Sâu răng là một trong những vấn đề phổ biến thường gặp. Răng sâu gây nhiều phiền toái và tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó kiểm soát. BlogAnChoi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé!
1. Dấu hiệu nhận biết răng sâu
Răng sâu có thể xuất hiện ở hầu hết mọi đối tượng, không phân biệt tuổi tác, giới tính.
Khi phần mô cứng của răng bị tổn thương, từ đó xuất hiện tổn thương và mảng bám. Lâu dần sẽ hình thành nên những lỗ nhỏ trên răng.
Sâu răng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ phá hủy các lớp răng sâu bên trong. Ngoài ra, hiện tượng đau ê ẩm kéo dài, nhiễm trùng sẽ dẫn đến buộc phải nhổ bỏ răng.
Một số dấu hiệu nhận biết tình trạng răng sâu
- Xuất hiện những cơn đau đột ngột xảy ra với tần suất thường xuyên và liên tục.
- Răng ê buốt, đau nhức khi ăn đồ ăn nóng hoặc lạnh. Thường cảm nhận rõ nhất với đồ ăn lạnh.
- Quan sát bằng mắt thường thấy có một số mảng màu đen hoặc nâu bám trên răng
- Hơi thở có mùi xuất hiện. Trong miệng có mùi khó chịu.
2. Răng sâu khi nào cần nhổ?
Nếu may mắn khi phát hiện răng sâu ở giai đoạn đầu. Bạn sẽ không cần thực hiện nhổ răng sâu mà chỉ cần chú ý chữa trị để phục hồi răng.
Trong trường hợp răng sâu có biểu hiện nghiêm trọng trong thời gian kéo dài. Sẽ gây tổn thương đến phần tủy răng, mạch máu và dây thần kinh.
Lúc này tình trạng không thể khắc phục được. Bạn cần thực hiện nhổ răng để tránh nhiễm trùng lây lan.
Các bác sĩ nha khoa sẽ thăm khám trực tiếp, làm các xét nghiệm chuyên ngành để đề xuất phác đồ điều trị cũng như phương án nhổ răng tốt nhất cho bạn.
3. Những lưu ý sau khi nhổ răng sâu
Nhổ răng hết sức quan trọng, thậm chí có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh. Sau khi nhổ răng, bạn cần hết sức chú ý đến việc chăm sóc răng miệng. Nguy cơ nhiễm trùng lúc này là rất cao.
Một số lưu ý sau nhổ răng sâu như sau:
- Ăn thức ăn mềm như soup, cháo trong vòng 24 giờ để giảm thiểu sự vận động của hàm.
- Tuyệt đối không sử dụng rượu bia, cà phê, các chất kích thích tác động xấu đến vết mổ.
- Uống thuốc đầy đủ theo đơn thuốc bác sĩ chuyên khoa kê. Không bỏ nửa chừng hoặc tự ý sử dụng thêm các loại thuốc khác.
- Chườm đá hoặc khăn lạnh để giảm thiểu tình trạng sưng tấy
- Khi ngủ nên nâng cao đầu để ngăn ngừa sự chảy máu răng
Nhìn chung, nếu xác định mình đang gặp phải tình trạng răng sâu. Bạn không nên quá lo lắng, hãy bình tĩnh nhận định tình trạng răng của mình.
Hãy đến khám tại các cơ sở uy tín để xác định răng sâu đang ở giai đoạn nào. Từ đó đưa ra những quyết định có thể điều trị phục hồi răng không hay cần nhổ.
Cảm ơn bạn đã theo dõi hết bài viết. Hy vọng những thông tin trong bài viết “Dấu hiệu nhận biết răng sâu và những lưu ý sau khi nhổ răng” sẽ hữu ích với bạn.
Đừng quên thường xuyên theo dõi BlogAnChoi để cập nhật thêm nhiều bài viết bổ ích hơn nữa nhé!
Xem thêm về quá trình hình thành sâu răng trong video sau:
Một số bài viết cùng chuyên mục có thể bạn sẽ quan tâm: