Những cặp đôi từng chia tay nhưng sau đó lại tái hợp, liệu có thể gắn bó lâu bền hơn không? Câu trả lời là: rất khó. Nguyên nhân của hầu hết các cuộc chia tay là vì mâu thuẫn quan điểm sống, cái tôi quá lớn… Sau đó nhiều người tiếc nuối quãng thời gian bên nhau, thậm chí cảm thấy không thể nào dễ dàng buông bỏ mối quan hệ nên “gương vỡ lại lành”. Dưới góc độ tâm lý, các chuyên gia gọi hiện tượng này là “Hiệu ứng cửa sổ vỡ”.

Hiệu ứng cửa sổ vỡ là gì?

Năm 1969, nhà tâm lý học Philip Zimbardo tại Đại học Stanford tiến hành một thử nghiệm. Ông bỏ 2 chiếc ôtô hỏng và không có biển số lần lượt tại khu dân cư có thu nhập thấp thuộc quận Bronx, New York và khu dân cư giàu có tại thành phố Palo Alto, bang California. Chỉ trong 24 giờ, chiếc xe tại quận Bronx bị đập vỡ cửa kính và trộm hết phụ tùng. Ngược lại, chiếc xe tại thành phố Palo Alto vẫn nguyên vẹn trong hơn một tuần. Chỉ sau khi Zimbardo dùng búa tạ đập xe, một số người mới hùa theo. Đa số kẻ phá hoại ở cả hai thành phố được mô tả là “ăn mặc lịch sự, mặt mũi sáng sủa”.

Một thời gian dài sau đó, năm 1982, kết quả thử nghiệm này được nhắc lại trong bài viết của nhà xã hội học George Kelling đăng trên tạp chí The Atlantic, đồng thời ông cũng nhắc tới khái niệm “Hiệu ứng cửa sổ vỡ” lần đầu tiên.

Một ô cửa sổ bị vỡ kéo theo nhiều ô cửa khác bị vỡ (Ảnh: Internet)
Một ô cửa sổ bị vỡ kéo theo nhiều ô cửa khác bị vỡ (Ảnh: Internet)

Nếu một tòa nhà cao tầng có một ô cửa kính bị vỡ và không sửa chữa kịp thời, thì càng ngày số cửa kính bị vỡ sẽ càng nhiều hơn. Nguyên nhân là khi nhìn thấy cửa sổ đã bị vỡ, mọi người có xu hướng coi nhẹ việc giữ gìn các ô cửa sổ còn lại nên khả năng bị vỡ của chúng sẽ cao hơn. Ví dụ khác: có một con đường vốn dĩ rất sạch sẽ, nhưng nếu ai đó ném túi rác vào góc tường và túi rác không được dọn dẹp kịp thời thì sẽ có thêm nhiều túi rác nữa được ném vào đó, dần dần trở thành một bãi rác lớn.

Hiệu ứng này ra đời trong lĩnh vực tội phạm học nhưng sau đó đã được áp dụng ở nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống.

Hiệu ứng cửa sổ vỡ được áp dụng trong tình yêu như thế nào?

Theo giải thích của các nhà tâm lý học, trong tình yêu – hôn nhân, “ô cửa vỡ” đầu tiên là một sự việc xấu xảy ra ban đầu, ví dụ một người lần đầu tiên phản bội hay đối xử không tốt với người kia. Tuy nhiên đối phương lại chọn cách tha thứ, vậy là trong lòng của người phạm sai lầm sẽ nảy sinh tâm lý “dù gì người kia cũng không dám bỏ mình”, vì thế khả năng tái diễn sai lầm đó là rất cao. Do đó sự tan vỡ của một mối quan hệ không phải là một sự kiện đột ngột mà là sự tích lũy của nhiều “ô cửa sổ vỡ”, vì gốc rễ vấn đề chưa được giải quyết nên nó sẽ không tự nhiên mà biến mất. Vì vậy, đa phần sự tái hợp của những người đã từng yêu nhau sâu đậm rồi chia tay sẽ chỉ lặp lại những sai lầm cũ mà thôi.

Sự tan vỡ trong tình yêu là kết quả của rất nhiều ô cửa bị vỡ (Ảnh: Internet)
Sự tan vỡ trong tình yêu là kết quả của rất nhiều ô cửa bị vỡ (Ảnh: Internet)

Sở dĩ người ta chia tay dù đã từng yêu nhau sâu đậm, chắc chắn là vì có những mâu thuẫn nặng nề không thể hàn gắn được. Do đó khi quay trở lại sẽ chỉ khiến cả hai cảm thấy càng thất vọng nhiều hơn, thậm chí mất đi sự kỳ vọng đáng lẽ phải có trong tình yêu.

Trong bộ phim Oan gia tình ái của Hàn Quốc năm 2013, nhà làm phim chỉ ra một thực tế đáng buồn: Xác suất tái hợp của các cặp đôi sau khi chia tay là 82%, nhưng chỉ 3% trong số họ có thể đi đến cuối con đường cùng nhau, còn lại 97% chia tay lần thứ hai với lý do giống hệt lần đầu tiên.

Nhà văn Trương Tiểu Nhàn trong cuốn sách “Cảm ơn người đã rời xa tôi” cũng kết luận: “Một số thứ đã mất đi sẽ không thể chuộc lại được. Có những người một khi đã đi qua cuộc đời bạn, bạn sẽ không thể nào níu giữ người đó ở lại được. Thời gian xóa nhòa đi ký ức và chỉ lưu giữ lại bản sao ký ức với những điều tốt đẹp mà thôi“.

Trái tim tan vỡ khó hàn gắn lại được (Ảnh: Internet)
Trái tim tan vỡ khó hàn gắn lại được (Ảnh: Internet)

“Hiệu ứng cửa sổ vỡ” không kết luận rằng đã chia tay thì không nên quay lại hàn gắn, nhưng nó cho thấy thực tế: Nếu ô cửa đầu tiên bị vỡ không được sửa kịp thời, sự đổ vỡ sẽ diễn ra trên diện rộng, dần dần khiến mọi thứ vượt ngoài tầm kiểm soát.

Triết học cũng chỉ ra rằng sự phát triển của mọi thứ là một chuỗi mắt xích gồm những sự việc liên quan với nhau, vì vậy trong tình yêu hay hôn nhân, mỗi người đều cần chú ý đến những lỗi lầm xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày, dù là nhỏ nhặt đến đâu chăng nữa, để kịp thời sửa chữa nó. Nếu thái độ của chúng ta thờ ơ với sai lầm nhỏ thì những vết rạn nứt sẽ ngày càng lan rộng.

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

Avatar đen có ý nghĩa gì? Tại sao người ta để avatar đen trên Facebook?

Đôi khi bạn sẽ thấy một chiếc avatar đen xuất hiện trên newfeed của mình. Vậy avatar đen có ý nghĩa gì? Tại sao người ta lại để avatar đen trên Facebook nhằm mục đích gì?
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận