Bệnh thận mạn là tình trạng bất thường về cấu trúc hoặc chức năng của thận, kéo dài trên 3 tháng và gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Vậy bệnh thận mạn theo từng giai đoạn cần phải lưu ý những gì về dinh dưỡng? Cùng BlogAnChoi tìm hiểu ở bài này nhé!
Nội dung chính
NKF – KDOQI 2002 phân bệnh thận mạn thành 5 giai đoạn dựa vào GFR
Giai đoạn | Mô tả | Mức lọc cầu thận (ml/phút/1.73m² da) |
1 | Thận bị tổn thương với mức lọc cầu thận bình thường | ≥ 90 |
2 | Thận bị tổn thương với mức lọc cầu thận | 60 – 89 |
3 | Mức lọc cầu thận giảm trung bình | 30 – 59 |
4 | Mức lọc cầu thận giảm nặng | 15 – 29 |
5 | Bệnh thận mạn giai đoạn cuối | < 15 |
Mục tiêu của chế độ dinh dưỡng trong bệnh thận mạn
- Ngăn chặn tiến triển bệnh thận mạn bao gồm kiểm soát bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường,…
- Kiểm soát biến chứng liên quan đến bệnh thận mạn như tăng huyết áp, thiếu máu mạn, suy dinh dưỡng, rối loạn chuyển hóa canxi và phospho, biến chứng tim mạch,…
- Phòng ngừa suy dinh dưỡng
Nhu cầu dinh dưỡng cho người mắc bệnh thận mạn
Năng lượng
- Dưới 60 tuổi: 35kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày
- Trên 60 tuổi: 30 – 35kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày
- Chạy thận nhân tạo: 35kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày
- Lọc màng bụng: 30 – 35kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày
Protein
Sử dụng nguồn protein có giá trị sinh học cao, tỷ lệ protein động vật > 50% tổng nhu cầu protein một ngày
- Giai đoạn 1 – 2: 0.8 – 1g/cân nặng lý tưởng/ngày
- Giai đoạn 3: 0.6g/cân nặng lý tưởng/ngày
- Giai đoạn 4:
- Không lọc máu: 0.6g/cân nặng lý tưởng/ngày
- Chạy thận nhân tạo: 1.2g/cân nặng lý tưởng/ngày
- Lọc màng bụng: 1.2 – 1.5g/cân nặng lý tưởng/ngày
- Ghép thận:
- 4 – 6 tuần sau ghép thận: 1.3 – 2g/cân nặng lý tưởng/ngày
- Sau 6 tuần ghép thận: 1g/cân nặng lý tưởng/ngày
Lipid
20 – 30% tổng nhu cầu năng lượng
Các chất khác
- Lượng chất lỏng phụ thuộc vào tình trạng lâm sàng như: Mức độ phù, lượng nước tiểu, huyết áp, giá trị điện giải đồ,… Nhu cầu dịch có thể được tính như sau: Nhu cầu dịch = Lượng nước tiểu + 500ml/ngày
- Natri: (tham khảo thêm bài dinh dưỡng trong suy tim)
- Kali: 2000 – 3000mg/ngày, chỉ hạn chế khi Kali máu tăng (> 5mmol/l)
- Canxi: 1000 – 1200mg/ngày
- Phospho: 800 – 1200mg/ngày hoặc 8 – 12mg/cân nặng lý tưởng/ngày. Chức năng thận suy giảm làm bài tiết phospho, do đó bệnh nhân suy thận mạn cần hạn chế thực phẩm giàu Phospho
- Vitamin D: Mất chức năng thận làm giảm sự sản xuất dạng hoạt động của vitamin D từ thận. Chính vì vậy, bệnh nhân bệnh thận mạn cần được bổ sung vitamin D dạng hoạt hóa khi nồng độ vitamin D huyết thanh < 30ng/ml
- Vitamin K: Bệnh nhân sử dụng thuốc kháng đông như Warfarin cần thận trọng với thực phẩm giàu vitamin K
Những lưu ý khi xây dựng thực đơn cho bệnh nhân bệnh thận mạn
Mẹo hạn chế Kali trong khẩu phần
- Không ăn vượt quá nhu cầu protein trong khẩu phần
- Không sử dụng phụ gia thay thế muối chứa Kali
- Rửa thật sạch trái cây và rau trước khi ăn
Những thực phẩm chứa nhiều Kali cần phải hạn chế
- Ngũ cốc: Khoai tây, khoai lang, bí đỏ, các loại đậu, ngũ cốc nguyên cám như gạo lứt, bánh mì đen,…
- Trái cây: Chuối, dưa lưới, kiwi, cam, trái bơ, nho khô, chà là,…
- Rau: Các loại rau xanh, nấm,…
Những thực phẩm chứa ít Kali mà bệnh nhân bệnh thận mạn nên ăn
- Ngũ cốc: Bắp, ngũ cốc tinh chế như gạo trắng, bánh mì trắng,…
- Trái cây: Táo, các loại trái cây họ berry, nho, bưởi, xoài, đu đủ, thơm, lê,…
- Rau: Bắp cải, cà rốt, bông cải trắng, cần tây, củ hành trắng, dưa leo, cà tím, đậu bắp, dưa leo, sà lách,…
Mẹo hạn chế Phospho trong khẩu phần
- Không ăn vượt quá nhu cầu protein trong khẩu phần vì Phospho hiện diện nhiều trong các loại thực phẩm giàu đạm như thịt/cá/sữa/đậu,…
- Tránh ăn những thực phẩm chế biến sẵn có bổ sung Phospho bằng cách đọc thành phần nguyên liệu trên bao bì không có chữ “PHOS”
Các bạn có thể đọc thêm các bài viết khác về dinh dưỡng:
- Bạn có biết sỏi thận và suy thận liên quan với nhau như thế nào?
- 9 dấu hiệu suy thận cần chú ý để phát hiện bệnh sớm
- Bệnh nhân suy dinh dưỡng cần được hỗ trợ như thế nào về chế độ ăn uống?
Hãy tiếp tục theo dõi BlogAnChoi để có thêm thông tin hữu ích về sức khỏe và dinh dưỡng nha! Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau.
Tài liệu tham khảo:
- Bộ Y tế (2015). Dinh dưỡng trong điều trị bệnh thận mạn ở người trưởng thành. Hướng dẫn điều trị dinh dưỡng lâm sàng, NXB Y học Hà Nội, 148 – 152.
- Bộ Y tế (2015). Bệnh thận mạn. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận – tiết niệu, Hà Nội, 129 – 138.
Hay quá điii
Bình luận của các bạn sẽ giúp cho bài viết trở nên đa dạng và phong phú hơn. Hãy để lại ý kiến của mình đi nào.