Nhận được thông báo đỗ đại học là tin vui nhất đối với các bạn học sinh vừa tốt nghiệp Trung học phổ thông. Bước ngoặt này mang đến cho các bạn niềm háo hức, nhưng cũng khiến các bạn stress vì nỗi sợ mang tên xa nhà. Biết được nỗi lo lắng đó của các bạn tân sinh viên, BlogAnChoi xin gửi tới các bạn 10 việc cần chuẩn bị trước và sau khi nhập học để giúp bạn thêm tự tin chinh phục mọi thử thách.

Tân sinh viên cần chuẩn bị những gì trước khi nhập học?

1. Tân sinh viên cần chuẩn bị các loại giấy tờ nhập học theo yêu cầu của nhà trường

Thông thường thì trong tờ thông báo của các trường đại học gửi cho tân sinh viên đều ghi rõ những loại giấy tờ cần chuẩn bị, các bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ và cất cẩn thận trong túi để ngày nhập học dễ dàng sử dụng.

Những loại giấy tờ nhập học chủ yếu là: Giấy báo trúng tuyển đại học; giấy chứng nhận kết quả thi tốt nghiệp THPT; bằng tốt nghiệp THPT; học bạ THPT; giấy khai sinh; căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân; sổ hộ khẩu…

Vào đại học là niềm hạnh phúc lớn của tân sinh viên (Nguồn: Internet)
Vào đại học là niềm hạnh phúc lớn của tân sinh viên (Nguồn: Internet)

2. Tân sinh viên cần chuẩn bị một chiếc thẻ ATM với một số tiền mặt

Đa phần các bạn học sinh sau khi tốt nghiệp THPT đều đã đủ 18 tuổi, vậy nên nếu như bạn chưa có thẻ ATM thì ngay sau khi thi tốt nghiệp xong bạn hãy ra ngân hàng để làm ngay một chiếc thẻ ATM. Lợi ích của thẻ ATM là để bạn có thể dễ dàng xin “viện trợ” từ gia đình, quản lý tiền.

Một số ngân hàng mà BlogAnChoi khuyên bạn nên làm thẻ ATM: Techcombank, TPBank, PVBank…

3. Tân sinh viên cần học cách nấu nướng

Nếu bạn chưa biết nấu nướng, thì hãy nhanh chóng nhờ bố mẹ chỉ cho cách thức để nấu những món ăn đơn giản, vì bạn sắp phải rời xa vòng tay của gia đình. Việc biết nấu nướng sẽ giúp bạn có thể tự chăm sóc bản thân mình tốt hơn, từ đó giúp bạn chủ động hơn trong cuộc sống xa nhà.

Bạn có thể mua đồ nấu ăn tại đây.

4. Tân sinh viên cần học cách giặt giũ và phơi phóng trang phục

Đa phần các bạn học sinh THPT đều quen với cảnh được cha mẹ giặt giũ quần áo cho, nên rất nhiều người ngay cả phơi quần áo cũng không biết. Vậy nên các bạn hãy nhanh chóng học cách giặt quần áo, vì khi xa nhà bạn sẽ chẳng có máy giặt và gia đình trợ giúp, thay vào đó bạn sẽ phải tự giặt tay tất cả quần áo của mình.

Bạn có thể mua đồ dùng để giặt giũ tại đây.

5. Tân sinh viên cần trang bị kiến thức về sức khỏe

Học đại học là rời xa gia đình, là bước vào cuộc sống tự lập, những khi trái gió trở trời, ốm đau bệnh tật bạn phải tự đương đầu một mình. Vậy nên bạn hãy nhanh chóng học hỏi kiến thức về sức khỏe từ cha mẹ, đọc từ sách báo, internet… để có thể tự chăm sóc tốt cho bản thân.

Bước vào đại học là bầu trời tương lai rộng mở với tân sinh viên (Nguồn: Internet)
Bước vào đại học là bầu trời tương lai rộng mở với tân sinh viên (Nguồn: Internet)

Tân sinh viên cần phải làm gì sau khi nhập học?

6. Tân sinh viên cần tìm nơi ở phù hợp

Hầu hết các bạn tân sinh viên sẽ có 2 lựa chọn về nơi ở, đó là thuê trọ hoặc ở ký túc xã của nhà trường. Thông thường thì năm nhất các bạn tân sinh viên nên ở ký túc xã để quen với môi trường mới, tuy nhiên không phải trường nào cũng có đủ ký túc xã cho tất cả tân sinh viên, nên nhiều bạn phải chấp nhận thuê trọ ngoài.

Lợi ích của việc ở ký túc xã bao gồm: Chi phí rẻ, có căng tin, an ninh an toàn, môi trường sinh viên năng động…

Nhược điểm của việc ở ký túc xã là: Vì ở đông người nên không có không gian riêng tư, đôi khi các bạn mất trật tự gây ảnh hưởng tới việc tập trung học tập, ở tập thể nên đôi khi xảy ra mâu thuẫn giữa các bạn trong phòng…

Việc thuê trọ ở ngoài thì hầu như những ưu và nhược điểm đều ngược lại so với ký túc xã: Đảm bảo không gian riêng tư, yên tĩnh; chi phí đắt đỏ, nấu nướng tự lo, an ninh phức tạp…

7. Tân sinh viên cần xác định mục tiêu và xây dựng kế hoạch học tập

Sau khi nhập học xong việc đầu tiên các bạn cần làm là xác định mục tiêu học tập, mục tiêu chính là địch đến. Tiếp đó bạn cần phải xây dựng kế hoạch học tập, kế hoạch chính là con đường và cách thức đến đi đến đích đã lập ra.

Để xác định được mục tiêu và xây dựng kế hoạch học tập đúng, bạn cần phải tham khảo ý kiến của những anh chị sinh viên khóa trước. Kinh nghiệm cho các bạn tân sinh viên là trước khi hỏi ai đó, hãy nhìn vào bảng điểm học tập và cách đối nhân xử thế của họ. Bởi lẽ chỉ có học hỏi những người tốt thì ta mới trở thành người tốt.

8. Tân sinh viên cần mua giáo trình và đồ dùng học tập

Tân sinh viên sau khi nhập học cần phải bỏ qua tư tưởng nghỉ xả hơi để nhanh chóng bước vào học tập, nếu không thì sẽ bị các bạn bỏ lại phía sau. Để phục vụ tốt cho việc học thì giáo trình và đồ dùng học tập là vô cùng cần thiết, tuy nhiên các bạn tân sinh viên trước khi mua giáo trình nên hỏi thăm các anh chị khóa trên xem có thể xin hoặc mượn được thì sẽ tiết kiệm được một khoản tiền kha khá. Ngoài ra bạn có thể mua giáo trình cũ ở các hiệu sách xung quanh trường đại học, ở những phố sách cũ như: Nguyễn Quý Đức, Đinh Lễ, Đường Láng, Trần Quốc Hoàn…

9. Tân sinh viên cần mua máy tính

Máy tính là công công phục vụ đắc lực cho việc học tập và kiếm thêm thu nhập cho các bạn tân sinh viên, tuy nhiên lựa chọn thời điểm mua máy tính cần phải phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của gia đình. Ngoài ra bạn nên cân nhắc giữa việc mua máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn, mua máy mới hay mới cũ… Trước khi mua bạn nên tìm hiểu thật kỹ bằng cách đọc các bài viết trên mạng, hỏi ý kiến của những anh chị khóa trên.

Tân sinh viên cần phải cân nhắc kỹ về việc mua máy tính (Nguồn: Internet)
Tân sinh viên cần phải cân nhắc kỹ về việc mua máy tính (Nguồn: Internet)

10. Tân sinh viên cần tìm “tiền bối” để học hỏi

“Tiền bối” ở đây có nghĩa là các anh chị sinh viên khóa trước, họ là những người đã trải qua con đường mà tân sinh viên chuẩn bị bước. Hơn ai hết chính họ là người hiểu rõ đường đi lối bước, vậy nên một tân sinh viên khôn ngoan là biết tìm “tiền bối” để học hỏi.

Một vài bài viết hữu ích có liên quan, bạn có thể tham khảo:

Trên đây là 10 kinh nghiệm dành cho các bạn tân sinh viên mà BlogAnChoi chia sẻ, chúc các bạn sẽ thích nghi tốt với môi trường mới và thành công. Hãy đừng quên theo dõi chuyên mục Giáo dục của BlogAnChoi để có thêm những kinh nghiệm quý báu khác nhé.

Xem thêm

100+ danh ngôn, câu nói hay áp dụng cho viết văn nghị luận xã hội 200 chữ mới nhất

Một đoạn/bài viết Nghị luận xã hội phải có tính mới mẻ, sáng tạo, độc đáo thì mới có thể trinh phục, chạm được đến trái tim được người nghe đọc, giáo viên chấm bài. Một bài viết/ đoạn văn chỉ nói xuông không thôi rất dễ gây nhàn chán. Vậy để làm được điều đó chúng ta phải ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận