Căng thẳng và lo lắng kéo dài có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn. Căng thẳng hay còn gọi là stress là một hiện tượng bình thường hàng ngày được kích hoạt bởi một tác nhân gây căng thẳng hoặc mối đe dọa được nhận thức. Các yếu tố gây căng thẳng đến từ nhiều thứ trong cuộc sống từ các sinh hoạt hàng ngày, những mối quan hệ, áp lực công việc, cuộc sống.

Stress - kẻ thù chung của mọi người (Nguồn: Internet).
Stress – kẻ thù chung của mọi người (Nguồn: Internet).

Mặc dù chúng ta có xu hướng tập trung vào các khía cạnh sức khỏe tâm thần của nó nhưng stress được thúc đẩy bởi những thay đổi sinh lý tiềm ẩn. Những thay đổi này là một phần trong sự tồn tại của chúng ta:

Khi cơ thể cảm nhận được mối đe dọa tức thời (tác nhân gây căng thẳng), hệ thần kinh sẽ kích hoạt phản ứng chống lại các tổn thương do các tác nhân này gây ra.

Điều này kích hoạt não giải phóng các hormone adrenaline và cortisol giúp tăng tốc độ nhịp tim, nhịp thở, thời gian phản ứng và co cơ để cơ thể có thể vượt qua hoặc thoát khỏi tác nhân gây stress này.

Khi tác nhân gây căng thẳng không còn, cơ thể sẽ từ từ trở lại bình thường, nhịp thở và nhịp tim chậm lại và cơ bắp từ từ thư giãn.

Cơ thể là một bộ máy thật hoàn hảo và kỳ diệu (Nguồn: Internet).
Cơ thể là một bộ máy thật hoàn hảo và kỳ diệu (Nguồn: Internet).

Phản ứng bảo vệ này được thiết kế trong những khoảng thời gian ngắn, tác dụng tức thời, do đó nếu căng thẳng kéo dài sẽ gây hại cho cơ thể. Điều này có nghĩa là ngoài tác động đến cách chúng ta suy nghĩ và cảm nhận, căng thẳng và lo lắng cũng ảnh hưởng đến thể chất và sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Bài viết sẽ giúp bạn có được cái nhìn rõ ràng hơn về stress đối với cơ thể.

1. Bị táo bón hoặc tiêu chảy

Các vấn đề về tiêu hóa luôn kéo theo nhiều rắc rối (Nguồn: Internet).
Các vấn đề về tiêu hóa luôn kéo theo nhiều rắc rối (Nguồn: Internet).

Phản ứng căng thẳng kéo dài có thể ảnh hưởng đến tốc độ di chuyển của thức ăn trong cơ thể, vì vậy không có gì lạ khi bạn bị táo bón hoặc tiêu chảy khi căng thẳng hoặc lo lắng. Những người có tình trạng như hội chứng ruột kích thích có thể đặc biệt dễ bị bùng phát khi căng thẳng.

Hội chứng ruột kích thích là rối loạn chức năng ruột tái đi tái lại nhiều lần mà không tìm ra nguyên nhân. Ở Việt Nam thường gọi là: viêm đại tràng mãn tính, viêm đại tràng co thắt, viêm đại tràng chức năng.

2. Bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn

Sức khỏe là vốn quý nhất! (Nguồn: Internet).
Sức khỏe là vốn quý nhất! (Nguồn: Internet).

Căng thẳng làm giảm số lượng tế bào bạch cầu (bạch cầu có tác dụng chống viêm nhiễm trùng), nhưng nó cũng góp phần vào phản ứng viêm mức độ thấp do cortisol tăng cao. Viêm là một phản ứng miễn dịch, những loại này không phải là phản ứng tốt vì nó gây ra tình trạng quá tải của hệ thống miễn dịch, khiến hệ miễn dịch không làm việc hết khả năng. Nhìn chung, hệ thống miễn dịch bị suy yếu, khiến bạn dễ bị cảm lạnh hoặc nhiễm vi rút hơn.

3. Khiến bạn trở nên “già đi”

Giữ tâm trạng thoải mái có thể giúp bạn trông “trẻ” hơn đấy! (Nguồn: Internet).
Giữ tâm trạng thoải mái có thể giúp bạn trông “trẻ” hơn đấy! (Nguồn: Internet).

Bạn chắc chắn đã từng nghe điều này và khoa học đã chứng minh nó là sự thật. Hoạt động của hệ thần kinh giao cảm ảnh hưởng trực tiếp đến tóc do có các đầu mút thần kinh giao cảm trong mỗi nang lông. Khi bị căng thẳng, các đầu dây thần kinh này giải phóng norepinephrine, chất này khiến các tế bào sắc tố rời khỏi nang tóc. Nếu không có sắc tố, tóc chuyển sang màu xám hoặc trắng.

4. Huyết áp cao

Tăng huyết áp - sát thủ giấu mặt! (Nguồn: Internet).
Tăng huyết áp – sát thủ giấu mặt! (Nguồn: Internet).

Khi phản ứng căng thẳng của cơ thể được kích hoạt, tim đập nhanh hơn và khó lưu thông oxy hơn. Đây là một điều tốt khi nó giúp bạn đối phó với một tác nhân gây căng thẳng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, điều này bắt đầu ảnh hưởng đến tim và mạch máu khi căng thẳng kéo dài, dẫn đến huyết áp cao và thậm chí có khả năng gây đau tim và làm trầm trọng hơn với những người có tiền sử tim mạch.

5. Thay đổi sự thèm ăn

Thêm một kẻ thù nữa với vóc dáng và cân nặng của bạn. (Nguồn: Internet).
Thêm một kẻ thù nữa với vóc dáng và cân nặng của bạn. (Nguồn: Internet).

Những thay đổi đối với sự thèm ăn thường đi theo cách này hay cách khác. Một số người cảm thấy mất cảm giác thèm ăn khi bị căng thẳng mãn tính và các hormone có thể đóng một vai trò trong việc giảm cảm giác thèm ăn hoặc thậm chí gây ra cảm giác buồn nôn. Những người khác nhận thấy họ ăn nhiều hơn. Điều này là do nồng độ cortisol cao hơn làm tăng cảm giác thèm ăn và đói. Nhưng đừng để những cảm giác này khiến bạn ăn những thực phẩm không lành mạnh.

6. Làm tăng sự kháng insulin

Đái tháo đường - nguồn cội của nhiều bệnh chuyển hóa nguy hiểm. (Nguồn: Internet).
Đái tháo đường – nguồn cội của nhiều bệnh chuyển hóa nguy hiểm. (Nguồn: Internet).

Cortisol có tác dụng làm tăng lượng glucose trong máu để tạo ra năng lượng giúp bạn tập trung do đó ức chế tác dụng hạ đường huyết của insulin. Điều này chỉ có ích trong thời gian ngắn, nhưng nếu kéo dài sẽ dẫn đến lượng glucose trong máu cao và kháng insulin, tăng cân và thay đổi trao đổi chất và có thể dẫn đến khởi phát bệnh tiểu đường loại 2. Trên thực tế, một đánh giá khoa học năm 2010 cho rằng những người bị trầm cảm, lo lắng và căng thẳng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn.

7. Tăng nguy cơ vô sinh

Stress ảnh hưởng đến cơ thể nghiêm trọng hơn bạn nghĩ! (Nguồn: Internet).
Stress ảnh hưởng đến cơ thể nghiêm trọng hơn bạn nghĩ! (Nguồn: Internet).

Căng thẳng và lo lắng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản ở cả nam và nữ giới. Phản ứng căng thẳng kéo dài dẫn đến giảm nồng độ testosterone ở nam giới, giảm số lượng và chất lượng tinh trùng. Ở phụ nữ, căng thẳng liên tục có thể dẫn đến bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt và có thể góp phần gây vô sinh. Một bài báo năm 2018 kết luận rằng liệu pháp nhận thức có thể giúp giảm căng thẳng và lo lắng ở phụ nữ đang điều trị để mang thai và có thể làm tăng đáng kể số lần mang thai.

Vậy có thể làm những gì để thoát khỏi stress?

Cởi mở và nói ra các vấn đề với bác sĩ có thể giúp bạn xác định nguồn gốc gây căng thẳng trong cuộc sống và lập chiến lược để điều trị. Hãy chia sẻ mọi cảm xúc với bạn bè và người thân và những thứ xảy ra trong cuộc sống khiến bạn thấy không thoải mái.

Đôi khi lắng nghe người khác có sức mạnh hơn bạn tưởng! (Nguồn: Internet).
Đôi khi lắng nghe người khác có sức mạnh hơn bạn tưởng! (Nguồn: Internet).

Tránh xa những nguồn khiến bạn không vui như việc so sánh bản thân với ai đó thành công hơn bạn, hay tự trách móc mặc cảm về bản thân. Giấc ngủ cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát căng thẳng, vì vậy hãy cố gắng đi ngủ sớm hơn và áp dụng một số phương pháp giúp bạn ngủ ngon hơn. Và, cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, hãy xem chế độ ăn uống của bạn – một số loại thực phẩm có xu hướng làm tăng căng thẳng, trong khi những loại khác giúp làm dịu nó.

Hãy nghỉ ngơi và thả lỏng khi cơ thể bạn cần (Nguồn: Internet).
Hãy nghỉ ngơi và thả lỏng khi cơ thể bạn cần (Nguồn: Internet).

Stress là không thể tránh khỏi nhưng hãy chọn cách thông minh để đối mặt và vượt qua chúng.

Hãy thường ghé chuyên mục Sức khỏe của BlogAnChoi để có thêm nhiều kiến thức bổ ích cho bản thân và người thân nhé!

Một số bài viết liên quan:

Xem thêm

5 sự thật về vắc-xin phòng COVID-19 mà bạn nên biết

Tình hình dịch bệnh COVID-19 đang bùng phát tại nhiều tỉnh thành trong cả nước, mỗi ngày ghi nhận thêm hàng trăm ca mắc mới, đỉnh điểm vào ngày 5/7/2021 vừa qua tổng số ca mắc mới trong cả nước vượt mức 1000 ca. Biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay để kiểm soát dịch bệnh là tiêm vắc-xin ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Mộc Chi

Trời ơi mình có nhiều dấu hiệu quá :(((((