Sốt xuất huyết là dịch bệnh hiện nay vẫn còn diễn ra tại Việt Nam. Có những trường hợp bệnh nặng cần điều trị tại bệnh viện, cũng có những trường hợp có thể về nhà theo dõi. Dù trong bất cứ trường hợp nào, thì việc người nhà nắm được cách chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết cũng vô cùng quan trọng để giúp người bệnh mau bình phục.

Mùa mưa là thời điểm thuận lợi để phát triển của muỗi vằn, cụ thể là vào khoảng đầu tháng 7 đến tháng 9 hàng năm. Muỗi vằn (muỗi Aedes aegypti) là loài côn trùng gây lan truyền dịch sốt xuất huyết, vì vậy mà trong những khoảng thời gian này thường có dịch sốt xuất huyết hoành hành. Tìm mua kem bôi chống muỗi hương thơm dịu nhẹ tại đây.

muỗi vằn
Muỗi Aedes aegypti là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết (Nguồn: Internet).

Và đây là lý do mà mỗi chúng ta đều cần trang bị kiến thức cho bản thân để tự chăm sóc mình hoặc người bệnh tại nhà, tránh sự quá tải tại các bệnh viện khi dịch bệnh bùng phát.

Các giai đoạn của bệnh sốt xuất huyết

Đầu tiên, chúng ta cần trang bị cho mình các kiến thức cơ bản về bệnh sốt xuất huyết. Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây nên. Diễn biến của bệnh sốt xuất huyết được chia thành 4 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn 1: Giai đoạn ủ bệnh, thường kéo dài từ 4 – 7 ngày.
  • Giai đoạn 2: Giai đoạn sốt Dengue. Người bệnh có dấu hiệu như cảm cúm và thường kéo dài từ 2 – 7 ngày. Các triệu chứng có thể gặp như đau họng, đau đầu, buồn nôn…đặc biệt là sốt  cao (39 – 40 độ C). Tìm mua nhiệt kế điện tử tại đây.
  • Giai đoạn 3: Giai đoạn nguy hiểm. Ở giai đoạn này thường bệnh nhân không còn sốt, nhưng virus Dengue làm hệ miễn dịch suy yếu đi rất nhiều nên lượng bạch cầu và tiểu cầu giảm đáng kể, gây ảnh hưởng đến khả năng đề kháng của bệnh nhân.
  • Giai đoạn 4: Giai đoạn phục hồi. Khi vượt qua được giai đoạn nguy hiểm, cơ thể người bệnh sẽ từ từ hồi phục. Lúc đó, huyết động và nhịp tim ổn định, bệnh nhân tiểu nhiều, có cảm giác khát nước và thèm ăn.

Cách chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết tại nhà

Nhiều trường hợp bệnh được phát hiện sớm, ở giai đoạn đầu và tình trạng nhẹ, người bệnh có thể được chăm sóc tại nhà theo sự chỉ dẫn của bác sĩ mà không cần phải nằm viện. Vì vậy, người chăm sóc bệnh nhân có đầy đủ kiến thức và thực hành đúng sẽ giúp bệnh nhân bình phục nhanh chóng.

Để chữa khỏi bệnh sốt xuất huyết, thực chất hai vẫn đề quan trọng nhất là ta cần giúp bệnh nhân hạ sốt và bù dịch.

  • Giai đoạn bệnh nhân sốt cao mà chưa xuất hiện biến chứng nên để bệnh nhân nghỉ ngơi ở không gian thoáng mát, uống nước có pha thêm oresol theo chỉ dẫn, bổ sung các loại vitamin C, B1, uống nước hoa quả hoặc sinh tố, ăn các thức ăn dễ tiêu, giàu protein và năng lượng như súp, cháo thịt nạc…
  • Đồng thời, khi bệnh nhân sốt cao, bạn phải tìm mọi cách để hạ sốt bằng cách tỏa nhiệt ra ngoài cho người bệnh như lau ấm toàn bộ cơ thể, chườm mát tại các vị trí bẹn, nách và các nếp gấp kết hợp với uống paracetamol.
  • Ngoài ra, bạn nên cho bệnh nhân mặc quần áo thoáng, tránh mặc quá nhiều quần áo gây bí và hạn chế quá trình tỏa nhiệt của cơ thể. Nhiều người không biết, khi thấy bệnh nhân sốt cao và ớn lạnh lại cho bệnh nhân mặc thêm quần áo, đắp chăn cho bệnh nhân làm bệnh càng lâu khỏi.
sốt cao
Hạ sốt và bù dịch là mục tiêu chính trong việc điều trị sốt xuất huyết (Nguồn: Internet).

Những lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết

  • Khi sử dụng oresol và paracetamol cần chú ý dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ, tránh đem lại kết quả không mong muốn (sử dụng paracetamol liều cao làm ngộ độc gan và giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, hay dùng quá nhiều oresol sẽ dẫn đến rối loạn điện giải).
  • Hạn chế cho bệnh nhân ăn những thức ăn nhiều mỡ và gia vị.
  • Người bị bệnh sốt xuất huyết cần vệ sinh cơ thể bằng cách lau người hoặc tắm bằng nước ấm, tránh tắm nước lạnh sẽ làm co các mạch ngoài da, giãn các mạch nội tạng có nguy cơ dẫn đến tử vong.
  • Thường xuyên kiểm tra thân nhiệt của bệnh nhân để kịp thời xử lí.
  • Mặc quần áo thoáng mát và mỏng giúp quá trình tỏa nhiệt diễn ra dễ dàng.
  • Tuyệt đối không dùng Aspirin và ibuprofen để hạ sốt vì nó có thể làm xuất huyết tiêu hóa, gây nguy hiểm cho bệnh nhân.
  • Bệnh nhân sốt cao quá 38,5 độ C mới nên cho sử dụng thuốc hạ sốt, mỗi lần cách nhau 4 – 6 tiếng.
  • Khi bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu bất thường như mệt lả, vã mồ hôi, đau bụng, nôn, chân tay lạnh,…cần đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất để xử trí kịp thời.
chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết
Người bệnh sẽ hồi phục nhanh chóng khi có cả sự chăm sóc của gia đình và bác sĩ (Nguồn: Internet).

Một số bài viết liên quan cùng chuyên mục bạn đọc có thể tham khảo:

Tóm lại, trên đây là những kiến thức hữu ích về việc chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết tại nhà mà bạn cần nắm được để có thể chăm sóc người bệnh một cách tốt nhất và giúp họ mau chóng khỏi bệnh. Mỗi khi đau ốm, gia đình, người thân luôn là chỗ dựa vững chắc nhất, hãy thường xuyên theo dõi BlogAnChoi để cùng cập nhật thêm kiến thức hữu ích và chăm sóc sức khỏe cho cả nhà bạn nhé!

Xem thêm

Nghiến răng thường xuyên có phải là bệnh? Nguyên nhân và cách khắc phục là gì?

Bạn có bao giờ bị nghiến răng trong lúc ngủ? Đó là hiện tượng phổ biến với mọi người nhưng nếu xảy ra thường xuyên và quá mức có thể gây hậu quả như làm vỡ răng, đau hàm và đau đầu khi thức dậy, ngoài ra cũng ảnh hưởng tới những người xung quanh. Vậy nguyên nhân gây ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận