Giấc ngủ là đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể chúng ta. Việc ngủ ngon giúp chúng ta nạp đầy năng lượng sau những ngày làm việc mệt mỏi. Tuy nhiên, có rất nhiều thói quen xấu trong vô thức mà các bạn không nhận ra khi ngủ đang vô tình gây ảnh hưởng vô cùng xấu cho cơ thể. Cùng mình tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Thức khuya

Thức khuya là một thói quen xấu cần loại bỏ. (Ảnh: Internet)
Thức khuya là một thói quen xấu cần loại bỏ. (Ảnh: Internet)

Không bàn cãi gì nhiều, đây là thói quen cực kỳ xấu gây ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ. Ngoài ra, nó còn gây thêm rất nhiều hệ lụy trong tương lai.

  • Gây đau đầu, suy giảm trí nhớ: đây là triệu chứng đầu tiên khi ta thức khuya nhiều lần. Không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ, việc thức khuya gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến não bộ và làm suy giảm trí nhớ nhanh hơn gấp 5 lần so với người bình thường.
  • Nhức mỏi tay chân, uể oải, khó chịu: việc thức khuya khiến cho khả năng phục hồi và phát triển của các nhóm cơ trong cơ thể không hoạt động tốt. Điều này khiến bạn dễ mệt mỏi và dễ cáu gắt với người xung quanh.
  • Chán ăn, suy giảm hệ miễn dịch: do thức khuya quá nhiều lần làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh nên các giác quan cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Việc các giác quan bị ảnh hưởng gây nên hiện tượng như: biến ăn, ù tại, hoa mắt, dễ chóng mặt và có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Nổi mụn: việc thức khuya góp phần làm rối loạn nội tiết tố – nguyên nhân gây nên các loại mụn viêm, trứng cá,…

Ngoài ra, việc thức khuya cũng gây ra rất nhiều hệ lụy về mắt cho sau này như: suy giảm thị lực, thoái hoá điểm vàng hay thậm chí là mù loà. Vậy nên, nên loại bỏ thói quen này và hãy ngủ trước 22h để có sức khoẻ tốt nhất.

2. Sử dụng điện thoại trước khi ngủ

Việc sử dụng điện thoại trước khi ngủ gây ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ của bạn. Nguyên nhân chủ yếu là do ánh sáng xanh trên điện thoại gây kích thích não bộ hoạt động khiến bạn tỉnh táo và khó đi vào giấc ngủ sâu được. Ngoài ra, việc sử dụng điện thoại ở nơi không đủ ánh sáng khiến cho mắt dễ bị khô, mỏi,…

Ánh sáng xanh là nguyên nhân khiến bạn ngủ không sâu giấc (Ảnh: Internet).
Ánh sáng xanh là nguyên nhân khiến bạn ngủ không sâu giấc (Ảnh: Internet).

3. Ăn quá no hoặc để bụng đói khi đi ngủ

Việc ăn quá no sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể khiến cho não bộ hoạt động mạnh hơn. Đây là thói quen khiến bạn ngủ không sâu giấc và dễ gặp ác mộng. Ngoài ra, việc ăn trước khi ngủ còn gây tăng cân, ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa. Ngược lại, nếu đi ngủ với chiếc bụng rỗng sẽ khiến bạn khó tập trung vào giấc ngủ hơn khi bụng của bạn cứ kêu mãi.

Không nên ăn quá no hoặc quá đói trước khi ngủ (Ảnh: Internet).
Không nên ăn quá no hoặc quá đói trước khi ngủ (Ảnh: Internet).

4. Mặc áo quần quá nhiều và bó khi ngủ

Việc mặc quần áo quá nhiều và quá bó khi ngủ có làm chúng ta khó ngủ, không thoải mái. Ngoài ra, nó còn cản trở quá trình lưu thông, cọ xát nhiều lên da gây khó chịu. Thói quen mặc đồ quá nhiều hoặc quá bó còn dễ khiến các bạn dễ rơi vào tình trạng stress. Nên mặc áo quần mỏng nhẹ, thoáng mát, dễ chịu khi ngủ giúp cho việc lưu thông trao đổi chất diễn ra tốt hơn, giúp giấc ngủ sâu và tốt hơn.

Nên mặc đồ thoải mái khi ngủ (Ảnh: Internet).
Nên mặc đồ thoải mái khi ngủ (Ảnh: Internet).

5. Trùm chăn kín mặt

Tưởng chừng đây là một thói quen vô hại, tuy nhiên việc trùm chăn kín mặt khi ngủ rất dễ khiến cho bạn mệt mỏi, khó chịu vào ngày hôm sau hoặc thậm chí là thức giấc giữa khuya. Nguyên nhân là do khi trùm chăn kín mặt, lượng oxi trong chăn sẽ ít hơn bên ngoài, làm suy giảm khả năng hô hấp gây cản trở việc trao đổi và phục hồi cơ thể khi ngủ. Ngoài ra, khi dùng chăn, mền không được vệ sinh thường xuyên sẽ khiến da mặt dễ lên mụn.

Không nên trùm chăn quá kín khi ngủ (Ảnh: Internet).
Không nên trùm chăn quá kín khi ngủ (Ảnh: Internet).

6. Nằm gối quá cao hoặc quá thấp

Khi sử dụng gối quá cao, rất dễ dẫn đến tình trạng vẹo cổ, các bệnh về đốt sống cổ,… Ngược lại, gối quá thấp sẽ dẫn đến tình trạng sung huyết, sưng mặt, húp mắt,… Nguyên nhân là do lượng máu đỏ f lên não quá nhiều khi không sử dụng gối hoặc gối thấp khi ngủ.

Nên chọn gối có độ cao vừa phải 8-14cm, không quá cứng hoặc quá mềm (Ảnh: Internet).
Nên chọn gối có độ cao vừa phải 8-14cm, không quá cứng hoặc quá mềm (Ảnh: Internet).

7. Để đèn khi ngủ

Các loại đèn nhân tạo như: đèn led,…được xem như một loại áp lực lên cơ thể. Vậy nên, khi thường xuyên bật đến khi ngủ sẽ gây nên tình trạng rối loạn cảm xúc hay tâm lý không ổn định. Điều này khiến bạn khó đi vào giấc ngủ dẫn đến thời gian ngủ giảm sút, giấc ngủ không sâu.

Mở đến khi ngủ khiến cho giấc ngủ không sâu (Ảnh: Internet).
Mở đèn khi ngủ khiến cho giấc ngủ không sâu (Ảnh: Internet).

8. Sử dụng caffeine trước khi ngủ

Caffeine là một trong những chất kích thích giúp não tỉnh táo và hoạt động tốt hơn. Chính vì thế, nếu sử dụng caffeine trước khi ngủ có thể khiến bạn khó ngủ, ngủ không sâu. Điều này làm bạn cảm thấy bực bội và khó chịu trong ngày sau đó.

Nên tránh những thực phẩm chứa caffeine như: cà phê, trà,... để có một giấc ngủ tốt hơn (Ảnh: Internet).
Nên tránh những thực phẩm chứa caffeine như: cà phê, trà,… để có một giấc ngủ tốt hơn (Ảnh: Internet).

Cám ơn bạn đã xem bài viết “8 thói quen đang dần “thủ tiêu” giấc ngủ của bạn”. Hy vọng rằng bài viết sẽ đem lại nhiều điều bổ ích cho các bạn!

Xem thêm bài viết về giấc ngủ dưới đây:

Xem thêm

Hãng Moderna đang phát triển vaccine COVID-19 kết hợp ngừa bệnh cúm - Nó có ý nghĩa như thế nào?

Trong lúc các chuyên gia trên khắp thế giới đang thảo luận và nghiên cứu để quyết định xem vaccine COVID-19 có cần tiêm nhắc lại hằng năm hay không, thì một trong những nhà sản xuất vaccine hàng đầu hiện nay là Moderna đang mở ra hướng đi mới: phát triển vaccine phối hợp 2 trong 1 ngừa ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận