Ngộ độc rượu là tình trạng uống một lượng lớn rượu độc hại, thường là trong một thời gian ngắn. Nồng độ cồn trong máu tăng cao đến mức được coi là chất độc. Người bị ngộ độc rượu có thể trở nên cực kỳ lú lẫn, không phản ứng, mất phương hướng, thở nông và thậm chí hôn mê bất tỉnh.

Tổng quan về ngộ độc rượu

Ngộ độc rượu là gì?

Sau khi uống rượu, phần lớn mọi người thường sẽ cảm thấy nôn nao và trở lại bình thường sau khỉ nghỉ ngơi. Nhưng ngộ độc rượu rất nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng, xảy ra khi uống rất nhiều rượu trong một thời gian ngắn.

Ngộ độc rượu có thể do uống bất kỳ loại chất cồn nào, bao gồm bia, rượu hoặc đồ uống có cồn khác. Khi dạ dày tiêu hóa và hấp thụ rượu, nó sẽ đi vào máu và nồng độ cồn trong máu bắt đầu tăng lên. Gan là cơ quan phân giải rượu, nhưng khi nồng độ cồn trong máu cao, lá gan bị quá tải không thể loại bỏ các chất độc kịp nữa.

Lượng cồn tăng lên trong máu gây ức chế thần kinh trung ương, tức là làm giảm chức năng so với bình thường. Nó ảnh hưởng đến các bộ phận của não kiểm soát các chức năng quan trọng của cơ thể như nhịp thở, nhịp tim, huyết áp và thân nhiệt. Nồng độ cồn trong máu càng cao thì tác dụng ức chế trung ương càng tăng đáng kể.

Ngộ độc rượu rất nguy hiểm (Ảnh: Internet).
Ngộ độc rượu rất nguy hiểm (Ảnh: Internet).

Ai có nguy cơ bị ngộ độc rượu cao nhất?

Thống kê cho thấy nam giới trong độ tuổi từ 35 đến 64 thường là những người tử vong vì ngộ độc rượu. Tuy nhiên bất kỳ ai cũng có thể mắc phải tình trạng này. Một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nguy cơ ngộ độc rượu là:

  • Tuổi
  • Lượng thức ăn có trong dạ dày
  • Kinh nghiệm uống rượu trước đây

Nguyên nhân gây ngộ độc rượu

Lượng cồn quá cao trong máu sẽ gây ngộ độc rượu, còn được gọi là quá liều rượu. Nồng độ cồn trong máu (BAC: blood-alcohol content) được đo dưới dạng phần trăm.

  • Từ 0,0 đến 0,05%: Mức độ ức chế nhẹ. Các triệu chứng bao gồm khó nói và khó ghi nhớ mọi thứ. Người đó có vẻ trở nên vụng về và bắt đầu cảm thấy hơi buồn ngủ.
  • Từ 0,06 đến 0,15%: Mức độ suy giảm chức năng. Các triệu chứng ức chế trở nên tồi tệ hơn, bắt đầu ảnh hưởng đáng kể đến việc lái xe.
  • Từ 0,16 đến 0,30%: Kỹ năng phán đoán và ra quyết định trở nên rất kém, có thể bị mất điện giải. Nôn mửa là triệu chứng phổ biến.
  • Từ 0,31 đến 0,45%: Tình hình nguy hiểm đến tính mạng do ức chế thần kinh trung ương khiến các chức năng sống quan trọng bị giảm đi quá nhiều.

Các triệu chứng ngộ độc rượu

Các dấu hiệu phổ biến của ngộ độc rượu (Ảnh: Internet).
Các dấu hiệu phổ biến của ngộ độc rượu (Ảnh: Internet).

Ngộ độc rượu là một tình trạng cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng, vì thế điều quan trọng là phải nhận biết được các triệu chứng. Một số dấu hiệu phổ biến của ngộ độc rượu bao gồm:

  • Da có màu hơi xanh (tái) hoặc lạnh, nổi da gà, đặc biệt là xung quanh môi và móng tay
  • Lú lẫn, phản ứng chậm, khó phối hợp động tác hoặc không thể đi lại
  • Lú lẫn, giảm ý thức
  • Hạ thân nhiệt
  • Nhịp tim, nhịp thở không đều (khoảng cách giữa các nhịp thở từ 10 giây trở lên)
  • Mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột (tiêu tiểu không kiểm soát)
  • Co giật, nôn mửa hoặc nghẹt thở
  • Hơi thở có mùi rượu mạnh

Chẩn đoán và xét nghiệm ngộ độc rượu

Có 2 cách chính để kiểm tra nồng độ cồn trong máu:

  • Máy đo nồng độ cồn: Sau khi uống, rượu sẽ đi qua máu đến phổi và xuất hiện trong hơi thở ra. Khi thổi vào máy đo nồng độ cồn, máy có thể ước tính nồng độ cồn trong máu thông qua lượng cồn phát hiện trong hơi thở. Bạn có thể mua máy đo nồng độ cồn tại đây
  • Xét nghiệm máu: Lấy một lượng máu nhỏ để phân tích nồng độ cồn. Xét nghiệm máu chính xác nhất trong vòng 6 đến 12 giờ sau lần uống rượu gần nhất.
Máy đo nồng độ cồn hơi thở (Ảnh: Internet).
Máy đo nồng độ cồn hơi thở (Ảnh: Internet).

Điều trị ngộ độc rượu như thế nào?

Người bị ngộ độc rượu cần được đưa đến trạm xá hoặc bệnh viện ngay lập tức. Bạn không thể tự chữa trị ngộ độc rượu tại nhà. Một số phương pháp điều trị tại bệnh viện là:

  • Truyền dịch qua đường tĩnh mạch: Giúp điều trị tình trạng mất nước và cũng có thể làm tăng lượng đường trong máu.
  • Oxy: Ống thông mũi hoặc ống nội khí quản nếu người bị ngộ độc rượu cảm thấy quá khó thở.
  • Súc rửa dạ dày: Sử dụng một chiếc ống để làm sạch các chất độc trong dạ dày.
  • Lọc máu: Nếu thận không thể tự thải hết chất độc, người bị ngộ độc có thể được chạy thận để lọc bỏ chất cồn ra khỏi máu.

Nên làm gì khi có người bị ngộ độc rượu?

Một số việc để giúp người có dấu hiệu ngộ độc rượu là:

  • Gọi cấp cứu và đưa người bị ngộ độc rượu đến cơ sở y tế gần nhất
  • Giúp họ tỉnh táo: Ở bên cạnh người bị ngộ độc và giữ cho họ tỉnh táo
  • Cung cấp nước: Cho họ uống thêm nước nếu còn tỉnh táo
  • Giữ ấm: Đắp chăn ấm cho họ vì ngộ độc rượu có thể gây hạ thân nhiệt
  • Khuyên giải: Giải thích cho họ vì sao bạn làm vậy vì người say thường rất hung hăng
  • Ngăn ngừa nghẹt thở: Nếu họ bất tỉnh, hãy xoay họ nằm nghiêng để khi nôn mửa sẽ không bị sặc

Khi nhân viên y tế đến, hãy cung cấp thông tin về tình trạng người bị ngộ độc rượu như tuổi tác, lượng rượu đã uống, biểu hiện, triệu chứng,… để được hỗ trợ tốt nhất.

Phòng ngừa ngộ độc rượu như thế nào?

Để ngăn ngừa ngộ độc rượu, hãy hạn chế uống rượu. Cần biết khi nào là đủ. Hãy chú ý xem lượng rượu mình đang uống là bao nhiêu và uống nhanh hay chậm. Nếu cảm thấy bản thân mình hoặc ai đó đang uống rượu quá nhiều và quá nhanh thì hãy cố gắng can thiệp và không uống thêm.

Sử dụng đồ uống có cồn một cách điều độ, không nên uống lượng cồn mạnh quá một tiếng đồng hồ.

Để ngăn ngừa ngộ độc rượu, hãy hạn chế uống rượu (Ảnh: Internet).
Để ngăn ngừa ngộ độc rượu, hãy hạn chế uống rượu (Ảnh: Internet).

Ngoài ra, bạn có thể ngăn ngừa ngộ độc rượu bằng cách:

  • Tránh các trò chơi thi uống rượu: Các trò chơi có thể gây áp lực khiến người tham gia phải uống quá chén.
  • Uống thêm nước: Uống nước sau mỗi lần uống rượu.
  • Không trộn lẫn rượu và thuốc: Không bao giờ uống rượu khi đang dùng thuốc theo toa.
  • Ăn trước: Không uống khi bụng đói.
  • Cảnh giác: Tránh uống một loại đồ uống nếu bạn không biết thành phần của nó hoặc nếu nó đã bị pha chế nhiều thứ khác.

Hậu quả có thể xảy ra do ngộ độc rượu

Ngộ độc rượu là tình trạng rất nghiêm trọng. Uống quá nhiều rượu có thể dẫn đến các vấn đề:

  • Mất điện giải hoặc hạ đường huyết (lượng đường trong máu thấp), có thể gây co giật
  • Mất trí nhớ
  • Hạ thân nhiệt
  • Nhịp tim không đều hoặc ngừng tim
  • Mất ý thức, có thể nhanh chóng dẫn đến tử vong
  • Nôn mửa nhiều, có thể dẫn đến mất nước, co giật, tổn thương não vĩnh viễn hoặc tử vong

Khi nào nên gặp bác sĩ nếu bị ngộ độc rượu?

Nếu bạn bè hoặc người thân của bạn xuất hiện triệu chứng ngộ độc rượu, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức. Điều trị càng sớm thì càng có nhiều khả năng ngăn ngừa tổn thương nghiêm trọng. Những tác động lâu dài của tình trạng rối loạn sử dụng rượu và nghiện rượu có thể rất tàn khốc.

Không trộn lẫn rượu và thuốc (Ảnh: Internet).
Không trộn lẫn rượu và thuốc (Ảnh: Internet).

Uống rượu ở mức độ vừa phải là được. Nhưng khi áp lực của bạn bè bắt đầu hoặc việc uống rượu trở nên mất kiểm soát, sức khỏe của bạn có thể gặp nguy hiểm. Hạn chế uống rượu và nếu có vấn đề với rượu hãy tìm đến các cơ sở y tế để được giúp đỡ.

Nhớ theo dõi BlogAnChoi để cập nhật tin tức về sức khỏe nhé!

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Xem thêm

Nguyên nhân nào gây ra chứng đầy hơi và làm cách gì để khắc phục?

Đầy hơi sau khi ăn là một vấn đề phổ biến đối với nhiều người gây cảm giác khó chịu, triệu chứng dễ nhận thấy nhất là buồn nôn, chướng bụng. Để giúp bạn khắc phục tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu một số sai lầm phổ biến về ăn uống có thể khiến bạn xuất hiện chứng ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận