Có bao giờ bạn nghĩ rằng mình là người có vấn đề không? Rằng bạn gặp khó khăn rất nhiều trong việc biểu lộ cảm xúc của mình hoặc không thể nào tin tưởng được người khác? Vậy lỗi này là do bạn hay do người khác? Vì đâu mà ra? Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu 6 dấu hiệu cho thấy vấn đề không phải ở bạn mà là do phụ huynh của bạn!

Vấn đề thuộc về ai?

Liệu bạn có bao giờ cảm thấy rằng tất cả mọi người đều đang làm tốt, trừ một mình bạn? Rất dễ để đổ lỗi lên bản thân vì những khiếm khuyết của mình, tuy nhiên cách bạn được nuôi dạy cũng đóng một vai trò rất lớn vào con người bạn là ai sau khi trưởng thành, và cả cách bạn kiểm soát cảm xúc của mình nữa.

Sự hình thành nhân cách của trẻ phụ thuộc rất lớn vào hoàn cảnh (Nguồn: Internet).
Sự hình thành nhân cách của trẻ phụ thuộc rất lớn vào hoàn cảnh (Nguồn: Internet).

Những trải nghiệm trong suốt quá trình được nuôi dạy có ảnh hưởng rất sâu tới cuộc đời của bạn trong tương lai. Bằng việc nhìn nhận thật thẳng thắn vào cách phụ huynh đối xử với bạn ra sao, mối quan hệ với anh chị em họ hàng và cách những thành viên trong gia đình tương tác với nhau, bạn có thể nắm bắt được những dấu hiệu của sự “độc hại” đang hiện hữu, nhưng lại không hề nhận ra.

Đôi khi, bố mẹ chúng ta có thể trở nên “toxic” và ảnh hưởng tiêu cực tới cảm xúc của chúng ta. Họ có thể còn không nhận ra rằng mình đã đối xử với bạn như vậy. Dù hiểu rằng bố mẹ có ý định tốt, nhưng cách nuôi dạy của bố mẹ có ảnh hưởng nhất định tới con cái. Bạn không cần phải đổ lỗi lên bản thân, và bạn cũng không “có vấn đề”, “điên khùng”, hay không đáng được yêu thương.

6 dấu hiệu cho thấy bạn không phải là người có vấn đề, mà là do phụ huynh của bạn

Tình yêu có điều kiện

Có bao giờ bạn cảm thấy như bố mẹ chỉ đối xử tốt với bạn khi bạn thành công không? Họ sẽ dành cho bạn rất nhiều tình thương yêu, nhưng giây phút bạn làm gì đó sai lầm, họ sẽ coi bạn như một nỗi thất vọng, và thế là bao thương yêu trước đó đều chợt biến mất.

Khi ai đó chỉ yêu bạn một cách có điều kiện, có nghĩa là họ đặt ra điều kiện, giới hạn, hoặc quy tắc trong việc họ yêu thương. Một khi những điều kiện được đặt ra không đáp ứng kỳ vọng, phụ huynh có thể đáp lại bằng bạo hành ngôn từ, hoặc giữ im lặng một cách đáng sợ. Trong những trường hợp tệ hơn, họ còn có thể bạo hành thể chất như đánh đập bạn nữa.

Tình yêu có điều kiện (Nguồn: Internet).
Tình yêu có điều kiện (Nguồn: Internet).

Điều này làm cho bạn nghĩ rằng tình yêu của người khác là một thứ phải giành thì mới có được, và bạn có thể biến thành một người chuyên đi cố gắng làm hài lòng người khác, hoặc rất dễ bị lợi dụng. Vậy nên nếu bạn thấy dấu hiệu này đúng với trường hợp của mình thì bản thân bạn không phải là người có vấn đề. Thứ có vấn đề chính là tình yêu một cách có điều kiện của bố mẹ đã góp phần tạo ra nhận thức sai lệch của bạn.

Hãy nhớ rằng: tình yêu thật sự là một tình yêu vô điều kiện, và bạn không cần phải giành được điều gì đó để trở nên “có giá trị” cả.

Làm cho bạn cảm thấy tội lỗi

Có bao giờ bố mẹ bạn liên tục dùng những câu như “Nếu con thực sự quan tâm đến bố mẹ thì con sẽ/đã…”, hoặc “Tao làm bao nhiêu thứ cho mày để giờ mày trả lại tao như thế này à?”.

Khi bố mẹ thao túng con cái như vậy có thể dẫn tới những hiểu lầm lệch lạc về tình yêu, rằng tình yêu cần phải được báo đáp lại. Bạn có thể hình thành những suy nghĩ như lòng tốt luôn đi kèm với sức mạnh, hoặc tự cho rằng mình là gánh nặng của những người xung quanh, bao gồm chính gia đình của mình.

Cảm giác tội lỗi (Nguồn: Internet).
Cảm giác tội lỗi (Nguồn: Internet).

Yêu cầu sự tôn trọng không phải là thứ mà người bố hay mẹ nên đặt nặng lên đôi vai đứa trẻ. Nếu bạn gặp khó khăn với việc chấp nhận lòng tốt và sự tin tưởng người khác thì bạn không là người “có vấn đề”. Đó là hậu quả của việc bị thao túng từ thời thơ ấu.

Không nhận trách nhiệm

Khi tranh luận với phụ huynh, có bao giờ họ thừa nhận lỗi sai của mình hay thật lòng xin lỗi bạn không? Có bao giờ họ tự nhận trách nhiệm của bản thân và cách mà họ đối xử với bạn? Nhiều phụ huynh không dễ thừa nhận mình sai, đặc biệt là khi bạn nhỏ tuổi hơn họ. Họ có thể cảm thấy quá kiêu hãnh và không muốn hạ cái tôi của mình xuống.

Nhận trách nhiệm (Nguồn: Internet).
Nhận trách nhiệm (Nguồn: Internet).

Dù bố mẹ bạn có tốt hay xấu đi chăng nữa, họ vẫn là những người có ảnh hưởng lớn nhất và là tấm gương để bạn noi theo. Nếu họ không chịu nhận lỗi sai, bạn có thể sẽ nghĩ rằng đó là cách những người có quyền lực nên đối xử với mình. Bạn chấp nhận rằng những người có quyền lực thì không cần phải chịu trách nhiệm. Bạn cũng sẽ không chịu nhận sai, không chịu trách nhiệm cho lời nói và hành động của bản thân, hoặc cảm thấy quá kiêu hãnh.

So sánh

Từ lúc bạn còn nhỏ tới lớn, có bao giờ bố mẹ so sánh bạn theo kiểu, “Tại sao con không thể nào giống con nhà người ta?”, hoặc “Lúc chị mày bằng tuổi mày nó đã làm được thế này thế kia rồi”?

Trò chơi so sánh "con nhà người ta" (Nguồn: Internet).
Trò chơi so sánh “con nhà người ta” (Nguồn: Internet).

Bố mẹ lẽ ra phải là người yêu thương và ủng hộ bạn vô điều kiện mới phải, nhưng họ lại nói những điều như vậy và thường xuyên so sánh bạn với con nhà người ta, thế là cuối cùng bạn lại nghĩ rằng, hóa ra tất cả mọi tình yêu thương đều có dạng như vậy. Bạn có thể sẽ cảm thấy ai đó quá tài giỏi, dễ ghen tị với người khác, hạ thấp lòng tự tôn, thậm chí phẫn uất, bực bội với anh chị em trong nhà hay người nào đó đạt được nhiều thành tích hơn mình.

Nếu bạn cảm thấy mình đang có những dấu hiệu này thì hãy nhớ rằng: thành tích không định nghĩa giá trị con người bạn, và bạn không hề “hỏng” chút nào.

Áp đặt khuyết điểm và sự tự ti

Khi bố mẹ phê bình bạn, có bao giờ bạn cảm thấy như họ đang miêu tả chính bản thân họ không? Liệu bố mẹ bạn có đang áp đặt hết những điều đáng ghét ở chính họ lên người bạn? Đây có thể là một cách để bố mẹ trốn tránh khuyết điểm của bản thân khi không muốn đối mặt với chúng.

Áp đặt khuyết điểm và sự tự ti (Nguồn: Internet).
Áp đặt khuyết điểm và sự tự ti (Nguồn: Internet).

Khi còn nhỏ, bạn không nhận ra bố mẹ mình đang làm vậy, nên lòng tự tôn của bạn có thể bị ảnh hưởng nặng nề khi bạn bị soi chiếu qua lăng kính mang đầy tính chỉ trích và phê phán đó. Bạn có thể trải qua những cảm giác như căm ghét bản thân, lo âu, thậm chí là trầm cảm.

Nhưng hãy nhớ rằng bạn không phải là bố mẹ, và bạn cũng không cần phải nhận lấy những khuyết điểm của họ. Bạn có thể gạt bỏ và tiến về phía trước.

Hành vi kiểm soát quá mức

Bạn có cảm thấy như bố mẹ lúc nào cũng theo dõi mọi chuyện bạn làm không? Họ có bao giờ xen vào chuyện của bạn, muốn biết được bạn đang chơi với ai, bạn đang mặc gì hoặc bạn định đi đâu? Ừ thì bố mẹ có bản năng tự nhiên là bảo vệ con cái mà, nhưng bản năng này lại bị đẩy đi quá xa khi nó xâm phạm không gian riêng tư của bạn.

Hành vi kiểm soát quá đà (Nguồn: Internet).
Hành vi kiểm soát quá đà (Nguồn: Internet).

Bạn có thể sẽ cảm thấy bị “ngạt thở” với bố mẹ và hành vi kiểm soát quá mức như vậy. Bạn có thể sẽ giấu giếm nhiều thứ để họ không biết, hoặc “nổi dậy” chống lại bố mẹ ở giai đoạn tuổi dậy thì, hay bị “giam cầm” dưới vòng tay của họ và dễ dàng bị lợi dụng bởi người xấu.

Hành vi kiểm soát quá đà là một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến mâu thuẫn giữa phụ huynh và con cái. Vậy nên nếu bạn cảm thấy điều này đúng với mình thì bạn không phải là người có vấn đề đâu, và bạn cũng không hề có lỗi chút nào.

Ngoài ra những bài viết cùng chủ đề bạn có thể quan tâm như:

Và đừng quên theo dõi BlogAnChoi để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị khác nhé!

Xem thêm

300+ câu châm ngôn cuộc sống hay nhất sẽ khiến bạn "sáng mắt ra"!

Những câu châm ngôn cuộc sống, câu nói về cuộc sống hay, ý nghĩa nhất sẽ giúp bạn hiểu ra nhiều sự thật và chân lý, có thêm động lực để cố gắng phát triển bản thân hoặc đơn giản là bạn sẽ "sáng mắt ra" vì cuộc đời vốn không phải ngôn tình.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận