Thuốc ngủ là sự lựa chọn phổ biến nhất ở các bệnh nhân mắc chứng mất ngủ thường xuyên, tuy nhiên không phải ai cũng biết lợi ích và tác hại của thuốc ngủ, từ đó dễ dẫn đến những hậu quả khó lường. Vậy hãy cùng BlogAnchoi tìm hiểu về thuốc ngủ trong bài viết này nhé!

Thuốc ngủ là gì?

Thuốc ngủ là một loại thuốc được biết đến với tác dụng điều trị chứng mất ngủ, giúp người uống dễ ngủ, ngủ sâu và kéo dài giấc ngủ hơn. Bên cạnh đó, thuốc ngủ còn được coi là loại thuốc an thần để giảm lo âu, bồn chồn, stress…Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc ngủ, tuy nhiên bác sĩ sẽ cân nhắc việc lựa chọn thuốc cho bạn dựa trên vấn đề giấc ngủ mà bạn gặp phải.

Thuốc ngủ
Thuốc ngủ là gì? (Nguồn: Internet)

Khi nào được dùng thuốc ngủ ?

Tình trạng mất ngủ kéo dài ảnh hưởng nhiều đến thể chất và tinh thần của người bệnh, khi đó thuốc ngủ được cho là giải pháp tạm thời có hiệu quá tối ưu nhất. Trong một số trường hợp stress, chấn thương hay trầm cảm người bệnh cũng được bác sĩ kê thuốc ngủ.

Tác dụng phụ của thuốc ngủ

Trước khi sử dụng các loại thuốc ngủ bất kì bạn nên chắc chắn rằng mình biết về những tác dụng phụ của chúng, tùy vào loại thuốc bạn sử dụng mà tác dụng phụ sẽ khác nhau:

  • Chóng mặt, hoa mắt
  • Nhức đầu
  • Các vấn đề về đường tiêu hóa như tiêu chảy và buồn nôn
  • Buồn ngủ kéo dài, thường xảy ra hơn với các loại thuốc giúp bạn kéo dài giấc ngủ
  • Phản ứng dị ứng nặng
  • Ảo giác
  • Khô miệng
Thuốc ngủ
Lạm dụng thuốc ngủ (Nguồn: Internet)

Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể dẫn đến những tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm:

  • Có ý định tự tử
  • Rối loạn giấc ngủ trầm trọng hơn
  • Viêm da
  • Trầm cảm
  • Thiếu máu
  • Thuốc ngủ có gây nghiện

Khi lạm dụng thuốc ngủ và sử dụng trong một thời gian dài, không chỉ giấc ngủ bị lệ thuộc vào thuốc mà bạn còn phải tăng liều khi sử dụng thuốc trong một thời gian dài khiến bạn rã rời và khó tập trung vào ngày hôm sau, chất lượng giấc ngủ trở nên tệ hơn ban đầu. Vì thế, để tốt nhất bạn nên tìm rõ nguyên nhân gây mất ngủ từ đó điều trị triệt để.

Các loại thuốc ngủ 

FDA(Food and Drug Administration) công nhận 5 loại thuốc ngủ dưới đây có khả năng điều trị tạm thời chứng mất ngủ:

  • Benzodiazepines
  • Nonbenzodiazepine receptor agonists
  • Melatonin receptor agonists
  • Orexin receptor agonist
  • Antidepressants

Các loại thuốc trên đều có tác dụng trong việc điều trị mất ngủ nhưng chúng có cách hoạt động khác nhau và thời gian tác động khác nhau. Một số thuốc chỉ tác dụng trong vòng vài giờ, trong khi đó một số thuốc khác có tác dụng trong thời gian lâu hơn.

Sử dụng thuốc ngủ đúng cách và khoa học

  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị: Không chỉ riêng thuốc ngủ mà bất cứ loại thuốc nào trước khi bạn sử dụng cũng cần phải hỏi ý kiến bác sĩ điều trị một cách cẩn thận vì cơ bản thuốc cũng được coi là “ vật thể lạ” nên khi đưa vào cơ thể có thể gây ra những đáp ứng không mong muốn.
  • Đọc hướng dẫn sử dụng thuốc: Đây là bước giúp bạn xác định được liều dùng, cách dùng và có những thắc mắc với bác sĩ để nắm bắt thông tin chính xác về thuốc.
  • Theo dõi các phản ứng cơ thể sau khi uống thuốc: Tác dụng phụ là một trong những điều ít ai mong muốn, tuy nhiên bạn không thể biết trước được liệu cơ thể bạn có xảy ra tác dụng phụ với thuốc hay không, cho nên việc theo dõi các phản ứng của cơ thể khi sử dụng thuốc là điều quan trọng. Giúp bạn kiểm soát và tránh gặp những tác dụng phụ nguy hiểm không mong muốn.
  • Không nên uống rượu: Rượu kết hợp chung với thuốc ngủ làm tăng tác dụng an thần của thuốc, dễ gây các phản ứng tác dụng phụ, gây nguy hiểm cho người bệnh.

Bạn đọc có thể tham khảo bài viết khác của BlogAnchoi về sức khỏe:

Hãy tiếp tục theo dõi BlogAnchoi để đọc những bài viết thật thú vị bạn nhé!

Xem thêm

Cholesterol cao là gì? Làm sao để cải thiện tình trạng này

Nếu bạn bị cholesterol cao, bạn có nguy cơ mắc bệnh tim cao gấp đôi. Đó là lý do tại sao cần kiểm tra mức cholesterol, đặc biệt nếu bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh tim. Tác động để giảm cholesterol xấu LDL, thông qua chế độ ăn uống, tập thể dục và thuốc tốt có thể ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận