Trong xã hội xưa con người có cái nhìn không thiện cảm và rất định kiến với ly hôn, họ cho rằng ly hôn chính là sự thất bại trong cuộc sống. Nhưng trong xã hội hiện nay khi nhắc đến từ ngữ ly hôn nó không còn xa lạ với chúng ta nữa, trong vài năm gần đây những vụ việc ly hôn diễn ra ngày càng nhiều, con người ngày nay dễ kết hôn cũng dễ ly hôn.
Sau ly hôn ai là người đau buồn nhất?
Ly hôn là một sự kiện đau lòng với tất cả thành viên trong gia đình, đặc biệt con cái vẫn là người bị ảnh hưởng nhiều nhất. Có thể ly hôn là cách giải thoát duy nhất cho cả hai vợ chồng. Tuy nhiên, sau cuộc hôn nhân đỗ vỡ con cái sẽ rơi vào trầm tư, đơn độc, những suy nghĩ về cuộc sống và bản thân của chúng.
Nhiều đứa trẻ còn bị bỏ rơi trong suốt giai đoạn bố mẹ cãi vả, lục đục cho đến giai đoạn quyết định ly hôn, chia tài sản, phân định quyền và nghĩa vụ nuôi con cái. Khi cả hai rơi vào vòng lẩng quẩn, tranh cãi, chiến tranh lạnh, tâm lý hỗn lộn không tỉnh táo khiến họ không có thời gian chăm sóc, an ủi, thấu hiểu nổi lòng của con cái. Đứa trẻ phải cố gắng tự bơi trong mớ hỗn độn tinh thần, trong suy nghĩ, lạc lõng, cô đơn trong chính căn nhà của mình, chúng trở nên sợ hãi, ám ảnh thậm chí chúng trở nên bóc đồng, lạc lối rơi vào những tệ nạn xã hội phi pháp. Nếu bố mẹ có thể ly hôn trong hoa bình là việc bớt đi gánh nặng tinh thần và áp lực cho con cái. Các bạn đã từng nghe “Bố mẹ không thương con, con không buồn, nhưng con sẽ buồn khi thấy bố mẹ không hạnh phúc”. Việc chúng kiến hai người sinh ra mình không yêu thương nhau nữa, trở nên câm ghét nhau, điều đó là thứ tồi tệ nhất với chúng.
Và ví dụ điển hình là chính bản thân tôi
“Bản thân tôi cũng sống trong một gia đình không trọn vẹn và tôi hiểu cái cảm giác thiếu đi sự có mặt, sự cận kề của hai người sinh ra mình. Tôi không tận mắt chứng kiến thấy sự đỗ vỡ đó như thế nào vì khi được 1 tuổi vừa mới chập chững biết đi, thì ba mẹ tôi đã ly hôn. Từ đó tôi về sống cùng ông bà ngoại. Bố tôi ở quê nội, Mẹ tôi có công việc ở xa, ba con người trong một gia đình sống ở ba nơi khác nhau. Khi còn bé đâu đó trong tôi chứa nhiều nỗi buồn, cảm thấy bản thân thiếu đi tình cảm từ gia đình, ganh tỵ với bạn bè trang lứa vì họ mỗi ngày được gặp mặt bố mẹ có thể cùng nhau ăn cơm, xem phim và chia sẽ những chuyện buồn vui. Nhiều lúc tôi cảm thấy bản thân thiếu tự tin và còn nhúc nhát nữa, Tôi đã từng ước rằng mình không được sinh ra trong cuộc đời này. Dù trải qua nhiều năm tôi cũng đã trưởng thành, Tuy nhiên vết thương ấy vẫn còn, nó vẫn len lỗi trong tâm trí tôi, niềm khao khát có một gia đình trọn vẹn trong tôi vẫn lớn”.
Dưới đây là những vấn đề tâm lý mà con cái bị ảnh hưởng.
Tâm trạng buồn bã
Con cái đang sống trong hạnh phúc, trong một gia đình đầy đủ bỗng dưng ba mẹ ly hôn, nỗi buồn tột độ ập đến trong trái tim và tâm trí của con cái. Chúng có thể rơi vào trạng thái tuyệt vọng vì chúng không còn có ba mẹ kề cận và chăm sóc tinh thần nữa và điều tồi tệ hơn nếu chúng chỉ được ở với bố/mẹ và không được gặp người còn lại.
Lo lắng sợ bị bỏ rơi
Sau cuộc ly hôn của ba mẹ con cái trở nên căn thẳng, sợ hãi và lo lắng. Chúng bắt đầu sợ cảm giác bị người khác bỏ rơi và nỗi sợ ám ảnh là một cuộc hôn nhân tan vỡ. Nếu bố mẹ có gia đình mới chúng sẽ trở nên dư thừa, chúng sẽ bị bố mẹ mình bỏ rơi vì bố mẹ có nhà mới, gia đình mới, con cái chỉ có bản thân chúng cô độc một mình, lủi thủi sống cùng ông bà ngoại/ông bà nội và chẳng được sự chăm sóc từ bố mẹ.
Tính cách thay đổi
Chúng dần dần sẽ thay đổi tính cách, một số trường hợp sẽ trở nên cáu kỉnh, tính cách có phần tăng động hơn.
một số trường hợp chúng thu mình vào một thới giới riêng, một thế giới an toàn mà chúng cảm thấy không ai làm tổn thương chúng, chúng trở nên trầm lặng, ít giao tiếp và chia sẽ với mọi người, thích được ở một mình.
Vấn đề về xã hội
Chúng trở nên rụt rè, ít giao tiếp, Không dám thể hiện khả năng của mình, thiếu tự tin trước đám đông, các mối quan hệ giao tiếp xã hội ngày càng bị thu hẹp.
Làm thế nào để giảm tổn thương và áp lực cho con cái khi ly hôn?
Nói cho con cái biết về cuộc ly hôn
Nói và giải thích cho chúng về cuộc ly hôn sẽ diễn ra để chúng có thời gian chuẩn bị tinh thần cũng như đỡ bối rối hơn. Hãy nói cho chúng biết cuộc ly hôn diễn ra hoàn toàn trong hòa bình và hai người sẽ vẫn quan tâm chăm sóc cho chúng, Và việc ly hôn hoàn toàn không phải lỗi của chúng, không nên hạ thấp đối phương và đỗ lỗi cho họ, luôn giữ thân khi nhắc về đối phương với con cái.
Tiếp tục quan tâm và chăm sóc con cái
Những đứa trẻ sẽ cảm thấy tốt hơn khi bố mẹ chúng vẫn tiếp tục tham gia vào việc nuôi dạy chúng. Dù cho cả hai đã ly hôn, hãy đảm bảo rằng bạn vẫn dành thời gian cho chúng, dẫn chúng vui chơi và đặc biệt là những sự kiện kỹ niệm như sinh nhật của chúng.
Hỏi hang và lắng nghe những chia sẽ của con cái về quá trình học hay những điều đặc biệt. Con cái sẽ cảm thấy chúng vẫn quan trọng với bố mẹ, và vẫn được yêu thương, chăm sóc chúng sẽ đỡ một phần nào áp lực về cuộc ly hôn, cũng như sẽ thoái mái đón nhận hơn.
Tránh các quyền tranh chấp nuôi con
Chẳng có con cái nào muốn bố mẹ tranh dành nhau và cãi vả. Hãy để con cái được quyền quyết định việc sống với ai. Việc làm đó cho con thấy bố mẹ tôn trọng sự quyết định của con cái, giúp con cái thoải mái hơn khi mình được quyền lựa chọn.
Tránh nói xấu về đối phương với con cái
Việc nói xấu về đối phương cho con cái là không nên. Chúng rất ghét đều đó, hãy luôn luôn tạo thiện cảm của mình với đối phương trước con cái giúp con cái hiểu rằng bố mẹ chia tay trong sự hòa bình im đẹp. Giúp con cái nhẹ hơn và bớt đau buồn.
Không ngăn cấm con cái gặp bố/mẹ mình
Nếu bạn là người nuôi con thì đừng ngăn cấm con cái gặp đối phương. Hãy nhớ rằng đối phương vẫn là bố/mẹ ruột của con bạn vì vậy họ có quyền được gặp và chăm sóc chúng cũng như chúng có quyền gặp và nhận sự chăm sóc từ bố/mẹ của mình.
Những giải pháp trên có thể giúp làm giảm và ngăn ngừa những tổn thương đối với con cái, để chúng có một tuổi thơ hạnh phúc.
Mình rất mong được đón nhận những bình luận của các bạn, vì đó sẽ giúp mình cải thiện hơn và viết ra những bài viết tốt hơn.