Có thể đã khá nhiều người từng thấy cây lược vàng được trồng ở đâu đó, thế nhưng không phải ai cũng nhận ra cũng như biết đến những công dụng chữa bệnh thần kỳ của loài cây này. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu nhé!

Nhiều nhà khoa học Mỹ và Canada đã nghiên và cho thấy rằng cây lược vàng chứa một loại dịch mà trong đó có các chất rất tốt trong việc điều trị các bệnh như ung thư, viêm loét dạ dày tá tràng, hen suyễn và nhiều căn bệnh khác.

Tìm hiểu về cây lược vàng

Cây lược vàng hay còn gọi là địa lan vòi, lan rũ, cây bạch tuộc,… thuộc họ Thài lài, có xuất xứ từ nước Nga và được đem về trồng tại Việt Nam. Theo nghiên cứu của Viện Hóa sinh biển Việt Nam, cây lược vàng có chứa lớp chất ecdysteroit rất tốt trong việc kháng viêm, giảm đau, tăng sức đề kháng cho cơ thể,…

Ngoài ra, loài cây này còn chứa một chất có tên gọi là flanovoid, đóng vai trò như vitamin P nên có chức năng củng cố độ bền của mạch máu và tăng khả năng tích lũy vitamin C, hỗ trợ bài tiết chất độc khỏi cơ thể.

Cây lược vàng
Cây lược vàng được trồng phổ biến tại nhiều nơi. (ảnh: internet)

5 công dụng của cây lược vàng tốt cho sức khỏe

1. Chữa bệnh ho khan kéo dài

Hái 5-7 lá lược vàng rồi rửa sạch với nước muối, sau đó giã nhuyễn, hòa cùng một chút nước muối loãng. Mỗi ngày súc miệng bằng dung dịch này từ 2-3 lần thì tình trạng ho khan sẽ được cải thiện rõ rệt.

Ho khan
Súc miệng bằng nước lá lược vàng giúp chữa ho khan kéo dài. (ảnh: internet)

Đọc thêm bài viết: 5 nguyên nhân và cách giảm ho khan, ngứa cổ ở người lớn hiệu quả

2. Giảm nhức răng và sưng chân răng

Nhai lá lược vàng và nuốt lấy nước từ trong lá tiết ra, sau đó lấy bã nhét vào phần chân răng bị sưng và đau nhức một lúc. Mỗi ngày nên làm 3 lần và thực hiện trước lúc ăn cơm để đạt hiệu quả tốt.

Đau nhức răng
Nhai lá lược vàng chữa nhức răng và sưng chân răng. (ảnh: internet)

Tìm hiểu thêm bài viết: 7 tác nhân gây đau nhức răng cần phòng tránh

3. Làm dịu vết côn trùng cắn và trị bệnh giời leo

Tương tự như các bài thuốc trị vết cắn của côn trùng từ nhiều loài thực vật khác, chúng ta cũng có thể lấy lá lược vàng nhai kĩ và đắp phần bã vào nơi bị sưng do côn trùng cắn. Mỗi ngày nên đắp nhiều lần để vết sưng tiêu giảm nhanh.

Công thức này cũng có thể áp dụng cho những ai bị bệnh giời leo, giúp vùng da bị phồng rộp nhanh chóng khô thành vảy, tái tạo lại lớp da mới tiệp màu với vùng da xung quanh.

Bạn có thể xem thêm bài: Bệnh giời leo là gì? Các triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh giời leo hiệu quả nhất

Vết côn trùng cắn
Đắp bã lá lược vàng làm dịu vết côn trùng cắn và chữa lành bệnh giời leo. (ảnh: internet)

4. Giảm triệu chứng đau lưng và viêm khớp

Ngoài nhai trực tiếp lá lược vàng lấy nước, chúng ta cũng có thể dùng thân cây lược vàng ngâm rượu uống như một loại rượu thuốc. Đồng thời, rượu lược vàng cũng có thể dùng như một loại rượu xoa bóp hiệu quả đối đối với những người mắc bệnh đau lưng và viêm khớp.

Đau lưng
Uống hoặc xoa bóp rượu ngâm cây lược vàng làm giảm đau lưng, đau khớp. (ảnh: internet)

5. Làm sạch không khí

Trồng cây lược vàng như một loại cây cảnh trong nhà sẽ hỗ trợ thanh lọc sự ô nhiễm trong không khí vì bên cạnh chức năng quang hợp giúp duy trì nồng độ oxy trong môi trường như các loài cây xanh khác, cây lược vàng còn phóng thích vào không gian sống xung quanh một vài chất có lợi cho đường hô hấp của con người.

Cây lược vàng làm kiểng
Trồng cây lược vàng trong nhà giúp thanh lọc không khí. (ảnh: internet)

Những công thức cụ thể về cách sử dụng cây lược vàng

Cây lược vàng không chỉ được dùng “tươi” mà chúng ta còn có thể chế biến sẵn trước khi dùng và cất trong nhà để sử dụng nhiều lần. Sau đây, BlogAnChoi sẽ giới thiệu đến bạn đọc một vài công thức chi tiết để làm bài thuốc cây lược vàng.

1. Dùng để uống

Cách 1

Cắt nhuyễn cả thân và lá cây đem phơi khô nhưng vẫn giữ được màu xanh của cây, vì nếu phơi khô quá lâu đến khi cây chuyển hẳn sang màu vàng thì các chất dinh dưỡng có tác dụng trị bệnh trong cây cũng không còn. Mỗi ngày có thể đun khoảng 15g với nước để uống, rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Cách 2

Ngâm toàn cây lược vàng đã được cắt nhuyễn trong rượu nếp không cồn. Sau khoảng 1 tháng, khi rượu đã chuyển màu đỏ hồng như rượu vang là có thể dùng được. Lưu ý chỉ nên uống 2 lần một ngày với liều lượng 10ml mỗi lần.

2. Dùng để xoa bóp

Cách 1

Đâm nhuyễn cả cây lược vàng, chắt phần nước bảo quản trong tủ lạnh. Lấy phần bã đem phơi hoặc sấy khô và ngâm trong dầu thực vật như dầu ô liu hoặc dầu dừa khoảng 2 tuần. Sau đó, lọc bỏ bã rồi trộn phần dầu với phần nước đã giữ lạnh, đổ hỗn hợp vào lọ thủy tinh tối màu và bảo quản nơi thoáng mát.

Cách 2

Cắt lát mỏng cây lược vàng và ngâm trong rượu hoặc cồn. Sau thời gian khoảng 2-3 tuần thì chắt lấy phần nước cất bảo quản trong lọ thủy tinh tối màu để dùng làm rượu xoa bóp.

Cách 3

Trộn hỗn hợp cây lược vàng đã nghiền nhuyễn với vaseline theo tỷ lệ 2:3 và cũng bảo quản trong lọ thủy tinh tối màu. Hỗn hợp này có thể dùng bôi như một loại thuốc mỡ, giúp trị bỏng hoặc làm tan vết bầm tím.

Những lưu ý quan trọng khi sử dụng cây lược vàng

Mặc dù cây lược vàng được coi là “thần dược chữa bách bệnh” nhưng theo một vài nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy loài cây này có chứa độc tính. Tuy lượng độc tính chỉ ở mức thấp nhưng chúng ta vẫn nên lưu ý khi sử dụng.

Theo Tiến sĩ Trịnh Thị Diệp của Viện Dược liệu cho biết: “Kết quả nghiên cứu độc tính cấp của lược vàng xác định liều LD50 (là liều gây chết 50% số vật thí nghiệm) = 2430g dược liệu tươi/kg thể trọng.” Nhưng chúng ta chỉ thường dùng liều 5-6 lá tươi/ngày, xấp xỉ bằng 1/1000 LD50, không gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể.

Những số liệu trên cho thấy để đảm bảo an toàn cho sức khỏe chỉ nên sử dụng cây lược vàng với liều lượng thấp và tránh tuyệt đối việc xay lá hoặc thân cây lược vàng làm nước uống như uống nước rau má.

Xay nước lược vàng
Không nên xay cây lược vàng làm nước uống như nước rau má. (ảnh: internet)

Đừng quên theo dõi thêm các bài viết bổ ích khác tại BlogAnChoi:

BlogAnChoi hi vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin bổ ích về các bài thuốc dân gian của cây lược vàng đến với bạn đọc. Tuy nhiên, đối với các trường hợp bệnh đã có dấu hiệu trở nặng thì mọi người vẫn nên đến thăm khám tại bệnh viện uy tín để được điều trị dứt điểm nhé!

Xem thêm

Dinh dưỡng cho người mắc bệnh thận mạn cần lưu ý điều gì?

Bệnh thận mạn là tình trạng bất thường về cấu trúc hoặc chức năng của thận, kéo dài trên 3 tháng và gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Vậy bệnh thận mạn theo từng giai đoạn cần phải lưu ý những gì về dinh dưỡng? Cùng BlogAnChoi tìm hiểu ở bài này nhé!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận