Sùi mào gà ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ sinh sản của người bệnh. Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng sùi mào gà lại gây khó khăn cho cuộc sống của người bệnh rất nhiều. Chính vì vậy, để bảo vệ sức khoẻ, bạn cần tham khảo một số dấu hiệu dưới đây để phát hiện và tránh được bệnh nhé!
Bệnh sùi mào gà là gì?
Bệnh sùi mào gà do virus lây qua đường tình dục gây ra, cụ thể là virus HPV gây một số bệnh mồng gà, mụn cóc,… Thời gian ủ bệnh khá dài từ khoảng 3 tuần đến 9 tháng, gây ra các triệu chứng như: Khó chịu, đau, ngứa, mọc mụn cóc,…
Dấu hiệu của bệnh sùi mà gà mà bạn nên biết
Ở nam giới
Sùi mào gà khi mới hình thành ở nam giới sẽ xuất hiện các nốt sùi không lớn, chúng mọc khá đơn lẻ, mềm, nhô cao và có màu hồng. Những nốt sùi này xuất hiện ở cơ quan sinh dục của nam giới nhưng không gây ra bất cứ biểu hiện gì trong thời gian đầu.
Nốt sùi có dấu hiệu phát triển nhanh hơn sau một khoảng thời gian, cùng với đó là sự phát triển kích thước của các nốt mụn cũng lớn dần và khá giống hình mào gà. Nếu tác động vào, các vết sùi sẽ chảy dịch hoặc chảy máu kèm theo mùi khá hôi.
Ở nữ giới
Khác với nam giới, bệnh sùi mào gà khi suất hiện ở phụ nữ có dịch sẵn bên trong, vết sùi cũng không đậm như ở nam giới. Những nốt sùi này cũng xuất hiện ở cơ quan sinh dục, cổ tử cung, miệng, lưỡi, môi,… gây ra tình trạng đau rát, ngứa ngáy.
Sùi mào gà ở nữ giới phát triển khá nhanh và dày nếu không có phương pháp can thiệp sớm. Nếu tác động trực tiếp các nốt sùi này cũng cơ thể chảy máu và tiết ra dịch có mùi hôi.
Những yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến mác bệnh sùi mào gà
- Quan hệ tình dục với nhiều người.
- Không sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ.
- Trong gia đình của bạn tình có người mắc bệnh sùi mào gà.
- Quan hệ quá sớm, hệ miễn dịch không tốt.
- Nhiễm virus HPV.
Ảnh hưởng của bệnh sùi mào gà đến cuộc sống
- Tâm lý của người bệnh bị ảnh hưởng: Đa số những người mắc bệnh có tâm lý e ngại, không dám đối diện với bệnh vì sợ mọi người đánh giá, tự ti, quan hệ xã hội cũng giảm dần, gây ra tình trạng lo lắng, mất tập trung.
- Sức khoẻ bị ảnh hưởng: Nốt sùi sẽ phát triển rất nhanh nếu không được điều trị kịp thời và triệt tận gốc, khiến người bệnh cảm thấy đau, khó chịu, bực bội, lở loét, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản,… Ngoài ra sùi mào gà có thể dẫn đến ung thư nếu HPV xuất hiện ở type 16 và 18.
Điều trị bệnh sùi mào gà như thế nào?
Bệnh sùi mào gà không thể điều trị khỏi hoàn toàn nhưng có một số cách điều trị giúp ngăn sự phát triển của các nốt sùi gây tổn thương cho cơ thể. Một số phương pháp được các bác sĩ khuyến cáo nên sử dụng nếu có dấu hiệu của sùi mào gà như:
- Phương pháp laser.
- Cắt bỏ sùi mào gà.
- Sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ.
Phòng ngừa bệnh sùi mào gà bằng cách nào?
Để tránh mắc phải bệnh này, cần tìm hiểu và sử dụng một số phương pháp sau đây:
- Tiêm phòng HPV.
- Sử dụng các biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục.
- Thường xuyên tập thể dục, giữ cho tinh thần luôn thoải mái, yêu đời.
- Ăn uống đủ chất, duy trì lối sống lành mạnh.
- Không dùng chung đồ cá nhân với người mắc bệnh sùi mào gà.
- Thường xuyên đi khám phụ khoa định kỳ.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết của BlogAnChoi dưới đây:
Cảm ơn mọi người đã quan tâm đến bài viết. Đừng quên theo dõi BlogAnChoi để biết thêm nhiều điều mới hơn nhé!
Nguồn tham khảo:
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
- Medlatec