User Generated Content (UGC) hay “Nội dung do người dùng tạo” là một trong những hình thức marketing tiêu tốn ít chi phí cũng như “chất xám” của thương hiệu nhất, nhưng đồng thời lại đem về hiệu quả cao nhờ tính chân thực và khả năng lan truyền rộng rãi. Tuy nhiên trên thực tế, thương hiệu dường như không thể kiểm soát chất lượng nội dung UGC, đồng thời khó đo lường hay dự đoán kết quả sau khi chúng được đăng tải.

5 loại nội dung UGC phổ biến

1. Phong cách sống (Lifestyle)

Đây là loại nội dung UGC phổ biến hàng đầu trên các nền tảng mạng xã hội. Người dùng sẽ chia sẻ về cuộc sống riêng tư của họ mà trong đó, sản phẩm thương hiệu xuất hiện một cách tự nhiên như một phần không thể thiếu hoặc ít nhất là đóng vai trò giúp người dùng nâng cao chất lượng cuộc sống. Chính vì vậy, loại UGC này thường mang tính chất tích cực, truyền cảm hứng và có khả năng truyền tải được lợi ích sản phẩm một cách trực tiếp.

2. Video/ảnh “đập hộp”

Một bao bì đóng gói độc đáo hoặc sang trọng dễ dàng khuyến khích khách hàng quay video hoặc chụp ảnh ghi lại trải nghiệm khó quên của họ khi “đập hộp” (unboxing) sản phẩm. Cảm giác phấn khích cùng biểu cảm chân thật của khách hàng vừa tạo nên sức hấp dẫn cho video/ảnh, vừa truyền động lực mua sản phẩm cho người xem.

Cảm giác phấn khích cùng biểu cảm chân thật của khách hàng vừa tạo nên sức hấp dẫn cho video/ảnh, vừa truyền động lực mua sản phẩm cho người xem (Ảnh: Internet)
Cảm giác phấn khích cùng biểu cảm chân thật của khách hàng vừa tạo nên sức hấp dẫn cho video/ảnh, vừa truyền động lực mua sản phẩm cho người xem (Ảnh: Internet)

3. Review và dùng thử

Dạng nội dung review sản phẩm không phải do nhận quảng cáo từ thương hiệu đã không còn quá mới lạ với người tiêu dùng hiện đại. Những đánh giá đặc biệt tốt về sản phẩm sẽ kéo theo những lợi ích tuyệt vời đúng nghĩa “trên trời rơi xuống” dành cho thương hiệu.

4. Case study

Thương hiệu có thể hợp tác với khách hàng để kể câu chuyện chân thực về cách thương hiệu đi vào đời sống và giải quyết mọi vấn đề mà họ đang phải đối mặt. Mặc dù được nhìn qua lăng kính của nhãn hàng, nhưng những câu chuyện “người thật việc thật” vẫn đủ sức lay động trái tim của nhóm người tiêu dùng mục tiêu.

5. De-influencing

Không phải lúc nào UGC cũng tích cực và đem lại tác động tốt cho thương hiệu. Ngày nay, quá dễ dàng để tìm thấy một phản hồi tiêu cực về thương hiệu từ influencer (người có ảnh hưởng) hoặc bất kỳ một ai trên các trang mạng xã hội. Những người này sẽ chia sẻ về trải nghiệm không tốt của họ với sản phẩm, rồi đưa ra lời khuyên “không nên mua” tới người xem. Dạng nội dung này đang trở thành một xu hướng phổ biến trong những năm gần đây và được gọi là “de-influencing”.

Những influencer chia sẻ về trải nghiệm không tốt của họ với sản phẩm, rồi đưa ra lời khuyên “không nên mua” tới người xem (Ảnh: Internet)
Những influencer chia sẻ về trải nghiệm không tốt của họ với sản phẩm, rồi đưa ra lời khuyên “không nên mua” tới người xem (Ảnh: Internet)

Tối ưu hoá UGC cho chiến dịch tiếp thị mạng xã hội

1. Đăng lại hoặc chia sẻ tự nhiên

Cách đơn giản nhất nhưng không kém phần hiệu quả là chia sẻ hoặc đăng lại nội dung UGC lên kênh thương hiệu một cách thuần tuý. Đừng quên bổ sung vài dòng chia sẻ của thương hiệu về nội dung bài đăng. Thương hiệu có thể gửi lời cảm ơn tới khách hàng vì đã sử dụng sản phẩm, bày tỏ cảm xúc về nội dung hữu ích của bài đăng, giải thích rõ hơn về ngữ cảnh bài đăng cho người theo dõi kênh thương hiệu,… Hãy cứ chia sẻ thật thân thiện, gần gũi và hạn chế nhắc quá nhiều về sản phẩm.

Cách đơn giản nhất nhưng không kém phần hiệu quả là chia sẻ hoặc đăng lại nội dung UGC lên kênh thương hiệu một cách thuần tuý (Ảnh: Internet)
Cách đơn giản nhất nhưng không kém phần hiệu quả là chia sẻ hoặc đăng lại nội dung UGC lên kênh thương hiệu một cách thuần tuý (Ảnh: Internet)

2. Kết hợp UGC với nội dung sáng tạo của thương hiệu

Thay vì đơn thuần chia sẻ lại và đính kèm mô tả ngắn, thương hiệu có thể Duet/ Stitch/ Remix với bài đăng của người tiêu dùng trên nền tảng TikTok và Instagram. Một gợi ý khác là thương hiệu thực hiện một video hoàn toàn mới khai thác những chủ đề mới: giới thiệu sản phẩm, tổng hợp đánh giá khách hàng,… Trong đó, bài đăng UGC gốc xuất hiện như một ví dụ minh hoạ trực quan.

3. Quảng cáo như một bài viết gốc của thương hiệu

Đây là giải pháp nâng cấp hơn của việc chia sẻ một cách tự nhiên nội dung UGC từ khách hàng. Theo đó, thương hiệu sẽ tái thiết kế những nội dung này thành bài viết đạt tiêu chuẩn bộ nhận diện, phù hợp với giọng điệu thương hiệu hay câu chuyện mà thương hiệu đang khai thác trên kênh. Sau đó, thương hiệu đăng tải lại chúng, thậm chí có thể chạy quảng cáo để tăng mức độ phủ sóng cho bài đăng.

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

Khủng hoảng niềm tin của ngành bảo hiểm: 94% người tiêu dùng nghĩ tiêu cực về bảo hiểm nhân thọ

Khởi nguồn chỉ từ một buổi livestream của diễn viên Ngọc Lan, khủng hoảng mới đây của ngành bảo hiểm đã thổi bùng lên tâm lý bức xúc trong dư luận. Sau một thời gian, thái độ của người dân đối với bảo hiểm nhân thọ giờ đây ra sao và ảnh hưởng của sự việc này đối với ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận