Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm phổ biến, bùng phát thành dịch theo mùa. Khi nhiễm bệnh, nếu không có biện pháp y tế can thiệp kịp thời sẽ để lại hậu quả khó lường, nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Vậy nên mọi người cần nắm vững thông tin về nguyên nhân sốt xuất huyết và triệu chứng của bệnh để có biện pháp phòng và điều trị kịp thời.

Bệnh sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue có trong muỗi vằn (muỗi Aedes aegypti) gây ra. Bệnh được Spaniards mô tả lần đầu tiên vào năm 1764. Năm 1953, một vụ dịch sốt xuất huyết xảy ra ở Philippin. Năm 1958 một vụ dịch tương tự xảy ra ở Thái Lan. Do dịch ngày càng lan rộng ở các nước Đông Nam Á và khu vực Tây Thái Bình Dương, tổ chức y tế thế giới (WHO) đã thống nhất tên gọi của bệnh là sốt xuất huyết Dengue vào năm 1964.

Sốt xuất huyết có khả năng lây truyền từ người này sang người khác thông qua vật trung gian là muỗi vằn, thời gian phát bệnh chỉ từ 4-5 ngày sau khi nhiễm mầm bệnh.

Hình ảnh muỗi vằn Aedes aegypti (Nguồn: Internet)
Hình ảnh muỗi vằn Aedes aegypti (Nguồn: Internet)

Theo thống kê của WHO, ước tính mỗi năm có khoảng 50 đến 100 triệu người mắc bệnh. Tại Việt Nam, theo tổng hợp báo cáo của các địa phương, từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận hơn 300.000 ca mắc sốt xuất huyết, 112 trường hợp tử vong. So với cùng kì năm 2021 số ca mắc tăng 4,9 lần, tử vong tăng 88 trường hợp.

Nguyên nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết nlà gì?

Người nhiễm virus Dengue do muỗi cái thuộc chi Aedes đốt. Muỗi Aedes aegypti hoạt động vào ban ngày và chỉ có muỗi cái mới đốt người và truyền bệnh. Khi muỗi cái hút máu bệnh nhân nhiễm virus Dengue, virus này sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi khoảng 8 đến 11 ngày. Trong khoảng thời gian sống còn lại sau đó, muỗi có nguy cơ truyền bệnh cho người.

Vòng đời của muỗi vằn (Nguồn: Internet)
Vòng đời của muỗi vằn (Nguồn: Internet)

Bệnh sốt xuất huyết thường xảy ra vào thời điểm tháng 3, tháng 4 và khoảng đầu tháng 7 đến tháng 11 hằng năm. Đây là khoảng thời gian thuận lợi cho sự phát triển của muỗi vằn.

Tại Việt Nam, do nằm trong đới khí hậu nhiệt đới có gió mùa hoạt động quanh năm, là điều kiện lý tưởng để muỗi vằn sinh sản và phát triển.

Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết là gì?

Bệnh sốt xuất huyết có 4 giai đoạn phát triển:

Giai đoạn 1: Thời kì ủ bệnh

Thời kì ủ bệnh thường trong vòng 3-6 ngày, một số trường hợp có thể kéo dài đến 15 ngày. Tùy theo cơ địa và khả năng miễn dịch của mỗi người mà virus Dengue sẽ nhân lên, khi đủ số lượng sẽ dẫn đến biểu hiện cụ thể và bệnh sốt xuất huyết chuyển sang giai đoạn tiếp theo.

Giai đoạn 2: Sốt Dengue

Triệu chứng thường xuất hiện đột ngột với sốt cao 39 đến 40°C, người mệt mỏi rũ rượi, nhức đầu, đau sau hốc mắt, đau cơ (đau thắt lưng và đôi khi đau chân), thường kèm đau họng, buồn nôn, nôn mửa, đau vùng thượng vị và tiêu chảy.

Ở trẻ em, đau họng và đau bụng thường là những triệu chứng nổi trội. Hạ sốt xuất hiện vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 8 thường kèm theo biểu hiện xuất huyết nhẹ (chấm xuất huyết dưới da, nốt xuất huyết và chảy máu mũi).

Dấu hiệu tiêu biểu của sốt xuất huyết là phát ban đỏ (Nguồn: Internet)
Dấu hiệu tiêu biểu của sốt xuất huyết là phát ban đỏ (Nguồn: Internet)

Giai đoạn 3: Sốt xuất huyết Dengue

Các biểu hiện xuất huyết thường gặp trong sốt xuất huyết Dengue gồm xuất huyết dưới da tự phát hoặc sau tiêm chích, chảy máu chân răng, chảy máu mũi và xuất huyết tiêu hóa (đi ngoài ra máu, phân màu đen hoặc đi ngoài ra máu tươi). Lách thường không lớn, nếu gan lớn và đau thì đây là những dấu hiệu bệnh nặng. Các biểu hiện khác có thể gồm tràn dịch màng phổi, giảm protein máu…

Giai đoạn 4: Phục hồi

Sau khi vượt qua giai đoạn 3, cơ thể người bệnh sẽ phục hồi dần dần, nhịp tim và huyết động ổn định, đi tiểu nhiều, cảm giác khát nước và thèm ăn.

Phương pháp điều trị bệnh sốt xuất huyết

Theo các chuyên gia y tế, việc xác định mức độ nặng nhẹ của bệnh sốt xuất huyết là cần thiết để đưa ra biện pháp điều trị phù hợp vì sốt xuất huyết có mức độ nguy hiểm cao, ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.

Đối với những bệnh nhân ở mức độ nhẹ có thể điều trị tại nhà:

  • Cho người bệnh nghỉ ngơi, thư giãn tại giường
  • Tăng cường uống sữa, nước trái cây, nước cơm và các dung dịch điện giải đẳng trương (Oresol)
  • Uống paracetamol để hạ sốt, chườm ấm

Chú ý: người bệnh không được sử dụng các loại thuốc steroid, các chất chống viêm không steroid, acid acetylsalicylic (aspirin), mefenamic acid (ponstan), ibuprofen… Nếu chẳng may đã uống các loại thuốc này cần đến gặp bác sĩ ngay.

Phương pháp điều trị, chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết (Nguồn: Internet)
Phương pháp điều trị, chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết (Nguồn: Internet)

Ngoài ra chế độ ăn uống cũng rất quan trọng đối với người bệnh:

  • Tăng lượng protein, nhất là những protein có giá trị sinh học cao từ thịt, cá, trứng, sữa…
  • Không ăn quá nhiều trong một bữa mà hãy chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Điều này tránh gây cảm giác khó chịu khi ăn, tốt cho tiêu hóa của người bệnh. Theo đó, người lớn có thể ăn 4-6 bữa/ngày, còn trẻ em thì chia nhiều hơn khoảng 6-8 bữa/ngày
  • Ưu tiên thức ăn lỏng, mềm như mì, cháo, súp….
Chế độ dinh dưỡng dành cho người bị sốt xuất huyết (Nguồn: Internet)
Chế độ dinh dưỡng dành cho người bị sốt xuất huyết (Nguồn: Internet)

Với bệnh nhân bị sốt xuất huyết nặng:

  • Khi có biểu hiện chân tay lạnh, sốt li bì, mạch yếu, viêm họng, khó thở,… người bệnh sốt xuất huyết cần được đưa vào viện điều trị ngay.

Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị sốt xuất huyết, điều trị triệu chứng là phương pháp chủ yểu được áp dụng. Khi điều trị, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, tự theo dõi tại nhà và đến bệnh viện thực hiện các xét nghiệm cần thiết khác theo yêu cầu.

Biện pháp phòng tránh sốt xuất huyết

Hiện tại, việc kiểm soát vật trung gian truyền bệnh (muỗi vằn) được xem là biện pháp duy nhất phòng bệnh có hiệu quả. Để kiểm soát sự sinh sản và phát triển của muỗi vằn, ta cần thực hiện một số biện pháp sau:

  • Thu gom tiêu hủy những vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà có thể là nơi sinh sản của muỗi
  • Phát quang bụi rậm quanh nhà, quanh vườn
  • Đậy kín các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng
  • Xử lý nguồn nước, khơi thông cống rãnh quanh nhà, vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát môi trường sống
  • Ngủ màn để tránh bị muỗi đốt
  • Đốt nhang muỗi, dùng vợt muỗi, phun thuốc diệt muỗi để tiêu diệt muỗi vằn
  • Sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da, mặc quần áo dài tay để tránh bị muỗi đốt
  • Sử dụng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi ở các vị trí ô thoáng, cửa sổ, cửa ra vào.

Mỗi người cần chủ động tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị, phòng ngừa sốt xuất huyết để bảo vệ sức khỏe của bản thân và cả gia đình.

Biện pháp phòng tránh bệnh sốt xuất huyết (Nguồn: Internet)
Biện pháp phòng tránh bệnh sốt xuất huyết (Nguồn: Internet)

Tư liệu tham khảo:

  • Hồng Ngọc Hospital – Trang thông tin của Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc
  • Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương

Hãy tiếp tục theo dõi BlogAnChoi để có thêm thông tin hữu ích về những bệnh thường gặp nhé!

Các bạn có thể đọc thêm những bài viết khác để có thêm thông tin về bệnh sốt xuất huyết:

Xem thêm

Nếu bạn thường xuyên nói 4 câu này, hãy cẩn thận nguy cơ mắc trầm cảm

Trầm cảm là một tình trạng rối loạn tâm lý, với áp lực của cuộc sống càng lớn thì số người mắc bệnh trầm cảm cũng gia tăng. Trong tình hình như vậy mọi người càng phải chú ý nhiều hơn đến các dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc trầm cảm.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
User 10618a2e

thông tin thật bổ ích. nhờ nó mình đã tự tin hơn khi bị sốt suất huyết