Nếu bạn cảm thấy hoa mắt, chóng mặt hay đau đầu, buồn nôn khi đứng ở những nơi cao hơn nhiều so với mặt đất, rất có thể bạn đã mắc hội chứng sợ độ cao. Khi xuống nơi thấp hơn, các triệu chứng có thể sẽ biến mất mà không cần điều trị. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, sợ độ cao còn có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Chứng sợ độ cao là gì?

Nếu bạn đã từng đi bộ leo núi và cảm thấy mình buồn nôn hoặc lâng lâng, thì có thể bạn đã bị say độ cao, còn gọi là say núi. Tình trạng này xảy ra khi di chuyển lên cao quá nhanh.

Nếu bạn đã từng đi bộ leo núi và cảm thấy mình buồn nôn hoặc lâng lâng, có thể bạn đã bị say độ cao (Ảnh: Internet).
Nếu bạn đã từng đi bộ leo núi và cảm thấy mình buồn nôn hoặc lâng lâng, có thể bạn đã bị say độ cao (Ảnh: Internet).

Sợ độ cao, hay say độ cao không chỉ xảy ra với những người đi bộ đường dài. Chỉ cần ghé thăm một địa điểm ở trên cao cũng có thể gây ra vấn đề cho một số người. Các triệu chứng sợ độ cao xảy ra khi cơ thể cố gắng điều chỉnh để thích nghi với tình trạng giảm áp suất không khí và giảm lượng oxy khi lên cao.

Tên khoa học của hội chứng sợ độ cao

Tên khoa học của hội chứng sợ độ cao là Acrophobia, tên thường gọi là Altitude sickness. Đôi khi còn được gọi là mountain sickness (say núi), altitude illness (say độ cao), hypobaropathy, Acosta disease, puna, và soroche.

Ai có nguy cơ bị sợ độ cao?

Bất cứ ai cũng có thể bị say độ cao. Tuổi, giới tính và sức khỏe dường như không ảnh hưởng đến nguy cơ mắc chứng này. Các yếu tố nguy cơ bao gồm:

  • Có bệnh về phổi hoặc tim: Bác sĩ hoặc nhân viên y tế có thể khuyên bạn nên tránh độ cao.
  • Đang mang thai: Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi đi du lịch đến một địa điểm trên cao.
  • Sống ở địa hình thấp: Vì cơ thể không quen với địa hình cao nên bạn có nguy cơ gặp phải các triệu chứng nhiều hơn. Nếu bạn đang lên kế hoạch đi đến một địa điểm có địa hình cao, hãy lưu ý các triệu chứng của say độ cao và cách điều trị nó.
  • Trước đây đã từng bị say độ cao: Hãy nói chuyện với bác sĩ về cách phòng ngừa và điều trị trước khi đi đến nơi cao.
Sợ độ cao là nỗi ám ảnh của rất nhiều người (Ảnh: Internet).
Sợ độ cao là nỗi ám ảnh của rất nhiều người (Ảnh: Internet).

Địa hình cao bao nhiêu sẽ gây ra chứng sợ độ cao?

Leo lên những độ cao sau đây có thể gây ra các triệu chứng sợ độ cao:

  • Khoảng 2500 đến 3600m so với mực nước biển.
  • Rất cao: từ 3600 đến 5500m.
  • Cực cao: từ 5500m trở lên.

Lấy ví dụ cụ thể: thành phố New York (Mỹ) ở độ cao 10m so với mực nước biển, Denver nằm ở độ cao 1673m và nhiều dốc trượt tuyết trên Núi Rocky ở độ cao 4401m hoặc hơn. Đỉnh Everest cao hơn 8848m. Đỉnh Phan Xi Păng cao hơn 3147m.

Các dạng khác nhau của chứng sợ độ cao

Hầu hết những người sợ độ cao đều mắc AMS, chứng say núi cấp tính. Ở độ cao hơn 3000m, 75% số người sẽ gặp các triệu chứng nhẹ. Có 3 mức độ AMS:

  • AMS nhẹ: Các triệu chứng, chẳng hạn như nhức đầu nhẹ và mệt mỏi, không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của bạn. Các triệu chứng này sẽ được cải thiện sau vài ngày khi cơ thể đã thích nghi, khi đó bạn có thể duy trì ở độ cao đó.
  • AMS trung bình: Các triệu chứng bắt đầu cản trở hoạt động của bạn, có thể gây đau đầu dữ dội, buồn nôn và khó phối hợp vận động. Bạn sẽ phải xuống nơi thấp hơn để giảm bớt các triệu chứng.
  • AMS nghiêm trọng: Bạn có thể cảm thấy khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi và đi bộ. Lúc này phải xuống ngay nơi có địa hình thấp hơn và tìm kiếm sự chăm sóc y tế.
Say núi gây ra các triệu chứng rất khó chịu (Ảnh: Internet).
Say núi gây ra các triệu chứng rất khó chịu (Ảnh: Internet).

Có hai dạng nghiêm trọng của chứng sợ độ cao ít xảy ra hơn nhưng nặng nề hơn. Cả hai đều có thể nguy hiểm đến tính mạng và bạn cần phải xuống nơi có địa hình thấp ngay lập tức và được điều trị y tế, đó là:

  • HAPE (Phù phổi do độ cao): Xuất hiện nhiều dịch lỏng bên trong phổi, gây khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi, cảm giác rất mệt mỏi, yếu ớt và có thể cảm thấy như nghẹt thở.
  • HACE (Phù não do độ cao): Dịch lỏng xuất hiện trong não gây sưng phù não, làm bạn cảm thấy lơ mơ, khó phối hợp vận động và có thể có hành vi bạo lực.

Nguyên nhân gây ra chứng sợ độ cao

Chứng sợ độ cao là do sự thay đổi nhanh chóng của áp suất không khí và nồng độ oxy khi lên cao, xảy ra khi đi đến những nơi có địa hình cao mà cơ thể chưa kịp thích nghi với lượng oxy giảm đi. Ngay cả những người có đủ sức khỏe cũng có thể bị sợ độ cao.

Chứng sợ độ cao là do sự thay đổi nhanh chóng của áp suất không khí và nồng độ oxy (Ảnh: Internet).
Chứng sợ độ cao là do sự thay đổi nhanh chóng của áp suất không khí và nồng độ oxy (Ảnh: Internet).

Ngoài ra, độ cao và áp suất không khí giảm có thể làm cho dịch lỏng thoát ra khỏi các mạch máu và tích tụ trong phổi hoặc não. Các nhà khoa học không hiểu chính xác lý do của hiện tượng này. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, sợ độ cao mức độ vừa hoặc nặng có thể nguy hiểm đến mức đe dọa tính mạng.

Các triệu chứng của sợ độ cao

Thường gặp là buồn nôn, lâng lâng, có thể bị nôn và đau đầu. Các mức độ sợ độ cao khác nhau có các triệu chứng khác nhau:

Sợ độ cao nhẹ

Các triệu chứng ngắn hạn thường bắt đầu từ 12 đến 24 giờ sau khi đến nơi có địa hình cao, sau đó giảm bớt sau 1 hoặc 2 ngày khi cơ thể đã thích nghi. Các triệu chứng bao gồm:

  • Chóng mặt
  • Mệt mỏi và kiệt sức
  • Khó thở
  • Ăn mất ngon
  • Các vấn đề về giấc ngủ

Sợ độ cao vừa phải

Các triệu chứng nặng hơn theo thời gian chứ không giảm dần:

  • Tình trạng mệt mỏi, suy nhược và khó thở trở nên trầm trọng hơn
  • Các vấn đề về phối hợp vận động và đi lại khó khăn
  • Đau đầu dữ dội, buồn nôn và nôn
  • Tức ngực
  • Khó khăn khi thực hiện các hoạt động thường ngày, mặc dù vẫn có thể tự đi đứng

Sợ độ cao nghiêm trọng

Đây là trường hợp khẩn cấp, các triệu chứng tương tự như mức độ trung bình nhưng nghiêm trọng hơn. Nếu gặp những triệu chứng này, bạn phải nhờ người khác đưa xuống nơi thấp hơn ngay lập tức để được chăm sóc y tế:

  • Khó thở, ngay cả khi nghỉ ngơi
  • Không thể tự đi lại
  • Cảm thấy hoang mang
  • Phù phổi hoặc phù não
Mức độ nặng cần chăm sóc y tế ngay (Ảnh: Internet).
Mức độ nặng cần chăm sóc y tế ngay (Ảnh: Internet).

Khi phù phổi, dịch lỏng tích tụ trong phổi ngăn cơ thể hấp thu oxy, do đó cần điều trị y tế ngay lập tức. Các triệu chứng của phù phổi bao gồm:

  • Tím tái: da, móng tay hoặc lòng trắng của mắt bắt đầu chuyển sang màu xanh
  • Lú lẫn và hành vi mất kiểm soát
  • Khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi
  • Tức ngực
  • Cực kỳ mệt mỏi và kiệt sức
  • Cảm giác ngạt thở vào ban đêm
  • Ho dai dẳng, ho ra dịch trắng, có nước

Phù não xảy ra khi mô não sưng lên do tích tụ dịch lỏng, cần điều trị y tế ngay lập tức. Các triệu chứng phù não bao gồm:

  • Đau đầu.
  • Mất sự phối hợp vận động
  • Kiệt sức
  • Mất phương hướng, mất trí nhớ, ảo giác
  • Hành vi không kiểm soát
  • Hôn mê

Chẩn đoán chứng sợ độ cao như thế nào?

Nếu bạn bị đau đầu và có ít nhất một triệu chứng khác trong vòng 24 đến 48 giờ sau khi di chuyển đến nơi có đia hình cao thì rất có thể đó là chứng sợ độ cao. Nếu đi leo núi thì hãy đi cùng với một người có kinh nghiệm để phát hiện các triệu chứng sợ độ cao và trợ giúp khi cần.

Luôn đi cùng những người có kinh nghiệm để phát hiện kịp thời (Ảnh: Internet).
Luôn đi cùng những người có kinh nghiệm để phát hiện kịp thời (Ảnh: Internet).

Nếu bạn bị say độ cao nghiêm trọng, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng, hoạt động và vị trí của bạn. Có thể phải chụp X-quang ngực để xem có phù phổi hay không. Trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể yêu cầu chụp MRI hoặc CT não để kiểm tra phù não.

Điều trị chứng sợ độ cao như thế nào?

Phương pháp điều trị chủ yếu cho chứng sợ độ cao là di chuyển đến nơi có địa hình thấp càng nhanh càng tốt và an toàn. Tốt nhất là đừng đến những nơi có địa hình quá cao. Nếu triệu chứng nhẹ thì có thể ở lại độ cao đó trong vài ngày để thích nghi và giảm bớt các triệu chứng.

Tốt nhất là đừng đến những nơi có địa hình quá cao (Ảnh: Internet).
Tốt nhất là đừng đến những nơi có địa hình quá cao (Ảnh: Internet).

Các phương pháp điều trị khác tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng:

  • Sợ độ cao nhẹ: Có thể dùng thuốc giảm đau đầu không cần kê đơn. Các triệu chứng khác sẽ cải thiện khi cơ thể thích nghi hoặc khi bạn di chuyển đến nơi có địa hình thấp hơn.
  • Sợ độ cao vừa phải: Các triệu chứng sẽ cải thiện trong vòng 24 giờ sau khi bạn xuống nơi có địa hình thấp hơn 300m đến 600m. Trong vòng 3 ngày, bạn sẽ cảm thấy khỏe hơn rõ rệt.
  • Sợ độ cao nghiêm trọng, phù phổi và phù não: Nếu triệu chứng nghiêm trọng, bạn phải được đưa ngay đến nơi có địa hình thấp dưới 1000m và đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt vì có thể phải nhập viện.

Phương pháp điều trị chứng sợ độ cao nghiêm trọng

Phương pháp điều trị tùy thuộc vào các triệu chứng:

  • Đối với phù não, bác sĩ có thể dùng dexamethasone, một loại steroid giúp giảm phù, đôi khi được dùng như một loại thuốc phòng ngừa.
  • Đối với phù phổi, bạn có thể phải thở oxy, dùng thuốc, hoặc trong trường hợp nghiêm trọng là thở qua mặt nạ.
  • Nếu thiếu oxy nặng, bác sĩ có thể kê toa acetazolamide làm tăng nhịp thở của người bệnh để hấp thụ nhiều oxy hơn. Thuốc này giúp cơ thể thích nghi nhanh hơn với độ cao và giảm các triệu chứng say độ cao.
Trường hợp nặng cần thở oxy (Ảnh: Internet).
Trường hợp nặng cần thở oxy (Ảnh: Internet).

Phòng ngừa chứng sợ độ cao như thế nào?

Cách tốt nhất để ngăn ngừa chứng sợ độ cao là đi chậm để cơ thể thích nghi với sự thay đổi nồng độ oxy. Hãy tạm dừng hoặc nghỉ chân trong mỗi đoạn đường từ nơi thấp đến cao, ví dụ như dành một ngày tại một điểm lưng chừng trước khi tiếp tục đi lên.

Bạn cũng có thể hỏi bác sĩ xem có nên dùng acetazolamide trước chuyến đi hay không. Uống thuốc này trong vòng 24 giờ trước khi đến nơi có địa hình cao và tiếp tục trong 5 ngày có thể giúp ngăn ngừa chứng say độ cao. Dexamethasone cũng có thể được dùng để phòng ngừa nhưng nó có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Vì vậy điều quan trọng nhất là phải hỏi ý kiến bác sĩ.

Hãy chuẩn bị thật tốt trước mỗi chuyến đi (Ảnh: Internet).
Hãy chuẩn bị thật tốt trước mỗi chuyến đi (Ảnh: Internet).

Hầu hết những người bị say độ cao đều ở dạng nhẹ. Khi quay trở lại độ cao thấp hơn (hoặc giữ nguyên độ cao hiện tại, không lên cao hơn), các triệu chứng sẽ cải thiện dần.

Trong một số trường hợp hiếm hoi, say độ cao có thể đe dọa tính mạng. Phù phổi hoặc phù não có thể gây ra các biến chứng như hôn mê hoặc thậm chí tử vong. Điều trị càng sớm càng tốt là yếu tố then chốt trong những trường hợp này.

Nhớ theo dõi BlogAnChoi để cập nhật tin tức về sức khỏe nhé!

Mời bạn xem thêm tin bài liên quan:

Xem thêm

Bạn đã hiểu đúng về ung thư da? 13 điều lầm tưởng cực sai mà rất thường gặp

Ung thư da rất dễ phát hiện, chỉ cần nhìn da mỗi ngày là biết được? Có thể sử dụng giường tắm nắng để tạo làn da ngăm khỏe mạnh mà không sợ bị ung thư da? Hãy cùng BlogAnChoi khám phá sự thật về những điều lầm tưởng cực sai này nhé!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận