Những chiếc iPhone hiện nay của Apple vẫn có giá khởi điểm là 999 USD giống như thời điểm năm 2017. Vậy tại sao Apple không tăng giá iPhone trong nhiều năm qua dù chất lượng đã được nâng lên và lạm phát cao? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Điều gì xuất hiện trong đầu bạn khi nghĩ về iPhone? Có phải là phần cứng cao cấp? Chất lượng camera tuyệt vời? Bộ xử lý cực mạnh? Hay khả năng kết nối liền mạch với iPad và MacBook? Bên cạnh những phẩm chất hàng đầu đó, một yếu tố bị coi là điểm trừ của iPhone chính là mức giá không hề phải chăng.

Giá của iPhone là vấn đề được nhiều người quan tâm (Ảnh: Internet)
Giá của iPhone là vấn đề được nhiều người quan tâm (Ảnh: Internet)

Nhưng nếu xem lại kỹ hơn, bạn sẽ thấy iPhone thực ra đang giảm giá dần dần theo thời gian. Trên thực tế, Apple đã không tăng giá sản phẩm này kể từ năm 2017. Vậy Apple đã làm thế nào để giữ giá iPhone ổn định trong bối cảnh lạm phát gia tăng, tại sao họ lại làm vậy và có ảnh hưởng đến người dùng như thế nào?

Giá iPhone không tăng kể từ năm 2017

Để so sánh, dưới đây là thống kê giá của những chiếc iPhone có kích thước tương đương nhau được phát hành kể từ năm 2017 đến nay:

Thế hệ iPhoneNăm phát hànhGiá khởi điểm công bốGiá điều chỉnh theo lạm phát
iPhone X2017999 USD1219,28 USD
iPhone XS2018999 USD1190,21 USD
iPhone 11 Pro2019999 USD1169,03 USD
iPhone 12 Pro2020999 USD1154,78 USD
iPhone 13 Pro2021999 USD1102,97 USD
iPhone 14 Pro2022999 USD1021,24 USD

iPhone X được ra mắt năm 2017 có giá khởi điểm là 999 USD. Đến năm 2022, iPhone 14 Pro ra mắt với mức giá khởi điểm giữ nguyên như vậy. Nhưng thực ra nếu tính đến lạm phát thì iPhone 14 Pro phải có giá khoảng 1.200 USD ở thời điểm hiện nay.

Vậy tại sao Apple lại không tăng giá iPhone trong suốt nửa thập kỷ qua, mặc dù có lượng người hâm mộ rất trung thành và giá trị thương hiệu hàng đầu thế giới? Lý do không phải vì Apple đứng ngoài tầm ảnh hưởng của tình hình lạm phát.

Apple giữ giá iPhone ổn định bằng cách nào?

Apple không tránh khỏi lạm phát, cũng giống như tất cả mọi công ty khác trên thị trường, nhưng họ thực sự có khả năng chống chọi với lạm phát tốt hơn các hãng sản xuất điện thoại thông minh khác. Đó là do Apple có khả năng thương lượng để giảm chi phí sản xuất vì họ thường là khách hàng lớn nhất của các nhà cung cấp.

Apple có quan hệ đối tác chặt chẽ với nhiều công ty lớn khác (Ảnh: Internet)
Apple có quan hệ đối tác chặt chẽ với nhiều công ty lớn khác (Ảnh: Internet)

Trên thực tế, Apple là khách hàng lớn nhất của các công ty công nghệ nổi tiếng sau đây:

  • Foxconn: lắp ráp linh kiện iPhone.
  • TSMC: sản xuất chip silicon của Apple.
  • Samsung: cung cấp màn hình OLED cho iPhone.
  • Sony: cung cấp cảm biến camera cho iPhone.
  • Qualcomm: cung cấp modem 5G.

Các nhà cung cấp thường có quan hệ chặt chẽ với Apple đến mức mỗi sản phẩm của Apple đều trực tiếp đóng góp vào doanh thu của chính họ. Nói cách khác, họ có lý do rõ ràng để giúp Apple bởi vì nếu không thì họ sẽ mất đi khách hàng lớn nhất và ảnh hưởng đến lợi nhuận của chính mình.

Mối quan hệ đặc biệt này khiến các công ty đối tác không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận khi Apple yêu cầu họ không tăng giá quá nhiều. Bằng cách này, Apple có thể giữ chi phí sản xuất của mình không tăng cao, từ đó làm cho giá của iPhone tương đối ổn định.

iPhone 13 Pro của Apple (Ảnh: Internet)
iPhone 13 Pro của Apple (Ảnh: Internet)

Nhưng lợi dụng mối quan hệ chặt chẽ với các nhà cung cấp không phải là tất cả. Vì Apple chiếm khoảng 3/4 tổng lợi nhuận trong ngành (theo Counterpoint Research) nên họ có thể chấp nhận giảm tỷ suất lợi nhuận mà không ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận tổng thể.

