Tiểu đường thai kỳ là một dạng bệnh tiểu đường có thể xảy ra trong thai kỳ. Bệnh tiểu đường trong thai kỳ không phải lúc nào cũng có thể phòng ngừa được nhưng phụ nữ mang thai có thể tham khảo một vài lưu ý để giảm nguy cơ mắc bệnh. Bài viết của BlogAnChoi sau đây sẽ cung cấp một vài thông tin cho các mẹ đang trong giai đoạn mang thai có thể hạn chế bệnh tiểu đường thai kỳ.

Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cả thai phụ và thai nhi. Các hậu quả có thể xảy ra bao gồm:

  • Tăng huyết áp với phụ nữ mang thai
  • Nguy cơ tiền sản giật cao hơn
  • Tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường type 2 ở phụ nữ
  • Trọng lượng của em bé sơ sinh cao hơn bình thường
  • Nguy cơ sinh non
  • Em bé có lượng đường trong máu thấp khi sinh

Mặc dù bệnh tiểu đường thai kỳ không phải lúc nào cũng có thể tránh được nhưng phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai có thể thực hiện một số bước để giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.

Các bước giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ

Duy trì cân nặng hợp lý trong thời kỳ mang thai

Người phụ nữ muốn thụ thai nên lựa chọn lối sống có thể giúp bản thân đạt được và duy trì cân nặng hợp lý trước khi mang thai. Những người muốn giảm cân có thể thực hiện các bước để sửa đổi chế độ ăn uống, chẳng hạn như:

  • Tránh thực phẩm đóng gói và đồ ăn vặt không lành mạnh
  • Thay thế kẹo bằng trái cây
  • Ăn nhiều protein nạc: cá, đậu phụ,… để no lâu hơn
  • Tăng lượng chất xơ bằng cách ăn nhiều rau và ngũ cốc nguyên hạt
  • Thay thế nước trái cây, cà phê có nhiều sữa và nước ngọt bằng trà thảo mộc, cà phê đen hoặc nước có ga với chanh

Tập thể dục

Tập thể dục giúp hạn chế bệnh tiểu đường thai kỳ (Nguồn: Internet)
Tập thể dục giúp hạn chế bệnh tiểu đường thai kỳ (Nguồn: Internet)

Tập thể dục là một phần quan trọng để duy trì cân nặng hợp lý. Cả trước và trong khi mang thai, tập thể dục có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ. Tập thể dục giúp cơ thể nhạy cảm hơn với insulin mà tuyến tụy tạo ra, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu.

Bạn nên bắt đầu vận động trước khi mang thai. Đối với bất kỳ ai có lối sống ít vận động, có thể bắt đầu với những hoạt động đơn giản nhưng hữu ích bao gồm:

  • Đi bộ hoặc đạp xe đi làm
  • Đỗ xe xa điểm đến hơn và đi bộ trên quãng đường còn lại
  • Đi cầu thang
  • Thực hiện các hoạt động giải trí tích cực, chẳng hạn như đi bộ đường dài, làm vườn hoặc chơi đùa ngoài trời
  • Thử tập yoga, lý tưởng nhất là một lớp học dành riêng cho phụ nữ mang thai hoặc người mới bắt đầu
  • Bơi lội cũng là một lựa chọn phù hợp cho những người hạn chế về mặt vận động
  • Tham gia một câu lạc bộ tập chạy để duy trì động lực

Bất kỳ ai muốn ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ nên cố gắng tập thể dục cường độ trung bình khoảng 30 phút vào 4–5 ngày trong tuần. Tập thể dục cường độ vừa phải sẽ khiến cơ thể đổ mồ hôi.

Các bài tập tốt cho tim mạch bao gồm đạp xe tại chỗ, đi bộ, bơi lội và sử dụng máy tập hình elip. Tuy nhiên phụ nữ mang thai nên nói chuyện với bác sĩ về chế độ tập thể dục và thảo luận xem chế độ nào là an toàn ở mỗi giai đoạn của thai kỳ.

Chế độ ăn uống điều độ khi mang thai

Trong thời kỳ mang thai, ốm nghén, thèm ăn và chán ăn có thể khiến bạn khó ăn, kể cả chế độ ăn giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên ăn uống đầy đủ là điều kiện giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ và đảm bảo mức tăng cân hợp lý trong mỗi tam cá nguyệt.

Chế độ ăn uống lành mạnh khi mang thai (Nguồn: Internet)
Chế độ ăn uống lành mạnh khi mang thai (Nguồn: Internet)

Các lựa chọn thực phẩm lành mạnh bao gồm:

  • Protein nạc như đậu, cá, đậu phụ, thịt gia cầm trắng,…
  • Chất béo lành mạnh từ các loại hạt, dầu ô liu, dầu dừa và các nguồn chất béo thực vật khác
  • Ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, bột yến mạch, mì và bánh mì nguyên cám,…
  • Các sản phẩm từ sữa ít béo, chẳng hạn như sữa chua
  • Rau củ quả ít tinh bột: các loại củ như cà rốt, su su, cà tím,… rau xanh như rau dền, rau muống, bông cải xanh,…

Thực phẩm nên tránh: Thực phẩm chế biến sẵn như đồ uống có đường, bao gồm đồ uống cà phê mua tại cửa hàng, nước tăng lực, nước trái cây và nước ngọt.

Khám thai định kỳ đầy đủ

Thai phụ nên đi khám bác sĩ thường xuyên khi mang thai để được chăm sóc định kỳ. Trong những lần thăm khám này, bác sĩ sẽ hỏi về thai kỳ và bất kỳ triệu chứng mới nào, khám phụ khoa và siêu âm để xem thai nhi đang phát triển. Bác sĩ có thể nhận ra một số dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường thai kỳ và đề xuất các giải pháp giúp ngăn ngừa.

Trong khoảng thời gian từ 24 đến 28 tuần, thai phụ sẽ được kiểm tra tiểu đường thai kỳ. Nếu kết quả dương tính, bác sĩ sẽ tư vấn cách ngăn ngừa các biến chứng sau này.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường thai kỳ

Có một số yếu tố chính làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ bao gồm:

  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Từng bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước
  • Có một thành viên gần gũi trong gia đình mắc bệnh tiểu đường type 2
  • Là người Mỹ gốc Phi, người Mỹ da đỏ, thổ dân Alaska, gốc Tây Ban Nha hoặc cư dân trên đảo Thái Bình Dương
Một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ (Ảnh: Internet)
Một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ (Ảnh: Internet)

Các dấu hiệu và triệu chứng ban đầu của tiểu đường thai kỳ

Nhiều phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ không gặp phải các triệu chứng đáng kể. Các triệu chứng cũng có thể khó phân biệt với những triệu chứng xảy ra do thay đổi bình thường trong thai kỳ.

Các dấu hiệu và triệu chứng ban đầu có thể gặp của bệnh tiểu đường thai kỳ bao gồm:

  • Cảm giác khát nước nhiều
  • Mệt mỏi
  • Đi tiểu thường xuyên, số lượng nhiều
  • Xét nghiệm có đường glucose trong nước tiểu
  • Mắc bệnh nhiễm trùng bàng quang, âm đạo hoặc da
  • Mờ mắt
  • Buồn nôn

Trao đổi với bác sĩ là điều cần thiết

Thông thường bạn có thể thảo luận về bệnh tiểu đường thai kỳ khi khám thai định kỳ với bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên nếu bạn gặp phải những thay đổi trong các triệu chứng hoặc các biến chứng khác nên nói chuyện với bác sĩ càng sớm càng tốt. Bác sĩ có thể hỏi bạn về các triệu chứng và xác định xem có cần thiết phải làm thêm các xét nghiệm khác hay không.

Nhìn chung, không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa được bệnh tiểu đường thai kỳ. Một số yếu tố nguy cơ làm cho phụ nữ có nhiều khả năng mắc bệnh trong khi mang thai. Tuy nhiên, duy trì cân nặng hợp lý trước và sau khi thụ thai, ăn uống điều độ và tập thể dục thường xuyên trong thai kỳ là những cách có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh.

Nếu bạn lo lắng rằng về tiểu đường thai kỳ thì nên thảo luận vấn đề này với bác sĩ khi đi khám thai.

Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh tiểu đường thai kỳ. Hy vọng bài viết đã giúp ích cho bạn. Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Xem thêm

Dịch sốt xuất huyết bùng phát: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh.

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm phổ biến, bùng phát thành dịch theo mùa. Khi nhiễm bệnh, nếu không có biện pháp y tế can thiệp kịp thời sẽ để lại hậu quả khó lường, nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Vậy nên mọi người cần nắm vững thông tin về nguyên nhân sốt xuất huyết ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận