Viêm nhiễm cấp tính ở phổi (viêm phổi) là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đối với trẻ em dưới một tuổi và người già. Cùng BlogAnChoi tìm hiểu về triệu chứng và các cách phòng tránh căn bệnh này nhé!

Viêm phổi được hiểu là một hiện tượng viêm nhiễm của nhu mô phổi bao gồm mọi tổ chức cấu thành như phế nang, ống phế nang, túi phế nang, tổ chức liên kết nhu mô. Và nguyên nhân gây bệnh là virus, kí sinh trùng hay vi khuẩn (nếu nguyên nhân gây bệnh do trực khuẩn lao thì không được coi là viêm phổi).

Về mặt giải phẫu bệnh hay lâm sàng, người ta chia viêm phổi thành 2 loại là phế quản phế viêm và viêm phổi thùy. Cùng BlogAnChoi tìm hiểu kỹ hơn nhé!

Triệu chứng viêm phổi thùy

1. Đối tượng

Viêm phổi thùy thường xảy ra với người ở tuổi thanh niên và trung niên, ít khi phát hiện ở người già, trẻ em. Với đối tượng bị suy dinh dưỡng hay suy giảm miễn dịch thì tỉ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn người bình thường.

 2. Biểu hiện

Bệnh khởi phát đột ngột, không có dấu hiệu báo trước. Bệnh bắt đầu bởi một cơn rét run kéo dài khoảng 30 phút mà không rõ nguyên nhân. Nhiệt độ cơ thể sẽ tăng nhanh lên tới 30 – 40 độ, mặt đỏ, mạch nhanh. Người thân cần theo dõi sát sao sự thay đổi nhiệt độ cơ thể trong thời điểm này. Bạn có thể tìm mua máy đo nhiệt độ điện tử tiện dụng ở nhà tại đây.

Một vài giờ sau bệnh nhân khó thở, mặt mày tím tái, nhiều khi họ ôm ngực thở dốc do đau. Lúc đầu người bệnh chỉ ho khan, ho húng hắng nhưng về sau khi bệnh tiến triển sẽ thấy ho có đờm màu gỉ sắt. Ở trẻ em thường kèm đau bụng, nôn mửa, co giật. Với người nghiện rượu, người già có thể lú lẫn, thần trí bất ổn.

Ngoài việc phát hiện hội chứng đông đặc qua quá trình thăm khám, các y bác sĩ cũng sẽ xác định bởi đám mờ hình tam giác có đỉnh quay vào trong, đáy quay ra ngoài trên trường phổi ở hình ảnh Xquang.

Sốt cao
Viêm phổi thùy khởi phát đột ngột ở người trẻ bởi một cơn rét, run, sốt cao bất thường (Nguồn: Internet).

Bệnh tiến triển thành từng đợt ngắn. Sốt 38 – 40 độ kéo dài trong tuần đầu tiên, có khi đi kèm vàng mắt, vàng da do urobilinogen trong nước tiểu tăng. Sau một tuần, nếu điều trị tốt bệnh sẽ giảm các triệu chứng ho, đau ngực, sốt. Thay vào đó, người bệnh đi tiểu nhiều, vã mồ hôi, tinh thần khoan khoái hơn và có thể trở lại bình thường.

Tuy nhiên, cũng có trường hợp bệnh nhân bị sốc. Biểu hiện điển hình là khó thở, mạch nhanh, huyết áp tụt, môi tím, thở gấp. Đó là dấu hiệu phù phổi cấp, trụy tim mạch. Người nhà cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay lập tức.

Triệu chứng phế quản phế viêm

1. Đối tượng

Nếu viêm phổi thùy thường khởi phát đột ngột ở người khỏe mạnh thì phế quản phế viêm lại xảy ra ở trẻ em và người già sau một bệnh lý thứ phát. Các bệnh tiền căn là bệnh truyền nhiễm hay như cúm, sởi, ho gà, bạch hầu hay bệnh suy giảm miễn dịch toàn thể như suy dinh dưỡng.

trẻ em ho
Không giống như viêm phổi thùy, phế quản phế viêm thường gặp ở người già và trẻ em (Nguồn: Internet).

2. Biểu hiện

Bệnh diễn biến từ từ, người bệnh không sốt cao như viêm phổi thùy mà chỉ sốt nhẹ tầm 37,5 đến 38 độ. Triệu chứng đau ngực không điển hình tuy nhiên sự khó thở lại biểu hiện rất rõ ràng như cánh mũi phập phồng, tím môi, thở gấp. Trên hình ảnh Xquang thấy có đám mờ rải rác khắp hai trường phổi, đặc biệt tập trung nhiều vùng đáy.

Cách phòng bệnh viêm phổi

Bệnh viêm phổi nói chung rất phổ biến ở Việt Nam do điều kiện thời tiết, khí hậu. Chúng ta cần biết cách phòng tránh để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình mình.

  • Giữ ấm ngực, cổ khi có không khí lạnh. Bạn có thể tỉm mua khăn giữ ấm cổ tại đây.
  • Tiêm phòng vacxin chống virus, vi khuẩn gây bệnh.
  • Khi nhiễm khuẩn tai mũi họng mức độ nhẹ cần điều trị triệt để.
  • Không nên tiếp xúc với các tác nhân có hại với phổi như thuốc lá, thuốc lào.
  • Điều trị tốt các đợt nhiễm khuẩn cấp tính như COPD, hen phế quản.
mặc ấm
Khi thời tiết lạnh các bạn nhớ mặc ấm để bảo vệ phổi và đường hô hấp nhé (Nguồn: Internet).

Một số bài viết cùng chuyên mục bạn có thể tham khảo:

Với bài viết trên đây, BlogAnChoi hi vọng đã gửi tới bạn đọc những thông tin hữu ích về triệu chứng và cách phòng bệnh viêm phổi. Đừng quên tiếp tục theo dõi chuyên mục Sức khỏe của BlogAnChoi để cập nhật thêm nhiều tin tức hữu ích nữa nhé!

Xem thêm

Làm cách nào để bảo vệ thính giác khi sử dụng tai nghe?

Theo báo cáo mới nhất của WHO, khoảng 1,1 triệu người trẻ tuổi có nguy cơ bị mất thính giác do sử dụng tai nghe không đúng cách. Vậy làm sao để không bị điếc vì tai nghe và bảo vệ an toàn cho thính giác? Nào, cùng tìm hiểu ngay!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận