Mùa tựu trường đã đến, việc giãn cách và học online cũng là nỗi khó khăn của cả giáo viên lẫn học sinh. Để việc dạy học trở nên thú vị hơn, bạn có thể sử dụng các hình thức chơi game, giải đố vui nhộn. Dưới đây là 12 công cụ hỗ trợ việc học online một cách hiệu quả mà BlogAnChoi sẽ tổng hợp đến bạn thông qua bài viết sau.

1. Kahoot!

Giao diện trò chơi trên Kahoot! (Nguồn: Internet)
Giao diện trò chơi trên Kahoot! (Nguồn: Internet)

Kahoot! là một nền tảng học tập quen thuộc dành cho những ai yêu thích việc vừa chơi vừa học. Ở đây, giáo viên có thể tạo ra những câu hỏi dưới dạng multiple choice hoặc True/False, thêm hình ảnh, video để tăng tương tác với học sinh trong tiết dạy. Học sinh chỉ cần truy cập vào Kahoot! thông qua việc nhập mã code được cung cấp và bắt đầu trả lời. Điểm số sẽ được cập nhật tại leader board. Đây là một cách thú vị giúp người học có thể nhớ lại những kiến thức đã được nghe giảng, hay những bài lý thuyết khó nhằn cần phải nhớ lâu.

Video hướng dẫn sử dụng Kahoot!

Bạn có thể truy cập trang Kahoot! tại đây

2. Quizizz

Giao diện của Quizizz (Nguồn: Internet)
Giao diện của Quizizz (Nguồn: Internet)

Đây cũng là một công cụ học online phổ biến và rất được ưa chuộng. Giáo viên có thể tạo ra những câu hỏi và trò chơi để tăng sự thú vị trong tiết học. Ngoài các dạng câu hỏi bình thường, bạn có thể thêm các khảo sát học tập, flashcard bài học thậm chí giao bài tập về nhà cho học sinh. Quizizz cũng là một công cụ hỗ trợ cho nhiều thiết bị khác nhau. Một điểm cộng cho nền tảng này chính là việc người chơi có thể hoàn thành bài kiểm theo tốc độ cá nhân, bài quiz sẽ kết thúc khi tất cả các người chơi hoàn thành xong. Leader board sẽ cập nhật điểm số liên tục cho những ai trả lời đúng nhiều câu hỏi nhất.

Video hướng dẫn sử dụng Quizizz

Bạn có thể truy cập trang Quizizz tại đây

3. Wordwall

Giao diện làm việc của Wordwall tương đối sinh động (Nguồn: Internet)
Giao diện làm việc của Wordwall tương đối sinh động (Nguồn: Internet)

Wordwall là một công cụ dạy học mà giáo viên có thể tạo nên các bộ câu hỏi và tạo ra các dạng trò chơi khác nhau. Đây cũng là nền tảng được ứng dụng cho các bậc giáo dục từ mầm non đến trung học. Một số hoạt động phổ biến như Match up, Group sort, Quiz, hoặc giáo viên có thể sử dụng các bộ câu hỏi có sẵn của người dùng trước, sau đó gửi link cho người học để bắt đầu làm bài. Wordwall có khá nhiều hoạt động giúp thúc đẩy quá trình dạy học, thao tác cũng rất đơn giản để sử dụng. Tuy nhiên, với các tài khoản miễn phí cũng sẽ bị giới hạn số hoạt động được tham gia.

Video hướng dẫn sử dụng Wordwall

Bạn có thể truy cập trang Wordwall tại đây

4. Baamboozle

Tạo ra các trò chơi sinh động cùng Baamboozle (Nguồn: Internet)
Tạo ra các trò chơi sinh động cùng Baamboozle (Nguồn: Internet)

Baamboozle sẽ là nền tảng thú vị cho những buổi học cần sự tương tác và kết hợp giữa các nhóm học sinh. Các nhóm sẽ được chọn một câu hỏi bất kỳ để trả lời, ngoài ra cũng có bước tăng điểm và giành điểm nhằm tăng tính cạnh tranh trong quá trình tham gia. Với giao diện đơn giản, thao tác trực tiếp mà không cần link truy cập, đây là nền tảng thích hợp cho những bài dạy chạy nước rút. Tuy nhiên, vì không có nhiều hình thức để tham gia, Baamboozle cũng dễ gây nhàm chán cho học sinh khi muốn áp dụng lâu dài.

Video hướng dẫn sử dụng Baamboozle

Bạn có thể truy cập trang Baamboozle tại đây

5. Blooket

Công cụ Blooket giúp bạn thỏa thích sáng tạo các loại trò chơi (Nguồn: Internet)
Công cụ Blooket giúp bạn thỏa thích sáng tạo các loại trò chơi (Nguồn: Internet)

Cách thức hoạt động của Blootket cũng tương tự như những nền tảng khác, giáo viên sẽ chọn một bộ câu hỏi và chế độ chơi phù hợp với bài giảng. Giao diện của website cũng rất dễ nhìn và thu hút. Các bộ câu hỏi sẽ được cung cấp với cả người chơi cá nhân hoặc theo nhóm. Sau khi trò chơi bắt đầu, học sinh sẽ trả lời các câu hỏi nhanh chóng để giành chiến thắng. Một điểm cộng đối với Blooket chính là việc sử dụng các câu hỏi được tạo sẵn hoặc từ Quizle.

Video hướng dẫn sử dụng Blooket

Bạn có thể truy cập trang Blooket tại đây

6. PollEV

Giao diện của PollEV (Nguồn: Internet)
Giao diện của PollEV (Nguồn: Internet)

Đây cũng là một công cụ hỗ trợ học online mà bạn không thể bỏ qua. Với công cụ này, giáo viên có thể tạo các câu hỏi dưới dạng poll để học sinh tham gia. Hơn thế nữa, người dạy còn có thể tạo word cloud, câu hỏi mở, true/false cho bài dạy của mình. Ngoài ra, việc tích hợp công cụ với Powerpoint sẽ giúp giáo viên dễ dàng thao tác trong quá trình dạy lý thuyết, áp dụng song song với thực hành. PollEV là một nền tảng có giao diện khá phức tạp đối với người mới sử dụng.

Video hướng dẫn sử dụng PollEV

Bạn có thể truy cập trang PollEV tại đây

7. Mentimeter

Tích hợp Mentimeter vào Powerpoint (Nguồn: Internet)
Tích hợp Mentimeter vào Powerpoint (Nguồn: Internet)

Lại thêm một nên tảng học tập mà bạn không thể bỏ qua, Mentimeter sẽ là một công cụ tuyệt vời cho những ai yêu thích giao diện sống động và đầy sắc màu. Công cụ này sẽ hỗ trợ giáo viên tạo ra các câu hỏi theo dạng câu đố, wordcloud, Q&A, poll với việc thêm hình ảnh và gif một cách sinh động. Các bạn học sinh có thể sử dụng các thiết bị thông minh để kết nối với nền tảng và trả lời câu hỏi. Sau đó, kết quả sẽ được hiện lên và bạn có thể biết tốc độ trong quá trình làm bài của mình. Nhìn chung, Mentimeter vẫn sẽ giới hạn số lượng câu hỏi và slide đối với các tài khoản miễn phí. Để có những trải nghiệm tốt hơn, bạn có thể bỏ phí để sử dụng nhiều tính năng hơn nhé.

Video hướng dẫn sử dụng Mentimeter

Bạn có thể truy cập trang Mentimeter tại đây

8. Nearpod

Trang web Nearpod giúp hỗ trợ học online (Nguồn: Internet)
Trang web Nearpod giúp hỗ trợ học online (Nguồn: Internet)

Nearpod là một nền tảng giúp học sinh cùng tương tác trong giờ học. Công cụ này sẽ giúp việc giảng dạy trở nên dễ dàng hơn với các dạng câu hỏi như ghép cặp, câu đố, điền vào chỗ trống. Ngoài ra, công cụ cũng cung cấp hàng nghìn bài giảng có sẵn, có thể điều chỉnh lại tạo thành bài học mới. Học sinh có thể tương tác bằng việc vẽ trực tiếp lên bài giảng với công cụ Draw. Ngoài ra, Nearpod cũng được tích hợp vào PowerPoint, Google Trình bày, giúp bạn dễ dàng thay đổi các công cụ nhanh chóng.

Video hướng dẫn sử dụng Nearpod

Bạn có thể truy cập trang Nearpod tại đây

9. Google Jamboard

Cùng thiết kế bài giảng bằng Google Jamboard (Nguồn: Internet)
Cùng thiết kế bài giảng bằng Google Jamboard (Nguồn: Internet)

Google Jamboard là một whiteboard giúp người tham gia của các nhóm và lớp học có thể cùng nhau đóng góp vào bài giảng. Đây là một công cụ không chỉ được ứng dụng trong việc học online mà còn hiệu quả với công việc work from home. Bạn có thể tạo bảng, chèn text và notes và chia sẻ nó với người khác để cùng tham gia chỉnh sửa. Nhờ đó, bài giảng sẽ trở nên phong phú và đầy đủ nội dung hơn. Tuy nhiên, để có thể sử dụng trên điện thoại, bạn cần phải tải app để tiếp tục sử dụng.

Video hướng dẫn sử dụng Google Jamboard

Bạn có thể truy cập trang Google Jamboard tại đây

10. Padlet

Giao diện của trang web học online Padlet (Nguồn: Internet)
Giao diện của trang web học online Padlet (Nguồn: Internet)

Padlet là một nền tảng giúp người dùng có thể tải lên, sắp xếp và chia sẻ nội dung lên các bảng thông báo ảo tương tự như Google Jamboard. Tuy nhiên, bạn không thể di chuyển nội dung trên Padlet, công cụ này phù hợp cho tính năng brainstorm hoặc reflection. Bạn không cần tải app để sử dụng, song vẫn có nhiều giới hạn đối với các tài khoản sử dụng miễn phí. Trong mùa dịch, Padlet dần trở thành công cụ được sử dụng phổ biến hơn đối với mảng giáo dục.

Video hướng dẫn sử dụng Padlet

Bạn có thể truy cập trang Padlet tại đây

11. Liveworksheets

Giao diện làm việc của Live worksheets (Nguồn: Internet)
Giao diện làm việc của Liveworksheets (Nguồn: Internet)

Liveworksheets là công cụ học online cho phép giáo viên chuyển đổi các bảng tính ở dạng doc,pdf, jpg thành các bài tập trực tuyến giúp học sinh có thể làm bài và nhận kết quả trực tiếp. Các câu hỏi có thể ở nhiều dạng như điền từ, bài nghe, true/false, matching với giao diện linh hoạt và sinh động. Ngoài ra, liveworksheets có thể thêm vào âm thanh, video, các ký tự và thậm chí cả các bài tập nói mà học sinh phải thực hiện bằng cách sử dụng micro. Nhìn chung, đây cũng là một công cụ mà giáo viên nên thử qua để làm phong phú việc dạy học trực tuyến của mình.

Video hướng dẫn sử dụng Liveworksheets

Bạn có thể truy cập trang Liveworksheets tại đây

12. Quizlet

Giao diện học tập của Quizlet (Nguồn: Internet)
Giao diện học tập của Quizlet (Nguồn: Internet)

Nếu bạn đang đau đầu với mớ từ vựng khó nhằn qua các bài giảng, đây có thể là một công cụ vô cùng lý tưởng dành cho bạn. Quizlet sẽ giúp bạn trong việc học và ghi nhớ từ vựng dưới dạng flashcard. Thao tác của website không quá phức tạp, bạn cũng có thể thêm thành viên và cùng nhau học từ vựng. Tính năng Quizlet Live sẽ giúp bạn tham gia các bài quiz online thúc đẩy việc ghi nhớ từ vựng. Tuy nhiên, để sử dụng tính năng này, bạn phải nâng cấp tài khoản để sử dụng nhé.

Video hướng dẫn sử dụng Quizlet

Bạn có thể truy cập trang Quizlet tại đây

Trên đây là tổng hợp 12 công cụ giúp hỗ trợ việc học online một cách hiệu quả hơn. Ai cũng biết để truyền đạt và tiếp thu bài giảng từ xa là một việc không dễ dàng. Tuy nhiên, những nền tảng công nghệ này sẽ giúp tiết học của bạn trở nên sôi nổi và tăng tính tương tác hơn. Cùng theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều tin tức và thông tin hằng ngày nhé!

Một số bài viết bạn có thể tham khảo:

Xem thêm

Đau mắt khi xem TV trong phòng tối: Tại sao lại thế và làm gì để khắc phục?

Những chiếc TV hiện nay thường có độ sáng cao đem đến chất lượng hình ảnh tốt hơn, nhưng cùng với đó cũng xuất hiện một vấn đề: đau mắt khi xem TV trong phòng tối. Vậy có cách nào để giải quyết chuyện này không? Hãy cùng BlogAnChoi khám phá nhé!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
3 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
User c002eff1

Ko có gimkit 🙁

User 617fa355

nhu binh luan 1

User f81cf621

hơi chán