Và cuối cùng, Apple cũng được hưởng lợi từ chính sách không giảm giá. Trong khi các nhà sản xuất Android thường xuyên giảm giá sản phẩm thì iPhone luôn giữ nguyên một mức giá trong suốt cả năm, ít nhất là ở thị trường Bắc Mỹ, vì vậy họ không cần phải đặt mức giá quá cao khi mới ra mắt để rồi phải giảm giá sau vài tháng.

Tất cả những lý do này kết hợp lại giúp Apple giữ giá iPhone ổn định và do đó ngày càng hấp dẫn hơn đối với người mua. Nhưng chúng ta biết rằng người dùng iPhone ít phản ứng với việc tăng giá hơn so với người dùng Android, vậy tại sao Apple không tận dụng điều này để tăng giá nhằm kiếm được nhiều tiền hơn?

Tại sao Apple muốn giữ giá iPhone ổn định?

Lý do Apple cố gắng hết sức để không tăng giá iPhone không phải vì phục vụ người dùng mà bởi vì hiện tại, hơn bao giờ hết, họ muốn kéo người dùng Android chuyển sang iPhone.

Apple muốn thu hút mọi người đến với iPhone (Ảnh: Internet)
Apple muốn thu hút mọi người đến với iPhone (Ảnh: Internet)

Trên thực tế, doanh số bán điện thoại thông minh trên toàn cầu đang giảm hàng năm vì mọi người ngày nay không thường xuyên nâng cấp lên điện thoại mới vì nhiều lý do. Điều này khiến các nhà sản xuất điện thoại gặp khó khăn hơn trong việc duy trì hoạt động và giữ lợi nhuận. Cách hợp lý để đối phó với bối cảnh kinh tế đang thay đổi này là bán các dịch vụ đảm bảo doanh thu thường xuyên và ổn định. Đây chính là chiến lược mà Apple đang làm.

Bằng cách không tăng giá iPhone, Apple muốn thu hút nhiều người hơn tham gia vào hệ sinh thái của họ một cách dễ dàng hơn, để sau đó người dùng có thể đăng ký các dịch vụ trả phí thường xuyên giúp mang về thu nhập ổn định cho hãng, ví dụ như Apple TV+, Apple Arcade, Apple Music, Apple Fitness+, v.v.

Mục tiêu lôi kéo càng nhiều khách hàng gắn bó với mình càng tốt có thể là lý do Apple tạo ra dòng sản phẩm iPhone SE. Nếu như iPhone thông thường là cánh cổng dẫn vào hệ sinh thái Apple thì iPhone SE là lối đi giúp người dùng bước vào sâu bên trong dễ hơn.

Các dịch vụ của Apple đã tăng giá qua các năm

Hệ sinh thái Apple có rất nhiều dịch vụ đăng ký trả phí (Ảnh: Internet)
Hệ sinh thái Apple có rất nhiều dịch vụ đăng ký trả phí (Ảnh: Internet)

Apple khuyến khích mọi người mua iPhone bằng cách giữ giá ổn định, nhưng đồng thời họ phải bù đắp lợi nhuận bằng những nguồn khác. Vào tháng 10/2022, Apple đã tăng giá các dịch vụ của hãng bao gồm Apple Music, Apple TV+ và Apple One.

Các dịch vụ của Apple phản ánh tình hình lạm phát chính xác hơn vì đó là đích đến cuối cùng của người dùng iPhone. Sản phẩm iPhone hiện chiếm khoảng một nửa tổng doanh thu của công ty, nhưng nếu tiếp tục duy trì chiến lược này, các dịch vụ có thể trở thành nguồn thu nhập chính của Apple trong vài năm tới. Điều này rất có lợi cho họ vì việc vận hành và duy trì các dịch vụ thường tiết kiệm chi phí và công sức hơn so với nghiên cứu phát triển để cải tiến phần cứng.

Tuy nhiên đối với những khách hàng tiềm năng có hầu bao rủng rỉnh, Apple có thể sẽ sớm ra mắt phiên bản iPhone Ultra để lấy lại vị thế cao cấp của mình trên thị trường.

Tóm lại

Apple muốn người dùng Android chuyển sang iPhone, và hiện tại họ vẫn ổn với chiến lược không tăng giá iPhone nhằm thu hút nhiều người tham gia vào hệ sinh thái của mình. Mục đích cuối cùng của việc này là khiến người dùng đăng ký trả phí thường xuyên thông qua các dịch vụ của Apple.

Dù muốn hay không thì việc đăng ký dịch vụ sẽ ngày càng trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, và Apple đang chủ động trong quá trình chuyển đổi này. Mọi người chuyển đổi càng sớm thì Apple càng có thêm quyền lực ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành công nghệ trong tương lai.

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

Học cách thương hiệu Philips, Apple, adidas làm quảng cáo ấn tượng bằng công nghệ CGI và 3D OOH

Trong tuần qua, các thương hiệu lớn như Apple, adidas đã tung ra các ý tưởng quảng cáo độc đáo nào? Các bạn hãy cùng BlogAnChoi khám phá ngay trong bài viết này nhé!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận