Việt Nam ghi nhận ca nhiễm cúm A lần đầu tiên vào 26/05/2009. Cúm A rất dễ lây lan và bùng phát thành dịch. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ, hiểu đúng về dịch cúm A để kịp thời phòng tránh, nhận biết và điều trị.

Sponsor

Cúm A là gì?

Cúm A do virus gây ra và mang các tính chất của bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. Ở Việt Nam 3 chủng cúm hay gặp là cúm A/H1N1, cúm A/H3N2 và cúm B. Bệnh có thể xảy ra quanh năm nhưng gặp nhiều nhất vào thời điểm giao mùa đông xuân. Ở thời điểm này, thời tiết nóng lạnh, ẩm ướt thay đổi thất thường tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển gây bệnh, đồng thời cũng làm giảm khả năng miễn dịch của con người đặc biệt là ở trẻ nhỏ sẽ dễ bị bệnh hơn.

cúm A là gì
Các nhà nghiên cứu cho rằng cúm A bắt nguồn từ lợn nên cúm A còn được gọi là cúm lợn (Nguồn: Internet).

Cúm A có lây không và đường lây thế nào?

Điều đầu tiên cần khẳng định là cúm A rất dễ lây nhiễm từ người này qua người khác và có thể bùng phát thành dịch.

Cúm A thường lây truyền trực tiếp từ người bệnh qua người lành do tiếp xúc với các giọt bắn nhỏ li ti khi người bệnh ho, hắt hơi, sổ mũi,… Người lành cũng có thể nhiễm bệnh khi tiếp xúc với bề mặt, vật dụng có nhiễm cúm A rồi đưa tay lên miệng, lên mũi của mình.

lây nhiễm cúm A
Cúm A rất dễ lây nhiễm qua các giọt bắn của người mang bệnh (Nguồn: Internet).

Dấu hiệu nhận biết cúm A

Cũng giống như nhiều loại cúm mùa khác, cúm A có các dấu hiệu điển hình để nhận biết thường sau 2 ngày tiếp xúc với virus cúm sẽ biểu hiện như:

  • Sốt: Người mắc cúm A thường có biểu hiện sốt rất sớm, sốt trên 38 độ C kèm cảm giác ớn lạnh
  • Mệt mỏi nhiều, chân tay rã rời, đau nhức cơ bắp
  • Hoa mắt, chóng mặt
  • Ho và đau họng có thể gặp theo các mức độ từ nhẹ tới nặng
  • Chảy nước mũi, nghẹt mũi
  • Ăn không ngon, buồn nôn, nôn
  • Có thể có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa
dấu hiệu cúm a
Dấu hiệu cúm A không dễ phân biệt với cúm thường (Nguồn: Internet).

Cúm A cần nằm viện khi nào?

Cúm A thường diễn biến lành tính, trong trường hợp nhẹ có thể tự khỏi dù điều trị tại nhà theo hướng dẫn. Sau 5 ngày người bệnh sẽ hết ho, hết sốt. Nhưng cảm giác mệt mỏi, uể oải vẫn còn kéo dài trong 1-2 tuần sau đó. Người bệnh sẽ dần khỏe mạnh và khỏi hoàn toàn.

Thế nhưng đối với những cơ địa đặc biệt và trường hợp diễn biến nặng, người bệnh cần tới viện để được theo dõi sát và điều trị. Tỉ lệ tử cong gây ra do cúm A là 1-4%. Hãy chú ý những trường hợp sau để tới viện các bạn nhé:

  • Người mắc cúm A là người trên 65 tuổi
  • Trẻ mắc cúm A nhỏ hơn 2 tuổi
  • Trẻ mắc cúm A từ 2 – 5 tuổi nhưng có các bệnh lý khác như béo phì, suy dinh dưỡng, mắc các bệnh suy giảm miễn dịch
  • Người mắc các bệnh suy giảm miễn dịch toàn thân từ trước như HIV hay đang điều trị thuốc chống ung thư
  • Người mắc các bệnh như hen suyễn, bệnh tim mạch, bệnh phổi mãn tính,…ở mọi lứa tuổi
  • Phụ nữ có thai
  • Bệnh nhân có dấu hiệu suy hô hấp, khó thở
  • Bệnh nhân mắc bệnh tiến triển kéo dài hơn một tuần cũng nên tới gặp bác sĩ để kiểm tra.
trẻ em
Trẻ em rất dễ nhiễm cúm (Nguồn: Internet).

Điều trị cúm A thế nào?

Cúm A cũng giống như nhiều loại cúm khác, bệnh có thể tự khỏi, bác sĩ sẽ chủ yếu điều trị triệu chứng để giảm sự khó chịu tạm thời cho bệnh nhân. Cụ thể như:

  • Hạ sốt: Dùng paracetamol hạ sốt khi sốt trên 38,5 độ C. Lưu ý dùng cách nhau 4-6 tiếng
  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho người bệnh để nâng cao thể trạng
  • Đảm bảo cân bằng điện giải cho người bệnh bằng biện pháp uống nhiều nước, bổ sung osezol. nước gạo, nước hoa quả,…
  • Thuốc kháng virus: 2 loại thường được dùng hiện nay là Tamiflu và Zanamivir. Thuốc kháng virus có chỉ định rõ ràng theo quy định là áp dụng cho đối tượng có yếu tố nguy cơ biến chứng chứ không được phép dùng tràn lan. Thuốc chỉ chống virus nhân lên chứ không diệt virus và hiệu quả tốt nhất sau 2 ngày đầu mắc bệnh.
điều trị cúm
Những việc có thể làm tại nhà khi mắc cúm nhẹ (Nguồn: Internet).

Cách phòng tránh cúm A theo khuyến cáo của bộ Y tế

  • Đảm bảo vệ sinh cá nhân bằng cách: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, tránh chùi tay lên mũi lên mắt, nên chú ý che miệng và mũi khi hắt hơi, ho khạc; vệ sinh sát khuẩn mũi họng hàng ngày, chú ý khi tiếp xúc với người nhiễm cúm.
  • Thường xuyên vệ sinh, lau dọn không gian nhà ở, nơi sống bằng xà phòng, dọn dẹp và mở cửa để nhà cửa thông khí, thoáng mát
  • Đảm bảo đủ dinh dưỡng để tăng sức để kháng cho cơ thể
  • Với những trường hợp nhiễm cúm cần chủ động cách ly, hạn chế đi đến những nơi đông người, đeo khẩu trang thường xuyên khi ra ngoài.
  • Nên thực hiện tiêm chủng vacxin cúm hàng năm, các đối tượng đặc biệt cần chú ý như người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên), trẻ em từ 6 tháng đến 8 tuổi và đặc biệt từ 6 tháng đến 2 tuổi, người có các bệnh lý mãn tính và mắc các bệnh suy giảm miễn dịch.
cúm phòng tránh
Chủ động tiêm vacxin cúm để phòng bệnh (Nguồn: Internet).

Tìm mua các loại vitamin và uống thường xuyên để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Một số bài viết liên quan cùng chuyên mục có thể sẽ hữu ích với bạn:

Bài viết trên đây hi vọng đã mang tới thông tin hữu ích cho đọc giả. Đừng quên tiếp tục ủng hộ và theo dõi BlogAnChoi để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích khác bạn nhé!

Sponsor
Xem thêm

Tất cả về bệnh viêm đường hô hấp trẻ em mẹ cần biết để chăm sóc con tốt nhất

Bệnh viêm đường hô hấp trẻ em hay nhiễm khuẩn hô hấp trẻ em là những bệnh lý mà bất cứ đứa trẻ nào đều có thể gặp phải. Bệnh diễn biến từ nhẹ đến nặng, có thể vài ba ngày sẽ khỏi nhưng cũng có thể gây tử vong. Bố mẹ nên có hiểu biết cơ bản về ...
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bài này có hay không bạn?
Có 3 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(