ – Vũ Trọng Phụng)
- “Buồn rầu nói chẳng nên lời
Hoa đèn kia với bóng người khá thương” (Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn)
- “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ.” (Hai đứa trẻ – Thạch Lam)
“Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?” (Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử)
- “Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỷ che lấp mất.” (Lão Hạc – Nam Cao)
“Tôi yêu em âm thần không hy vọng
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen” (Tôi yêu em – Puskin)
- “Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngát một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?” (Sau phút chia li – Đoàn Thị Điểm)
- “Đã gọi là hy vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất, kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.” (Cố hương – Lỗ Tấn)
“Chao ôi! Ðối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ối… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương…” (Lão Hạc – Nam Cao)
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim” (Từ ấy – Tố Hữu)
- “Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại” (Vội vàng – Xuân Diệu)
- “Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không?” (Chí Phèo – Nam Cao)“
Hy vọng những trích dẫn được chúng tôi tổng hợp có thể giúp bạn chữa lành tâm hồn và thêm yêu quý nền văn học Việt Nam cũng như là thế giới.