Nếu cảm thấy miệng mình có mùi hôi mỗi khi đeo khẩu trang thì bạn không phải là “nạn nhân” duy nhất của vấn đề này đâu. Hôi miệng khó chịu không chỉ ảnh hưởng đến giao tiếp, làm mất tự tin về bản thân mà còn là một bệnh lý. Cùng BlogAnChoi tìm hiểu nguyên nhân và cách chấm dứt căn bệnh “khó nói” này nhé!

Tại sao bạn thở ra mùi hôi khi đeo khẩu trang?

Có thể có hai nguồn gây ra mùi khi đeo khẩu trang.

Mùi đặc biệt từ khẩu trang

Liên quan đến lớp vải không dệt ở lớp ngoài cùng của khẩu trang.

Mặc dù bản thân vải không dệt không có mùi và không độc nhưng nó có thể gây ra mùi, đặc biệt nếu có vấn đề về nguyên liệu, công nghệ sản xuất hoặc bảo quản.

Lớp ngoài cùng của khẩu trang gây mùi hôi (Ảnh: Internet).
Lớp ngoài cùng của khẩu trang gây mùi hôi (Ảnh: Internet).

Mùi đặc biệt của khẩu trang được chia thành hai phần:

  1. Khí bề mặt được tạo ra bởi vải không dệt có thể được loại bỏ bằng cách thông gió;
  2. Khí sinh ra khi hàn, được dây hàn quấn vào vật liệu bên trong, không thể khuếch tán trong thời gian ngắn, khi đeo khẩu trang người ta có thể ngửi thấy.

Khẩu trang được sản xuất bởi các nhà sản xuất thông thường là an toàn, những loại này chứa ít khí và sẽ không gây hại cho cơ thể.

Chiếc khẩu trang thân thuộc có thể là nguồn gây ra mùi hôi (Ảnh: Internet).
Chiếc khẩu trang thân thuộc có thể là nguồn gây ra mùi hôi (Ảnh: Internet).

Bản thân bạn có hơi thở hôi

Điều này rất khó nhận ra vì bạn đã quen ngửi. Việc đeo khẩu trang hình thành một khoảng tương đối kín, và mùi hôi trong miệng được khuếch đại nên hơi thở có mùi hôi.

Hôi miệng khiến mọi người xa lánh (Ảnh: Internet).
Hôi miệng khiến mọi người xa lánh (Ảnh: Internet).

Hôi miệng kiểu này cần điều trị theo nguyên nhân, cụ thể là do đâu?

Nguyên nhân gây hôi miệng là gì?

Việc sản sinh ra hơi thở có mùi thường liên quan đến nhiều bệnh. Chủ yếu được chia thành các loại sau:

Hôi do miệng

Hôi miệng đại đa số là “hôi miệng do miệng”, dùng để chỉ hơi thở có mùi do các yếu tố răng miệng gây ra.

Ví dụ: sâu răng không được điều trị, chân răng còn sót lại, thân răng còn sót lại, phục hình kém, cấu trúc giải phẫu bất thường, viêm nướu , nha chu và các bệnh về niêm mạc trong khoang miệng đều có thể gây hôi miệng.

Sâu răng, viêm nướu gây hôi miệng (Ảnh: Internet).
Sâu răng, viêm nướu gây hôi miệng (Ảnh: Internet).

Chứng hôi miệng không phải do miệng

Một bộ phận nhỏ của hôi miệng là “hôi miệng không có nguồn gốc từ miệng”, dùng để chỉ các bệnh lý vùng lân cận như viêm amidan hốc mủ, viêm xoang hàm trên mãn tính, viêm mũi teo… hoặc hôi miệng do các bệnh lý toàn thân.

Viêm amidan gây hôi miệng (Ảnh: Internet).
Viêm amidan gây hôi miệng (Ảnh: Internet).
  • Ngộ độc thuốc trừ sâu organophosphate: mùi tỏi gây khó chịu.
  • Bệnh nhân đái tháo đường nhiễm toan ceton: mùi táo thối. Vì khi bệnh nhân đái tháo đường ở tình trạng nặng, một lượng lớn chất béo sẽ bị oxy hóa trong gan tạo ra thể ceton và khuếch tán vào máu, kết quả là hơi thở ra có chứa aceton, chất này có mùi táo thối.
  • Bệnh não gan: mùi amoniac. Vì methyl mercaptan và dimethyl sulfide không thể được chuyển hóa qua gan nên chúng phát ra mùi đặc biệt trong cơ thể.
  • Các bệnh nội khoa (như viêm dạ dày cấp và mãn tính, loét dạ dày tá tràng): có mùi chua.
  • Tắc nghẽn môn vị, ung thư dạ dày giai đoạn cuối: chứng hôi miệng có mùi trứng vịt lộn thường xảy ra.
Hôi miệng mùi trứng vịt lộn cảnh báo ung thư (Ảnh: Internet).
Hôi miệng mùi trứng vịt lộn cảnh báo ung thư (Ảnh: Internet).

Làm thế nào để biết liệu bạn có thực sự bị hôi miệng?

Nói chung rất khó để đánh giá xem có hôi miệng hay không bằng cách thở, bởi vì chúng ta đã quen với mùi thở ra.

Bạn có thể kiểm tra hơi thở có mùi như sau:

  • Đầu tiên, phương pháp thử bông.

Lau lưỡi bằng một miếng bông. Nếu bông có mùi khó chịu và có vết ố vàng, nó có thể sản sinh nhiều sunfua và gây hôi miệng.

Dùng chỉ nha khoa là cách dễ nhất để kiểm tra hôi miệng (Ảnh: Internet).
Dùng chỉ nha khoa là cách dễ nhất để kiểm tra hôi miệng (Ảnh: Internet).
  • Thứ hai, phương pháp kiểm tra bằng chỉ nha khoa.

Bạn có thể sử dụng chỉ nha khoa sau khi đánh răng, và sau đó ngửi mùi của chỉ nha khoa.

  • Thứ ba, phương pháp phản hồi của những người thân thiết.

Theo phản hồi từ người thân và bạn bè, đánh giá xem có hôi miệng hay không.

Làm thế nào để ngăn ngừa hôi miệng?

Phòng ngừa hôi miệng rất quan trọng, và biện pháp chính là giữ gìn vệ sinh răng miệng. Trọng tâm của vệ sinh răng miệng là kiểm soát mảng bám, loại bỏ chất bẩn mềm và cặn thức ăn, tăng cường kích thích sinh lý, mang lại môi trường sạch sẽ và lành mạnh cho khoang miệng và hệ thống xương hàm.

Có nhiều phương pháp mà bạn có thể thực hiện tại nhà để phòng ngừa hôi miệng (Ảnh: Internet).
Có nhiều phương pháp mà bạn có thể thực hiện tại nhà để phòng ngừa hôi miệng (Ảnh: Internet).

Súc miệng

Nước súc miệng có thể loại bỏ cặn thức ăn và một số chất bẩn mềm lỏng. Súc miệng thường xuyên vừa làm sạch mảng bám, vừa ngăn hôi miệng

Nước súc miệng chứa flour nói chung không được khuyến cáo cho trẻ em dưới 5 tuổi vì chức năng nuốt chưa được hoàn thiện. Trẻ em từ 5 đến 6 tuổi mỗi lần dùng 5ml, trẻ trên 6 tuổi và người lớn mỗi lần dùng 10ml. Nhổ ra sau khi súc miệng trong 1 phút, không ăn hoặc súc miệng trong nửa giờ sau đó.

Súc miệng là cách đơn giản để ngăn ngựa hôi miệng (Ảnh: Internet).
Súc miệng là cách đơn giản để ngăn ngựa hôi miệng (Ảnh: Internet).

Đánh răng

Đánh răng có thể loại bỏ các mảnh vụn thức ăn, chất bẩn mềm và mảng bám trên một phần bề mặt răng trong khoang miệng, đồng thời giúp xoa bóp nướu, do đó làm giảm các yếu tố gây bệnh trong môi trường miệng, tăng cường khả năng kháng bệnh của các mô và giảm sự xuất hiện của các bệnh răng miệng khác nhau.

Hãy đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày

Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày để ngăn ngừa hôi miệng bạn nhé!
Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày để ngăn ngừa hôi miệng bạn nhé!
  • Phương pháp đánh răng: Nên đánh theo chiều dọc, khi đánh răng trên thì đánh từ trên xuống dưới, khi đánh răng dưới thì đánh từ dưới lên trên, đánh riêng môi, má, lưỡi và vòm miệng. .
  • Tần suất đánh răng: Tốt nhất bạn nên đánh răng một lần sau bữa ăn và trước khi đi ngủ. Đặc biệt là buổi tối trước khi đi ngủ nên đánh răng, vì sau khi ngủ nước bọt tiết ra ở miệng ít hơn nên hiệu quả tự làm sạch ở miệng kém, nếu có cặn thức ăn, vi sinh vật trong miệng dễ nhân lên.
  • Thời gian đánh răng: Không nên quá ngắn, nếu không sẽ không đủ để loại bỏ mảng bám, nên đánh răng 3 phút mỗi lần và 3 bề mặt răng (bề mặt môi và má, lưỡi và vòm miệng và bề mặt khớp cắn) đều phải được đánh.

Làm sạch các kẽ răng

Chỉ nha khoa giúp làm sạch kẽ răng hiệu quả (Ảnh: Internet).
Chỉ nha khoa giúp làm sạch kẽ răng hiệu quả (Ảnh: Internet).

Khoảng kẽ răng là nơi hình thành mảng bám, vùng này khó đánh và phải làm sạch bằng tăm hoặc chỉ nha khoa.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Hãy uống nhiều nước, chú ý bổ sung canxi, phốt pho, vitamin và nguyên tố vi lượng florua. Ăn một số thức ăn thô và cứng một cách thích hợp để tăng hiệu quả tự làm sạch của miệng và tác dụng xoa bóp nướu. Kiểm soát lượng đường và đường tinh luyện, đặc biệt cho trẻ em trước khi đi ngủ.

Uống nước thường xuyên giúp ngăn ngừa hôi miệng (Ảnh: Internet).
Uống nước thường xuyên giúp ngăn ngừa hôi miệng (Ảnh: Internet).

Kiểm tra sức khỏe răng miệng thường xuyên

Kể cả khi bạn không hề nhận thấy điều gì bất thường thì cũng nên khám răng định kỳ mỗi 6 tháng. Việc này giúp phát hiện các bệnh lý tiềm ẩn ở giai đoạn sớm để có thể dễ dàng điều trị hơn.

Đặc biệt những người hút thuốc, uống rượu, nhai trầu lâu trên 40 tuổi nên khám sức khỏe răng miệng thường xuyên.

Khám răng thường xuyên mỗi 6 tháng để đảm bảo răng miệng chắc khỏe bạn nhé! (Ảnh: Internet).
Khám răng thường xuyên mỗi 6 tháng để đảm bảo răng miệng chắc khỏe bạn nhé! (Ảnh: Internet).

Hôi miệng không chỉ là mùi hôi, nó cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Vì vậy, chúng ta phải luôn có nhiều biện pháp phòng ngừa.

Bài viết khác có thể bạn quan tâm:

Nhớ theo dõi BlogAnChoi để nhận được nhiều tin tức bổ ích bạn nhé!

Xem thêm

COVID-19 và cảm cúm thông thường: Bạn đã biết 10 điểm khác nhau giữa chúng hay chưa?

Ngoài triệu chứng hắt hơi sổ mũi giống nhau thì COVID-19 và cảm cúm còn có điểm gì chung nữa nhỉ? Và quan trọng hơn: điểm khác biệt giữa chúng là gì? Hóa ra hai căn bệnh nhìn hao hao giống nhau này lại có nhiều điểm "bất đồng" lắm đấy, hãy cùng BlogAnChoi khám phá trong bài viết ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
3 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Phan Thanh Hoàng Yến

Bài viết bổ ích lắm!

bumbee2211

Cảm ơn vì đã viết bài này

Phạm Long Thuyên

Cảm ơn vì đã viết bài này