Ngày nay đái tháo đường thai kỳ đang có chiều hướng gia tăng do sự gia tăng tỷ lệ béo phì. Hiện nay, ước tính có khoảng 5% phụ nữ mang thai bị bệnh đái tháo đường thai kỳ và thường gặp ở 3 tháng giữa của thai kỳ. Các mẹ cùng BlogAnChoi tìm hiểu thêm về bệnh này để phòng ngừa hậu quả của đái tháo đường thai kỳ nha!

Biện pháp quản lý đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ được định nghĩa là tình trạng bất dung nạp carbohydrate được phát hiện lần đầu trong thai kỳ. Các yếu tố liên quan đến đái tháo đường thai kỳ bao gồm: Tuổi, tình trạng béo phì của mẹ và yếu tố di truyền. Đái tháo đường thai kỳ có thể gây ra các nguy cơ cho con như: Sinh khó do con lớn, co giật sau sinh, nhiễm trùng chu sinh và các hậu quả lâu dài như tăng nguy cơ bệnh mạn tính liên quan đến chuyển hóa khi trưởng thành.

Bệnh đái tháo đường thai kỳ thường không có biểu hiện rõ ràng (Nguồn: Internet)
Bệnh đái tháo đường thai kỳ thường không có biểu hiện rõ ràng (Nguồn: Internet)

Một khi mẹ đã bị đái tháo đường thai kỳ thì các mẹ sẽ được bác sỹ can thiệp và theo dõi cụ thể bao gồm các biện pháp sau đây:

Điều chỉnh năng lượng khẩu phần để quản lý tăng cân trong thai kỳ

Theo ACOG (The American College of Obstericians and Gynecologists) thì mức năng lượng khẩu phần hàng ngày trung bình ở những thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ được điều chỉnh dựa trên cân nặng so với cân nặng lý tưởng. Cân nặng lý tưởng được tính bằng số cân nặng lý tưởng theo chiều cao + cân nặng cần tăng ứng với tuổi thai.

Trong thực tế thì các mẹ không nên sử dụng chế độ ăn giảm cân nghiêm ngặt dưới mức nhu cầu cơ bản trong thai kỳ dù thai phụ có cả thừa cân và đái tháo đường thai kỳ.

Không nên quá giảm tỷ lệ carbohydrate trong khẩu phần

Cho đến hiện tại thì không có bất cứ khuyến cáo nào đề nghị nên giảm tỷ lệ chất bột đường cho thai phụ có đái tháo đường thai kỳ xuống dưới 50% năng lượng khẩu phần. Việc hạn chế lượng bột đường trong khẩu phần có thể dẫn đến tình trạng hạ đường huyết, làm giảm sự phát triển của thai.

Cần sắp xếp cân đối các chất dinh dưỡng trong thai kỳ (Nguồn: Internet)
Cần sắp xếp cân đối các chất dinh dưỡng trong thai kỳ (Nguồn: Internet)

Mặt khác, khi các mẹ giảm đường thì sẽ phải tăng tỷ lệ chất đạm và chất béo trong khẩu phần. Điều này sẽ là bất lợi với các trường hợp rối loạn chuyển hóa trong thai kỳ. Chính vì vậy, tỷ lệ chất bột đường trong khẩu phần của thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ vẫn nên duy trì ở mức 50-55% năng lượng khẩu phần.

Sử dụng insulin

Chỉ nên dùng insulin ngắn hạn khi đường huyết tăng vọt nhằm đưa đường huyết về bình thường một cách nhanh chóng. Các mẹ chủ yếu nên quản lý đường huyết bằng dinh dưỡng và tập luyện thể dục.

Tập luyện và vận động thể chất

Tập luyện và vận động thể chất là yếu tố quan trọng nhất để giúp gia tăng mức độ nhạy cảm với insulin, thông qua hoạt động của các nội tiết tố có liên quan đến quá trình vận động cơ bắp và chuyển hóa năng lượng. Đây cũng là biện pháp được đề nghị cho tất cả các thai phụ để phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ.

Thời điểm nào cần tầm soát đái tháo đường thai kỳ?

Đối với những thai phụ có yếu tố nguy cơ cao: Tuổi > 35, béo phì, có tiền sử bị đái tháo đường thai kỳ, sinh con to > 4kg, buồng trứng đa nang, thai chết lưu không rõ nguyên nhân, có tiền sử gia đình bị đái tháo đường, đường niệu (+) thì nên được làm xét nghiệm chẩn đoán bệnh đái tháo đường thai kỳ ngay từ lần khám phát hiện thai đầu tiên.

Chúng ta cần phát hiện sớm và kiểm soát tốt đái tháo đường thai kỳ (Nguồn: Internet)
Chúng ta cần phát hiện sớm và kiểm soát tốt đái tháo đường thai kỳ (Nguồn: Internet)

Các bác sỹ sẽ thực hiện xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ ở tuần thứ 24–28 của thai kỳ cho tất cả các thai phụ chưa được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ trước đó. Ở phụ nữ có đái tháo đường thai kỳ thì nên xét nghiệm để phát hiện sự tiến triển của đái tháo đường hay tiền đái tháo đường ít nhất mỗi 3 năm/lần.

Các bạn có thể đọc thêm các bài viết khác về dinh dưỡng:

Tài liệu tham khảo:

  1. Bộ Y tế – Viện Dinh dưỡng (2016) – Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam.
  2. Bộ môn Dinh dưỡng – An toàn Thực phẩm Đại học Y khoa Hà Nội (2016) – Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm – Nhà xuất bản Y học.
Xem thêm

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường cần phát hiện sớm

Đái tháo đường có 2 loại là đái tháo đường type 1 và đái tháo đường type 2. Để chẩn đoán đái tháo đường, các bác sĩ dựa vào xét nghiệm đo hàm lượng đường trong máu chứ không dựa vào lượng đường trong nước tiểu. Vậy các biến chứng của bệnh đái tháo đường là gì? Cùng BlogAnChoi ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận