“Đi qua hoa cúc” là một truyện dài được Nguyễn Nhật Ánh chắp bút vào năm 1995. Trong tác phẩm, nhà văn đã vận dụng nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật một cách hết sức đặc sắc, miêu tả chi tiết từng cảm xúc, diễn biến tâm lí cho các nhân vật. Đặc biệt là đoạn kết đã để lại trong lòng người đọc nhiều ám ảnh.

1. Trường và những rung động đầu đời

Tác phẩm xoay quanh nhân vật có tên là Trường, một cậu bé chỉ mới 16 tuổi – độ tuổi không được gọi là “con nít” nhưng cũng chưa thể gọi là “người lớn”. Cậu hay bày trò “phá làng phá xóm”, nào là bắn chim hay chui vào chùa nấp sau lưng tượng phật để chờ dịp đánh cắp oản xôi, hoặc lẻn lên gác chuông nhà thờ giựt chuông “boong boong” rồi co giò vọt chạy cùng anh em thằng Chửng – vốn là hai đứa bạn cùng xóm.

Bìa sách "Đi Qua Hoa Cúc" (Ảnh: Internet)
Bìa sách “Đi Qua Hoa Cúc” (Ảnh: Internet)

Thế nhưng từ khi có sự xuất hiện của Ngà – bạn của dì Miên, Trường dường như đã hết hứng thú với những trò nghịch ngợm ấy, lần đầu tiên trong cuộc đời của cậu trai ấy xuất hiện những tia rung động khó tả.

Chỉ vì chị Ngà bảo “Lần sau Trường đừng đi bắn chim nữa”, cậu đã từ bỏ thú vui ấy đến nỗi lúc anh em thằng Chửng rủ, cậu đã từ chối. Chỉ vì chị Ngà bảo thích hoa cúc, từ một người cảm thấy “hoa cúc có gì đâu mà ngắm, trông nó chán phèo, chỉ được cái pha trà cho ông”, Trường lại đem lòng yêu hoa cúc, cảm thấy nó mang lại niềm vui cho tâm hồn. Điều ấy thật đúng với câu nói mà tôi đã được đọc trong một bộ truyện ngôn tình: ”Năm tháng ấy, chỉ vì một người nói thích màu xanh mà đem lòng yêu cả bầu trời”.

Trích dẫn trong truyện (Ảnh: Internet)
Trích dẫn trong truyện (Ảnh: Internet)

2. Sự xuất hiện của người “thứ ba”

Trường biết là mình chỉ đang đơn phương chị Ngà, biết rằng chị chỉ coi mình như một đứa em trai, và biết rằng tình cảm này sẽ không có kết quả nhưng cậu vẫn nguyện ở bên chị Ngà, cậu thích được ngồi bên chị Ngà và hai chị em cùng ngắm những bông hoa cúc. Có lẽ, tình yêu ấy của Trường xuất phát từ những điều nhỏ nhặt đến như vậy.

Trích dẫn trong tác phẩm (Ảnh: Internet)
Trích dẫn trong tác phẩm (Ảnh: Internet)

Và rồi sự xuất hiện của anh Điền đã làm đảo lộn hết mọi thứ, phá vỡ những chuỗi ngày êm đềm với cả Trường và chị Ngà. Anh Điền chính là học trò của ông Trường, oái ăm thay, anh Điền cũng thích chị Ngà và so với Trường, anh ta bạo dạn hơn khi tìm cách tán tỉnh chị.

Và không ai khác, Trường chính là trung gian, khi được anh Điền nhờ chuyển thư cho chị, Trường giấu thư đi. Anh nhờ Trường ngỏ lời, Trường kiếm cớ từ chối. Có lẽ Trường lo sợ, đến một lúc nào đó chị Ngà sẽ đáp lại tình yêu của anh Điền.

3. Cái kết cho đoạn tình cảm đơn phương

Và điều cậu sợ đã trở thành sự thật, người con gái ở độ tuổi 18 ấy đã đem lòng yêu anh ta, thậm chí còn trao cho anh ta thứ quý nhất của đời một người con gái. Lúc biết được, Trường đau lòng lắm, cậu đã khóc cho mối tình đã chết của mình, và âm thầm chôn chặt mối tình ấy trong lòng. Biến cố lại xảy đến khi vợ anh Điền xuất hiện, đúng vậy! Là vợ anh Điền, hắn ta vốn là một thằng đàn ông tệ bạc, đã có vợ rồi mà vẫn dám tán tỉnh chị Ngà.

Thật tội nghiệp cho người con gái ấy, mọi người cho rằng chị đã nhảy sông tự tử, còn với Trường, anh vẫn tin rằng chị còn sống, cái kết của tác phẩm để lại nhiều tiếc nuối bởi mối tình dang dở của Trường dành cho chị Ngà, và cái cuộc đời “Hồng nhan bạc phận” của chị. Phải chi nhà văn cho Trường cơ hội được thổ lộ tình cảm với chị thì tốt biết mấy. Dù đây là một cái kết mở nhưng vẫn gây tiếc nuối cho độc giả.

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

Avatar đen có ý nghĩa gì? Tại sao người ta để avatar đen trên Facebook?

Đôi khi bạn sẽ thấy một chiếc avatar đen xuất hiện trên newfeed của mình. Vậy avatar đen có ý nghĩa gì? Tại sao người ta lại để avatar đen trên Facebook nhằm mục đích gì?
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận