Mùa đông đến kéo theo những bệnh lý thường gặp như cảm lạnh, viêm họng, đau khớp,… và trong đó, phổ biến là hiện tượng tay, chân lạnh. Đây là một phản ứng tự nhiên của cơ thể khi thời tiết trở lạnh nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu của một số những bệnh nguy hiểm mà chúng ta không nên chủ quan. Dưới đây là những thông tin bổ ích mà ai cũng nên đọc để giữ ấm bàn chân trong mùa đông lạnh giá.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bàn chân bị lạnh

Bàn chân và bàn tay trở nên lạnh là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nghiêm trọng như thiếu máu, suy giáp, bệnh tim và cao huyết áp. Thời tiết lạnh, nhiệt độ môi trường giảm là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng chân, tay trở nên lạnh cóng.

Nhưng trong vài trường hợp, chân bị lạnh vào mùa đông còn do vài yếu tố liên quan đến sức khỏe. Bàn chân là nơi có rất nhiều mạch máu, vì vậy mà khi bàn chân lạnh, khí huyết sẽ không lưu thông và lượng máu lưu thông không đủ để nuôi tế bào khiến cho sức đề kháng giảm sút và dẫn đến tình trạng chân, tay lạnh buốt và các ngón tay, ngón chân nhợt nhạt, tê cứng.

Bàn chân có liên hệ mật thiết với các cơ quan của cơ thể (Nguồn: Internet).
Bàn chân có liên hệ mật thiết với các cơ quan của cơ thể (Nguồn: Internet).

Không chỉ vậy, việc chân tay của chúng ta luôn bị lạnh cho dù đã được ủ ấm cũng là một cảnh báo cho việc cơ thể đang thiếu chất dinh dưỡng, iot, vitamin B12,…

Thực phẩm giàu vitamin B12 (Nguồn: Internet).
Thực phẩm giàu vitamin B12 (Nguồn: Internet).

Chân lạnh ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe?

Tay, chân lạnh đi cùng với đó là rụng tóc, suy giảm trí nhớ,… là dấu hiệu của bệnh liên quan đến suy giảm tuyến giáp, mà trong đó, cụ thể là bệnh suy tuyến giáp.

Chân lạnh, kèm theo những đầu ngón chân trắng nhợt là dấu hiệu cơ thể đưa ra cảnh báo chúng ta rằng bạn có thể đang bị tắc nghẽn mạch máu hoặc là viêm tĩnh mạch. Ngoài ra, hiện tượng bàn chân bị lạnh cũng nhắc nhở chúng ta đề phòng với những bệnh như viêm đường tiêu hóa, huyết áp thấp, dị ứng,…

Đầu ngón chân nhơt nhạt (Nguồn: Internet).
Đầu ngón chân nhơt nhạt (Nguồn: Internet).

Biện pháp giữ ấm bàn chân

  • Bảo vệ đôi chân

Biện pháp đầu tiên mà ai cũng nghĩ tới khi chân lạnh đó là đi tất chân để ủ ấm đôi chân của mình. Các bạn hãy chọn cho mình những đôi tất len, dày để giữ ấm cho chân tốt nhất và cũng nên đi dép trong nhà để tránh tình trạng bàn chân tiếp xúc với sàn nhà và bị lạnh đột ngột.

Đi tất giữ ấm bàn chân (Nguồn: Internet).
Đi tất giữ ấm bàn chân (Nguồn: Internet).
  • Luôn vận động

Khi bàn chân bị lạnh, chúng ta hãy vận động một chút để vừa làm ấm cơ thể, vừa làm ấm bàn chân của mình. Chúng ta có thể di chuyển, xoa hai bàn chân vào nhau hoặc làm vài động tác đá chân từ trước ra sau từ 30-50 lần. Điều này sẽ giúp làm tăng lưu lượng máu và bàn chân của bạn sẽ nhanh chóng ấm dần lên.

Vận động vào mùa đông (Nguồn: Internet).
Vận động vào mùa đông (Nguồn: Internet).
  • Xoa bóp giúp lưu thông máu

Việc xoa bóp không chỉ giúp chân ấm lên mà còn giúp làm ấm cả bàn tay của bạn nữa. Mỗi khi bàn chân lạnh, hãy massage nhẹ nhàng dọc các mạch máu và day ấn vào chỗ lõm của bàn chân.

Xoa bóp lòng bàn chân giúp lưu thông máu (Nguồn: Internet).
Xoa bóp lòng bàn chân giúp lưu thông máu (Nguồn: Internet).
  • Hạn chế tiếp xúc với nước lạnh và các chất tẩy rửa

Không nên dùng chân trần trực tiếp dẫm xuống chậu nước lạnh để giặt quần áo hay chăn màn. Nếu làm ruộng thì phải đi ủng để bảo vệ bàn chân và cả da chân.

Các chất tẩy rửa (Nguồn: Internet).
Các chất tẩy rửa (Nguồn: Internet).
  • Ngâm chân bằng nước ấm

Vào buổi tối trước khi đi ngủ, hãy làm ấm chân bằng việc ngâm chân vào nước ấm và cho thêm chút muối ăn, ngâm chân và massage chân từ 10-15 phút sẽ giúp kích thích máu lưu thông tốt hơn, đồng thời cũng giúp bàn chân được thư giãn và nghỉ ngơi, bớt mỏi và đau nhức sau một ngày dài hoạt động. Chúng ta có thể thay muối ăn bằng những dược liệu khác như tinh dầu bạc hà, nước lá chanh,…

Ngâm chân bằng nước muối (Nguồn: Internet).
Ngâm chân bằng nước muối (Nguồn: Internet).

Chú ý là không nên ngâm chân trực tiếp vào nước nóng ngay sau khi đi lạnh về mà có thể ngâm chân vào nước lạnh trước sau đó cho dần nước nóng vào vì nếu bạn đem chân trực tiếp ngâm vào nước nóng sẽ gây nguy hiểm cho da và mạch máu.

  • Dinh dưỡng

Ngoài những biện pháp tác động từ bên ngoài, dinh dưỡng cũng rất quan trọng góp phần giúp chúng ta làm ấm cơ thể và các chi của mình. Việc ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin B1, B12, vitamin E và chất sắt như xương bò hầm, gan bò,… cũng là một cách rất hữu ích.

Bên cạnh đó, việc uống đủ nước và các loại trà có tác dụng trừ lạnh, tăng lưu thông khí huyết như trà gừng, trà quế, trà chanh mật ong,… cũng là vô cùng cần thiết.

Trà gừng giúp làm ấm cơ thể (Nguồn: Internet).
Trà gừng giúp làm ấm cơ thể (Nguồn: Internet).

Trên đây là những thông tin hữu ích và những cách giữ cho đôi chân của bạn luôn ấm áp, các bạn hãy cùng đọc nha và đừng quên tham khảo những bài viết về chuyên mục Sức khỏe của BlogAnChoi để cập nhật những thông tin hữu ích nhé.

Các bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết liên quan dưới đây nhé:

5 cách chăm sóc da tay mịn màng trong thời tiết hanh khô hiệu quả nhất

Nước gừng nóng có tác dụng gì cho sức khỏe của bạn?

Nhớ ghé thăm BlogAnChoi để nhận được nhiều bài viết thú vị và bổ ích bạn nhé!

Xem thêm

COVID-19 và cảm cúm thông thường: Bạn đã biết 10 điểm khác nhau giữa chúng hay chưa?

Ngoài triệu chứng hắt hơi sổ mũi giống nhau thì COVID-19 và cảm cúm còn có điểm gì chung nữa nhỉ? Và quan trọng hơn: điểm khác biệt giữa chúng là gì? Hóa ra hai căn bệnh nhìn hao hao giống nhau này lại có nhiều điểm "bất đồng" lắm đấy, hãy cùng BlogAnChoi khám phá trong bài viết ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
User 09dcefce

Rất bổ ích, cảm ơn tác giả nhiều hehe?