Kết quả của kì thi Trung học phổ thông Quốc gia đã chính thức được công bố, hy vọng dù vui, dù buồn, 2k4 cũng đều hài lòng với cuộc sống hiện tại và đặt mục tiêu cho tương lai sắp tới nhé. Và để thực hiện được tương lai mình mong muốn, 2k4 hãy chú ý một số điều để quá trình học đại học được suôn sẻ hơn nha.

Vừa qua, 2k4 đã đón nhận vô vàn tin vui đến từ các trường Đại học. Một lần nữa, BlogAnChoi xin chúc mừng những chú cá chép đã vượt vũ môn thành công. Nhưng cuộc vui nào rồi cũng có lúc tàn, 2k4 hãy chú ý một số điều sau để chuẩn bị tốt nhất cho quãng đường sắp tới nhé:

Hành trang vào Đại học
Hành trang vào Đại học. (ảnh: Internet)

1. Luôn cập nhật các thông báo, hướng dẫn từ trường Đại học đã trúng tuyển

Hướng dẫn đăng ký nguyện vọng (ảnh: Internet)
Hướng dẫn đăng ký nguyện vọng (ảnh: Internet)

Nhiều bạn không dành thời gian để cập nhật thông tin, do vậy rất dễ dẫn đến tình trạng bỏ lỡ các thông báo quan trọng. Đến khi nhận ra thì mới “ôi thôi quá hạn mất rồi” và phải mất rất nhiều thời gian cũng như công sức để xử lí, chỉ vì “mình tối cổ quá”. Vậy nên, hãy luôn bật chế độ theo dõi và nhận thông báo từ các trang thông tin chính thống của các trường nhé. Trong trường hợp không chắc chắn thông tin có đảm bảo hay không, các bạn cũng có thể tìm kiếm sự trợ giúp từ bạn bè trong lớp hay anh chị khóa trên nha.

2. Bắt đầu học các chứng chỉ Ngoại ngữ, Tin học

Yêu cầu chuẩn đầu ra tiếng Anh các trường đại học. (ảnh: Internet)
Yêu cầu chuẩn đầu ra tiếng Anh các trường đại học. (ảnh: Internet)

Hiện nay, hầu hết tất cả các trường Đại học đều yêu cầu mức tối thiểu dành cho các chứng chỉ xét tốt nghiệp. Do vậy, khi vẫn còn thời gian rảnh, hãy bắt đầu tìm kiếm những nguồn học hữu ích phù hợp với bản thân, vì khi đã lên năm 3, năm 4, bạn sẽ không còn nhiều thời gian để ôn thi các chứng chỉ này, có khi còn dẫn đến “overload” khi có quá nhiều thứ cần làm nữa đó.

Một gợi ý khi tìm kiếm nơi học Ngoại ngữ và Tin học là hãy lắng nghe lời khuyên từ chính người thân của mình đã từng học tại địa điểm đó và xin review chân thực nhất. Đồng thời, nếu có thể, hãy học thử 1 đến 2 buổi để xem bản thân có phù hợp không nha.

3. Tìm kiếm một công việc làm thêm

Đi làm thêm khi còn đang học Đại học (ảnh: Internet)
Đi làm thêm khi còn đang học Đại học (ảnh: Internet)

Đại học là lúc bắt đầu cuộc sống mới, tự lập hơn, do đó cũng cần bạn chủ động hơn với chính bản thân mình. Và tìm kiếm một công việc làm thêm để hỗ trợ học phí hay chi phí sinh hoạt cũng là điều nên làm.

Các bạn có thành tích học tập ở mức khá, tốt và giỏi có thể bắt đầu với công việc gia sư hoặc trợ giảng tại các trung tâm, vừa ôn luyện được kiến thức cũ, vừa học thêm kiến thức mới, đồng thời cũng giúp bạn mở rộng các mối quan hệ và có thêm khoản thu nhập cho riêng mình.

Một số công việc làm thêm khác bạn có thể làm là Cộng tác viên Content, SEO, vân vân,… cũng giúp nâng cao được rất nhiều kĩ năng phục vụ cho ngành học và công việc sau này.

4. Có cho mình ít nhất một Mentor

Mentor là gì? (ảnh: Internet)
Mentor là gì? (ảnh: Internet)

Quá trình học Đại học sẽ giúp bạn học hỏi được nhiều thứ từ kiến thức trên giảng đường đến những kiến thức ngoài xã hội. Và có cho mình một Mentor sẽ giúp bạn định hướng bản thân được rõ ràng hơn. Đôi khi có những vấn đề bạn không hiểu, hay cần học hỏi nhiều thứ từ những người có kinh nghiệm, vậy thì Mentor sẽ là người để bạn gửi gắm niềm tin cậy hỗ trợ cho con đường phát triển sau này.

Mentor không có nghĩa là bạn luôn phải nghĩ ra thật nhiều câu hỏi để luôn giữ liên lạc với họ. Bạn chỉ cần hỏi thi thoảng han họ với sự chân thành nhất, hỏi những điều bạn thật sự cần hỏi. Nếu đã trở nên thân thiết hơn, hãy chia sẻ, tâm sự và quan tâm lẫn nhau cả trong công việc và trong cuộc sống. Vậy là bạn đã thành công khi giữ kết nối với Mentor rồi đó.

5. Theo đuổi một đam mê

Theo đuổi đam mê
Theo đuổi đam mê. (ảnh: Internet)

Nếu bạn có đam mê với các cuộc thi học thuật, đam mê design, hay đam mê âm nhạc,.. hãy theo đuổi chúng. Có thể bạn nghĩ đam mê không liên quan đến ngành học hay công việc của mình, nhưng chúng sẽ là trợ thủ đắc lực để bạn ghi điểm trong mắt các nhà tuyển dụng sau này, biết đâu đam mê đó sẽ giúp bạn có được kỹ năng mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm thì sao!

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết khác trên BlogAnChoi như:

Xem thêm

300+ cap để tiểu sử Facebook hay, ngầu, bá đạo cho profile thêm ấn tượng

Tiểu sử Facebook là phần giới thiệu ngắn gọn về bản thân trên trang Facebook cá nhân. Nếu bạn muốn tạo điển nhấn, gây gấn tượng thì hãy tham khảo những tiểu sử Facebook hay, bá đạo và hài hước dưới đây nhé.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
2 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
hoangcool1904

Bài viết bổ ích quá!

User 8944ff6b

Em cũng đang mông lung với ngưỡng cửa đại học, cảm ơn vì bài viết ạ