Hội chứng sợ đám đông là một rối loạn lo âu gây ra sợ hãi quá mức đối với một số tình huống nhất định. Một số người mắc phải hội chứng này còn không muốn rời khỏi nhà. Vậy nguyên nhân của hội chứng này là gì, và có điều trị được không?

Sponsor

Hội chứng sợ đám đông là gì?

Hội chứng sợ đám đông là một chứng rối loạn lo âu gây ra nỗi sợ hãi dữ dội khiến bạn bị choáng ngợp, không thể thoát ra hoặc cảm thấy khó khăn trong việc nhận sự giúp đỡ. Vì sợ hãi và lo lắng, những người mắc hội chứng này thường tránh những địa điểm mới và những tình huống không quen thuộc, chẳng hạn như:

  • Không gian mở hoặc không gian kín
  • Đám đông
  • Bất kỳ nơi nào khác ngoài nhà mình
  • Trên phương tiện công cộng
Hội chứng sợ đám đông là một chứng rối loạn lo âu gây ra nỗi sợ hãi dữ dội (Ảnh: Internet)
Hội chứng sợ đám đông là một chứng rối loạn lo âu gây ra nỗi sợ hãi dữ dội (Ảnh: Internet)

Khoảng 1% đến 2% người trưởng thành ở Mỹ đã được chẩn đoán mắc hội chứng này. Có đến 2% thanh thiếu niên từng trải qua nó. Hội chứng sợ đám đông phổ biến hơn ở phụ nữ, thường bắt đầu xảy ra trước 35 tuổi.

Các yếu tố nguy cơ của hội chứng sợ đám đông

Các yếu tố nguy cơ làm xuất hiện hội chứng này bao gồm:

  • Có các cơn hoảng sợ hoặc ám ảnh khác
  • Trải qua các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống, chẳng hạn như cái chết của một người thân yêu, bị tấn công hoặc bị lạm dụng
  • Bản tính hay lo lắng hoặc sợ hãi.
  • Đối phó với các cơn hoảng sợ bằng sự sợ hãi và e ngại quá mức
  • Có người thân mắc hội chứng sợ đám đông

Nguyên nhân gây ra hội chứng sợ đám đông là gì?

Hiện chưa rõ nguyên nhân gây ra hội chứng này, tuy nhiên nó thường liên quan đến chứng rối loạn hoảng sợ có sẵn ở người đó. Rối loạn hoảng sợ gây ra các cơn sợ hãi ngắn, dữ dội mà không có lý do cụ thể nào. Khoảng 1/3 số người mắc chứng rối loạn hoảng sợ sẽ xuất hiện hội chứng sợ đám đông, nhưng nó cũng có thể xảy ra đơn lẻ.

Không rõ nguyên nhân gây ra hội chứng sợ đám đông (Ảnh: Internet)
Không rõ nguyên nhân gây ra hội chứng sợ đám đông (Ảnh: Internet)

Hội chứng sợ đám đông có biểu hiện như thế nào?

Bất kỳ ai cũng có lúc lo lắng, nhưng rối loạn lo âu gây lo lắng quá mức ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Hội chứng sợ đám đông có thể khiến bạn cảm thấy sợ hãi và căng thẳng tột độ, điều này có thể khiến bạn trốn tránh các tình huống xảy ra hàng ngày.

Các dấu hiệu của hội chứng sợ đám đông tương tự như một cơn hoảng loạn. Bạn có thể gặp các triệu chứng:

  • Đau ngực hoặc nhịp tim nhanh
  • Sợ hãi, run rẩy
  • Tăng thông khí hoặc khó thở
  • Chóng mặt, xây xẩm
  • Ớn lạnh đột ngột hoặc mặt đỏ bừng
  • Đổ mồ hôi quá nhiều
  • Bụng khó chịu

Chẩn đoán hội chứng sợ đám đông như thế nào?

Nếu bạn cho rằng mình mắc hội chứng sợ đám đông và sự lo lắng đang cản trở cuộc sống hàng ngày của bạn thì nên nói chuyện với bác sĩ tâm lý. Nếu ngại đến trực tiếp văn phòng y tế, bạn có thể đặt lịch hẹn qua điện thoại.

Bác sĩ tâm lý có thể hỏi bạn một vài vấn đề như:

  • Bạn có bị căng thẳng khi rời khỏi nhà mình?
  • Có địa điểm hoặc tình huống nào mà bạn né tránh vì sợ không? Tại sao bạn sợ?
  • Bạn có nhờ cậy người khác đi mua sắm và làm việc vặt không?

Bác sĩ tâm lý có thể chẩn đoán hội chứng sợ đám đông dựa trên các triệu chứng, tần suất chúng xảy ra và mức độ nghiêm trọng đến đâu. Điều quan trọng là phải cởi mở và thành thật khi nói chuyện.

Hãy tìm đến bác sĩ tâm lý để được tư vấn và chẩn đoán (Ảnh: Internet).
Hãy tìm đến bác sĩ tâm lý để được tư vấn và chẩn đoán (Ảnh: Internet).

Bác sĩ tâm lý có thể chẩn đoán hội chứng sợ đám đông nếu bạn đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể do Hiệp hội Tâm thần Mỹ đưa ra. Để được chẩn đoán mắc hội chứng này, người đó phải cảm thấy sợ hãi hoặc hoảng sợ tột độ với ít nhất 2 trong số những trường hợp sau:

  • Sử dụng phương tiện công cộng
  • Đang ở trong một không gian mở
  • Ở trong không gian kín như rạp chiếu phim, phòng họp hoặc cửa hàng nhỏ
  • Đứng trong một hàng người hoặc ở trong một đám đông
  • Ra khỏi nhà một mình

Điều trị hội chứng sợ đám đông như thế nào?

Điều trị hội chứng sợ đám đông thường bao gồm kết hợp các phương pháp: trị liệu tâm lý, dùng thuốc và thay đổi lối sống.

Điều trị hội chứng sợ đám đông thường bao gồm kết hợp các phương pháp khác nhau (Ảnh: Internet)
Điều trị hội chứng sợ đám đông thường bao gồm kết hợp các phương pháp khác nhau (Ảnh: Internet)

Chuyên gia trị liệu có thể giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi. Sử dụng liệu pháp nhận thức hành vi (CBT), bác sĩ tâm lý có thể giúp bạn nhận ra những suy nghĩ khiến bạn lo lắng. Sau đó bạn sẽ học cách phản ứng hiệu quả hơn.

Sử dụng các kỹ thuật thư giãn và giải tỏa, bác sĩ có thể khiến bạn tưởng tượng ra một tình huống đáng sợ và học cách kiểm soát cảm xúc. Cuối cùng bạn sẽ có thể tham gia vào các hoạt động gây ra lo lắng và biết cách điều khiển cảm xúc của mình. Theo thời gian, liệu pháp này có thể huấn luyện cho bộ não thay đổi cách suy nghĩ.

Sponsor

Bác sĩ tâm lý cũng có thể kê đơn các loại thuốc được gọi là chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) hoặc chất ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine (SNRI) để điều trị chứng trầm cảm và rối loạn lo âu.

Bạn cũng có thể kiểm soát hội chứng sợ đám đông bằng cách thay đổi lối sống:

  • Tránh rượu, ma túy và caffeine (chẳng hạn như cà phê, trà và soda)
  • Chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng
  • Luyện tập thể dục đều đặn
  • Thực hành các bài tập thở

Làm cách nào để giảm nguy cơ mắc hội chứng sợ đám đông?

Không có cách nào được chứng minh có thể giảm nguy cơ mắc hội chứng này. Nhưng bạn có thể học cách quản lý cảm xúc khi tình trạng chưa quá nghiêm trọng. Càng trốn tránh các tình huống gây lo sợ, bạn sẽ càng trở nên sợ hãi hơn. Một số người mắc hội chứng sợ đám đông trầm trọng không thể rời khỏi nhà và hoàn toàn phụ thuộc vào sự giúp đỡ của người khác.

Càng né tránh sẽ càng sợ hãi (Ảnh: Internet).
Càng né tránh sẽ càng sợ hãi (Ảnh: Internet).

Hội chứng sợ đám đông nếu không được điều trị cũng có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như trầm cảm, lạm dụng rượu/chất cấm và các rối loạn tâm thần khác. Đó là lý do tại sao việc phát hiện và điều trị từ sớm là rất quan trọng.

Khoảng 1/3 số người bị hội chứng sợ đám đông có thể vượt qua nó và không còn triệu chứng. Một nửa số người học cách kiểm soát các triệu chứng của họ tốt hơn nhưng vẫn còn có chút lo lắng.

Sponsor

Nhiều người thường có tâm lý tránh nói về những chứng bệnh rối loạn lo âu. Hội chứng sợ đám đông có thể khiến bạn cảm thấy sợ hãi và bị cô lập. Nhưng nếu được điều trị đúng cách, bạn có thể kiểm soát các triệu chứng và có một cuộc sống bình thường.

Hội chứng sợ đám đông có thể khiến bạn cảm thấy sợ hãi và bị cô lập (Ảnh: Internet)
Hội chứng sợ đám đông có thể khiến bạn cảm thấy sợ hãi và bị cô lập (Ảnh: Internet)

Nếu hội chứng sợ đám đông hoặc bất kỳ chứng rối loạn lo âu nào khác ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa tâm lý để nhanh chóng tìm cách chữa trị. Một cuộc trò chuyện cởi mở, trung thực có thể giúp bạn có một cuộc sống trọn vẹn hơn.

Đừng quên theo dõi BlogAnChoi thường xuyên nhé!

Mời bạn xem thêm các bài viết khác:

Sponsor
Xem thêm

Trẻ chậm nói do nguyên nhân gì? Làm sao nhận biết được và cách chữa như thế nào?

Em bé 2 tuổi hoặc 3 tuổi phải nói được mấy từ mới gọi là bình thường? Tại sao có những bé “ít nói” hơn các bạn cùng tuổi? Trẻ chậm nói có phải là bị bệnh và có cách nào chữa được không? Hãy cùng BlogAnChoi khám phá nhé!
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bạn thấy bài này hay không?
Có 3 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(