“Làm người học Khổng Tử, làm việc học Tào Tháo”. Những câu nói hay của Khổng Tử dạy đạo làm người, cách đối nhân xử thế… Sau hàng trăm năm, Khổng Tử đã qua đời thì những lời răn dạy ấy vẫn được người người tìm đọc, suy ngẫm và áp dụng vào cuộc sống.

Người châu Á có lẽ vẫn còn quen thuộc với cụm từ “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, hay “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín”. Đây là hai trong số những lời dạy giá trị của Khổng Tử về đạo làm người quân tử.

Là một nhà khai sáng Nho Giáo, những câu nói hay của Khổng Tử dạy ta cách sống, dạy ta cách ăn ở, dạy ta cách thành công,… được lưu truyền rộng rãi đi khắp muôn nơi. Và cho đến nay, sau khi Khổng Tử đã qua đời thì những lời răn dạy ấy vẫn được người người tìm đọc, suy ngẫm và áp dụng vào cuộc sống.

Khổng Tử là ai?

Khổng Tử (孔子) hay còn gọi là Khổng Phu Tử (孔夫子), Nguyên danh: Khổng Khâu (孔丘), Biểu tự: Trọng Ni (仲尼). Thân phụ là Khổng Hột, thân mẫu là Nhan Thị. Nguyên quán ở Làng Xương Bình, nước Lỗ đời Chu, nay là huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông.

Khổng Tử là ai? (Ảnh: Internet)
Khổng Tử là ai? (Ảnh: Internet)

Ông sinh ngày 28/9 năm 551 TCN và qua đời khoảng ngày 11/4 năm 479 TCN. Ông được truy phong những thụy hiệu cao quý như Bao Thành Tuyên Ni Công, Văn Tuyên Vương, Đại Thánh Văn Tuyên Vương, Chí Thánh Tiên Sư, Đại Thành Chí Thánh Văn Tuyên Vương Thánh Sư.

Khổng Tử sống trong thời kỳ nhà Chu, một giai đoạn đầy xung đột chính trị và xã hội, được biết đến như thời Chiến Quốc. Khổng Tử là nhà khai sáng Nho Giáo, giảng sư và triết gia lỗi lạc bậc nhất cõi Á Đông. Ông cùng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được coi là nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn nhất tới văn hóa Á Đông, cả người sống trong cùng một thời điểm lịch sử với nhau.

Cha mẹ mất sớm, Khổng Tử trở thành đứa con mồ côi, sống trong một gia đình nghèo khổ. Nhưng ông rất hiếu học. Khổng Tử là người đầu tiên mở trường tư thục vào thời phong kiến, nơi vốn chỉ dành cho con em vua quan, hàng quý tộc.

Khổng Tử (孔子) hay còn gọi là Khổng Phu Tử (孔夫子)
Khổng Tử (孔子) hay còn gọi là Khổng Phu Tử (孔夫子) (Ảnh: Internet)

Khổng Tử sống vào một thời đại suy thoái, về mặt chính trị, đang lúc chế độ phong kiến nhà Chu bắt đầu băng hoại. Ngoài mặc Khổng Tử hành nghề dạy học nhưng thật ra là đang nuôi chí tìm minh chúa. Nhưng để tìm được một con rồng trong trời cao biển rộng không dễ dàng gì, Khổng Tử đã phí mất 40 năm mò kim đáy biển.

Trong lúc thất vọng, ngài quay về nước Lỗ, chuyên tâm vào việc tu biên cổ tịch, soạn định Ngũ kinh: Thư, Dịch, Thi, Lễ, Nhạc, và hoàn thành cuốn Xuân Thu. Năm năm sau thì mất, thọ bảy mươi ba tuổi.

Tại Trung Quốc, Nho giáo hoặc Khổng giáo trở nên phổ biến trong thời Hán Vũ Đế và trở thành hệ tư tưởng chủ đạo về chính trị và đạo đức của Trung Hoa suốt hơn 2000 năm. Từ thế kỷ IV, Nho giáo mở rộng ảnh hưởng và phát triển mạnh mẽ ở các quốc gia châu Á khác như Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam. Nền tảng của Nho giáo được hình thành từ thời Tây Chu, đặc biệt với sự đóng góp của Chu Công Đán, hay còn gọi là Chu Công. Trong thời kỳ hỗn loạn của Xuân Thu, Khổng Tử (sinh năm 551 TCN) phát triển tư tưởng của Chu Công, hệ thống hóa và tích cực truyền bá những ý tưởng đó. Do đó, sau này, người ta coi Khổng Tử là người sáng lập Nho giáo.

Câu nói hay của Khổng Tử về thành công

Câu nói hay của Khổng Tử về thành công (Ảnh: Internet)
Câu nói hay của Khổng Tử về thành công (Ảnh: Internet)
  1. Không quan trọng việc bạn đi chậm thế nào, miễn là đừng bao giờ dừng lại.
  2. Khi rõ ràng đó là những mục tiêu không thể đạt được, đừng điều chỉnh mục tiêu mà hãy điều chỉnh từng bước hành động.
  3. Nhìn vào những lợi thế nhỏ sẽ cản trở hoàn thành những việc lớn.
  4. Hãy chọn công việc mà bạn yêu thích, bạn sẽ không phải làm việc một ngày nào trong cuộc đời của mình.
  5. Hãy tìm một ngọn nến nhỏ để thắp lên, đừng ngồi đó mà nguyền rủa bóng tối.
  6. Sự nghiệp đừng mong bằng phẳng dễ đi, vì không gặp phải chông gai chí nguyện không kiên cường.
  7. Làm việc đừng mong dễ thành, việc dễ thành lòng thường kiêu ngạo.
  8. Đừng lo mình không có chức vị, chỉ lo mình không đủ tài để nhận lấy chức vị.
  9. Học cho rộng, hỏi cho kĩ, nghĩ cho cẩn thận, phân biệt cho rõ, làm cho hết sức.
  10. Ở đời đừng cầu không khó khăn, vì không khó khăn thì kiêu xa nổi dậy.
  11. Nếu mục tiêu của bạn là một năm, hãy trồng một hạt giống;
  12. Nếu trong thời hạn mười năm, hãy trồng cây;
  13. Nếu trong khoảng năm, hãy dạy cho người dân.
  14. Một kẻ ngốc khinh miệt lời khuyên tốt, một người khôn ngoan sẽ ôm nó vào lòng.
  15. Một người không nghĩ và lập kế hoạch lâu dài sẽ gặp rắc rối ngay tại cửa nhà mình.
  16. Đá quý không thể được đánh bóng mà không có ma sát cũng như con người không thể tốt lên mà không trải qua rèn luyện.
  17. Bản chất của kiến thức là, có nó và áp dụng nó. Không có nó, hãy thú nhận sự thiếu hiểu biết của bạn.
  18. Giống như nước, một người khôn ngoan sẽ biết thích nghi với hoàn cảnh.
  19. Cây dừa dẻo dai luôn sống sót qua cơn bão, cây sồi hùng vĩ thường gãy đổ sau cơn mưa.

Lời dạy của Đức Khổng Tử về giáo dục

Trong danh sách những lời dạy của Khổng Tử, những câu nói hay về giáo dục của ông mang tính thấu hiểu và sâu sắc cao có thể kể đến là:

Lời dạy của Đức Khổng Tử về giáo dục (Ảnh: Internet)
Lời dạy của Đức Khổng Tử về giáo dục (Ảnh: Internet)
  1. Học không biết chán, dạy người không biết mỏi.
  2. Học bao nhiêu vẫn thiếu.
  3. Học đi với hành, không chỉ nói cho qua chuyện!
  4. Biết có lỗi mà không chịu sửa thì đó chính là lỗi.
  5. Dựng nước gìn dân lấy học làm đầu
  6. Biết mà học không bằng thích mà học, thích mà học không bằng vui say mà học.
  7. Hiểu bao nhiêu chẳng thừa. Nhân đức chớ bán mua. Được thua không nản chí.
  8. Hãy lấy lẽ phải để đáp trả lại sự oán thù, dùng nhân đức để đáp lại người hiền.
  9. Học mà không suy nghĩ thì vô ích, suy nghĩ mà không học thì hiểm nghèo.
  10. Cứu xét tâm tánh thì đừng cầu không khúc mắc, vì không khúc mắc thì sở học không thấu đáo.
  11. Có kiến thức thì không nghi ngờ, có lòng nhân thì không ưu tư, có dũng cảm thì không sợ hãi.
  12. Buổi sáng nghe được đạo lí, buổi chiều dẫu chết cũng được rồi.

Lời dạy của Khổng Tử về 7 điều “vô ích”

Lời dạy của Khổng Tử về 7 điều “vô ích” (Ảnh: Internet)
Lời dạy của Khổng Tử về 7 điều “vô ích” (Ảnh: Internet)
  1. Tâm còn chưa thiện – Phong thủy vô ích: Nếu tâm địa không lương thiện, suy tính những điều độc ác thì dẫu có trọng phong thủy đến mấy cũng không có tác dụng.
  2. Bất hiếu với cha mẹ – Thờ cúng vô ích: Nếu không hiếu thảo với cha mẹ, thường xuyên la mắng, chửi bới mẹ già thì dẫu ông bà có mất đi dù thờ cúng linh đình, khua chiêng múa trống cho to thì cũng không có tác dụng gì.
  3. Anh em chẳng hòa – Bạn bè vô ích: Nếu ngay cả mối quan hệ anh em ruột thịt trong nhà không tốt, thì kết giao với bạn bè bên ngoài dẫu nhiều thế nào đi chăng nữa cũng vô dụng.
  4. Việc làm bất chính – Đọc sách vô ích: Lời nói, tâm địa, việc làm của một người không đoan chính, chính trực thì dẫu đọc sách nhiều như thế nào chăng nữa cũng không thay đổi được khí chất, bản năng con người.
  5. Làm trái lòng người – Thông minh vô ích: Nếu một người ỷ mình học rộng hiểu nhiều, tự cao tự đại không nghe lọt tai những ý kiến góp ý, thay đổi cả trong cuộc sống, công việc thì dẫu có thông minh như nào đi chăng nữa cũng vô ích.
  6. Chẳng giữ nguyên khí – Uống thuốc vô ích: Nếu bản thân không giữ gìn sức khỏe, thường xuyên làm những việc tổn thương nguyên khí, sau đó thuốc thang tốt ra sao, bổ như nào đi chăng nữa cũng không đổi lại được cơ thể, tinh thần khỏe mạnh.
  7. Thời vận không thông – Mưu cầu vô ích: Nếu thời cơ chưa đến, dẫu có cố sức mong cầu thế nào đi nữa cũng vô dụng.

Câu nói hay của Khổng Tử dạy đạo làm người

Câu nói hay của Khổng Tử dạy đạo làm người (Ảnh: Internet)
Câu nói hay của Khổng Tử dạy đạo làm người (Ảnh: Internet)
  1. Mỗi khi cơn tức giận nổi lên, hãy suy nghĩ về những hậu quả.
  2. Bất cứ nơi nào bạn đi, hãy đi với tất cả trái tim.
  3. Hãy đưa hướng dẫn cho những người tìm kiếm kiến thức sau khi họ đã phát hiện ra sự thiếu hiểu biết của mình.
  4. Mọi thứ đều có vẻ đẹp nhưng không phải ai cũng nhìn thấy điều đó.
  5. Ai chinh phục được chính mình là chiến binh hùng mạnh nhất.
  6. Sự im lặng là người bạn thật sự và không bao giờ phản bội.
  7. Bằng ba phương pháp chúng ta có thể học sự khôn ngoan: Thứ nhất, bởi sự quán chiếu, đó là cao quý; Thứ hai, bằng cách bắt chước, đó là cách dễ nhất; Và thứ ba là bằng kinh nghiệm, đó là cách cay đắng nhất.
  8. Nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không tật bệnh, vì không tật bệnh thì tham dục dễ sanh.
  9. Với người đừng mong thuận chiều ý mình, vì được thuận chiều ý mình thì tất sanh tự kiêu.
  10. Dở nhất trong trong cái đạo xử thế là không thấy cái lỗi của mình.
  11. Biết có lỗi mà không sửa thì đó chính là lỗi.
  12. Hiếu thảo là nguồn gốc của đạo đức.
  13. Chim trước lúc chết cất tiếng bi thương, người trước lúc chết nói lời lương thiện.
  14. Cứu xét tâm tánh thì đừng cầu không khúc mắc, vì không khúc mắc thì sở học không thấu đáo.
  15. Điều mình không thích thì đừng làm cho người khác. Đối với quê hương, gia đình nên tránh gây thù, chuốc oán.
  16. Dùng thì đừng nghi, nghi thì đừng dùng.
  17. Có kiến thức thì không nghi ngờ, có lòng nhân thì không ưu tư, có dũng cảm thì không sợ hãi.
  18. Ngồi bàn tiệc đừng ra vẻ anh hùng vì rượu đã làm cho nhiều người gục ngã.
  19. Mọi thứ đều từ hư vô mà ra.
  20. Danh không chánh, lời chẳng xuôi.
  21. Ai cũng có quyền được học hành được giáo dục, không phân biệt loại người.
  22. Khi bạn yêu một điều gì đó có nghĩa là bạn muốn nó sống.
  23. Chúng ta nên cảm nhận đau khổ, nhưng chúng ta không nên bị chìm dưới áp lực của nó.
  24. Người có trí tuệ hành động trước khi nói, và sau đó, họ sẽ nói theo hành động của mình.
  25. Chỉ có sự khôn ngoan và ngu ngốc nhất của con người là không bao giờ thay đổi.
  26. Khả năng của con người sẽ không bao giờ bắt kịp được nhu cầu.
  27. Vô minh là đêm của tâm, nhưng đó là một đêm không có mặt trăng và sao.
  28. Tôi nghe và tôi quên. Tôi thấy và tôi nhớ. Tôi làm và tôi hiểu.
  29. Hiểu những gì mình cảm giác thấy và cả không cảm giác thấy, đó là tri thức thật sự.
  30. Người khôn ngoan hỏi nguyên do lỗi lầm ở bản thân, kẻ dại khờ hỏi nguyên do ở người khác.
  31. Người không biết lo xa sẽ gặp phải phiền hà trước mắt.
  32. Đừng lo mình không có chức vị, chỉ lo mình không đủ tài để nhận lấy chức vị.
  33. Học cho rộng, hỏi cho kĩ, nghĩ cho cẩn thận, phân biệt cho rõ, làm cho hết sức.
  34. Nếu mục tiêu của bạn là một năm, hãy trồng một hạt giống; Nếu trong thời hạn mười năm, hãy trồng cây; Nếu trong khoảng năm, hãy dạy cho người dân.
  35. Một kẻ ngốc khinh miệt lời khuyên tốt, một người khôn ngoan sẽ ôm nó vào lòng.
  36. Một người không nghĩ và lập kế hoạch lâu dài sẽ gặp rắc rối ngay tại cửa nhà mình.
  37. Đá quý không thể được đánh bóng mà không có ma sát cũng như con người không thể tốt lên mà không trải qua rèn luyện.
  38. Bản chất của kiến thức là, có nó và áp dụng nó. Không có nó, hãy thú nhận sự thiếu hiểu biết của bạn.
  39. Giống như nước, một người khôn ngoan sẽ biết thích nghi với hoàn cảnh.
  40. Cây dừa dẻo dai luôn sống sót qua cơn bão, cây sồi hùng vĩ thường gãy đổ sau cơn mưa.
  41. Khi bạn nhìn thấy một người tốt, hãy nghĩ đến việc trở nên giống như họ. Khi bạn thấy ai đó không tốt như vậy, hãy tự nhìn lại điểm yếu của mình.
  42. Hãy tấn công cái xấu trong chính bạn, hơn là tấn công cái xấu trong người khác.
  43. Điều khó nhất là tìm một con mèo đen trong một căn phòng tối, đặc biệt là nếu không có con mèo.

Câu nói hay của Khổng Tử về đối nhân xử thế

Câu nói hay của Khổng Tử dạy đạo làm người (Ảnh: Internet)
Câu nói hay của Khổng Tử dạy đạo làm người (Ảnh: Internet)
  1. Nếu ai đó nói xấu sau lưng bạn, điều đó có nghĩa là bạn đang đi trước mặt họ.
  2. Nếu ghét một người, tức là bạn đang thất bại trước người đó.
  3. Người quân tử giúp người mà không so đo tính toán, kẻ tiểu nhân so đo tính toán mà không giúp đỡ người. Người quân tử hòa mình chứ không cùng người khác câu kết, móc ngoặc nhưng kẻ tiểu nhân lại câu kết với người khác mà không hòa mình cho dù bề ngoài thì tưởng như hòa mình với mọi người.
  4. Có ba hạng bạn bè ích lợi và có ba dạng làm nguy hại. Bạn ngay thẳng, bạn trung thực và bạn nghe nhiều học rộng là bạn lợi ích. Bạn làm nhiều bộ tịch, bạn ưa chiều chuộng và gian sảo, nịnh bợ là bạn nguy hiểm.
  5. Người quân tử hòa mà không đồng, kẻ tiểu nhân đồng mà không hòa.
  6. Người quân tử yêu cầu chính là bản thân, kẻ tiểu nhân yêu cầu chính là mọi người.
  7. Người quân tử luôn hướng lên, hướng xa còn kẻ tiểu nhân thì lại mỗi ngày sa xuống dưới.
  8. Điều mà người quân tử suy nghĩ và lo âu chính là “đức hạnh”, điều mà kẻ tiểu nhân đăm chiêu lo nghĩ chính là bổng lộc, lợi ích.
  9. Trước khi bạn bắt tay vào một cuộc hành trình trả thù, hãy đào hai cái mộ.
  10. Người quân tử nghiêm khắc với mình, kẻ tiểu nhân khắt khe với người.
  11. Làm ơn chớ mong đền đáp, mong cầu đền đáp ấy là có mưu tính.
  12. Thấy lợi đừng nhúng tay, nhúng tay hắc ám tâm trí.
  13. Người không có chữ Tín sẽ chẳng làm nên việc gì.
  14. Mất niềm tin vào bạn bè còn xấu hổ hơn bị chính họ lừa dối.
  15. Người tài đức làm rồi mới nói và nói theo những việc đã làm.

Lời dạy của Khổng Tử khi sống ở đời

Câu nói hay của Khổng Tử dạy đạo làm người (Ảnh: Internet)
Câu nói hay của Khổng Tử dạy đạo làm người (Ảnh: Internet)
  • Hình hài của mẹ của cha
  • Trí khôn đời dạy, đói no tự mình
  • Sang hèn trong kiếp nhân sinh
  • Buồn vui sướng khổ thường tình thế thôi
  • Không hơn hãy cố gắng bằng người
  • Cho thiên hạ khỏi ai cười ai khinh
  • Có chí thì ham học
  • Bất chí thì ham chơi
  • Trí khôn tạo nên người
  • Đức nhân tìm ra bạn
  • Thành đạt nhờ đức dày
  • Làm nên nhờ có thầy
  • Đủ đầy nhờ có bạn
  • Gái ngoan nhờ đức hạnh
  • Trai mạnh nhờ lực cường
  • Tươi đẹp lắm người thương
  • Lực cường nhiều kẻ mạnh
  • Dễ thích nghi thì sống
  • Biết năng động thì nên
  • Đủ tài trí làm nên
  • Đủ sức bền thì thắng
  • Biết mình khi hoạn nan
  • Hiểu bạn lúc gian nguy
  • Nghèo hèn bởi tự ti
  • Ngu si vì tự phụ
  • Tài đức cao hơn phú
  • Hạnh phúc đủ hơn giàu
  • Sống trung tín bền lâu
  • Tình nghĩa sâu hạnh phúc
  • Đủ tài thì đỡ cực
  • Đủ sức thì đỡ nghèo
  • Dốt nát hay làm theo
  • Hiểu biết nhiều thì lợi
  • Hỏng việc thì hấp tấp
  • Va vấp bởi vội vàng
  • Cảnh giác với lời khen
  • Bình tâm nghe lời trách
  • Quá nghiêm thì ít bạn
  • Dễ dãi bạn khinh nhờn
  • Không hứa hão là khôn
  • Không tin xằng ít vạ
  • Làm ơn đừng mong trả
  • Được ơn nhớ đừng quên
  • Nhu nhược bị ép trèn
  • Quá cương thì bị gãy
  • Cái quý thì khó thấy
  • Dễ lấy thường của tồi
  • Của rẻ là của ôi
  • Dùng người tội sinh vạ
  • Đẹp lòng hơn tốt mã
  • Nền nã hơn kiêu kì
  • Thận trọng từng bước đi
  • Xét suy khi hành động
  • Hiểu biết nhiều dễ sống
  • Luôn chủ động dễ thành
  • Thận trọng trước lợi danh
  • Giữ mình đừng buông thả
  • Tránh xa phường trí trá
  • Tai vạ bởi nể nang
  • Tài giỏi chớ khoe khoang
  • Giàu sang đừng kênh kiệu
  • Học bao nhiêu vẫn thiếu
  • Hiểu bao nhiêu chẳng thừa
  • Nhân đức chớ bán mua
  • Được thua không nản trí
  • Đủ đức tài bớt lụy
  • Đủ dũng khí chẳng hàng
  • Có vợ đảm thì sang
  • Có bạn vàng thì quý
  • Đói nghèo vì bệnh sĩ
  • Quẫn trí dễ làm liều
  • Tỉnh táo với tình yêu
  • Biết điều khi yếu thế
  • Lo việc nhà chớ kể
  • Ân nghĩa chớ đếm đong
  • Người phúc lộc nhờ nguồn
  • Sống bất nghĩa tai ương
  • Sống bất lương tù ngục
  • Phải cầu xin là nhục
  • Phải khuất phục là hèn
  • Hay đố kị nhỏ nhen
  • Hay ép trèn độc ác
  • Lắm gian truân càng sáng
  • Nhiều hoạn nạn càng tinh
  • Với mình phải nghiêm minh
  • Với chúng sinh thân ái
  • Đang thắng phòng khi bại
  • Gặt hái phòng mất mùa
  • Thói quen thường khó chừa
  • Say sưa thường khó tỉnh
  • Sống ỉ lại ăn sẵn
  • Dễ bạc phân tán mình
  • Sống dựa dẫm ngu đần
  • Sống bất cần phá sản
  • Hay đua đòi hoạn nạn
  • Quá nể bạn tai ương
  • Gia đình trọng yêu thương
  • Sống nhịn nhường hỉ hả
  • Thiếu tình thương man trá
  • Gắn vàng đá cũng tan
  • Biết dạy dỗ con ngoan
  • Chịu bảo ban con giỏi
  • Tinh khôn nhờ học hỏi
  • Cứng cỏi nhờ luyện rèn
  • Sống vì nhau dễ bền
  • Sống vì tiền đổ vỡ
  • Rèn con từ mới nở
  • Khuyên vợ lúc mới về
  • Muốn hiểu cần lắng nghe
  • Khốn nạn quên mẹ cha
  • Tốt đẹp hãy bày ra
  • Xấu xa nên đậy lại
  • Có ích thì tồn tại
  • Có hại thì diệt vong
  • Nhiều tham vọng long đong
  • Lắm ước mong lận đận
  • Hay vội vàng hối hận
  • Quá cẩn thận lỗi thời
  • Biết được người là sáng
  • Hiểu được bạn là khôn
  • Khiêm tốn là tự tôn
  • Kiêu căng là tự sát
  • Hứa trước thì khó đạt
  • Hèn nhát thì khó thành
  • Thù hận bởi lợi danh
  • Tranh giành vì chức vị
  • Giàu sang hay đố kị
  • Tài trí sinh ghét ghen
  • Tham giàu thì cuồng điên
  • Tham quyền thì độc ác
  • Vì tiền thì dễ bạc
  • Vì tình nghĩa bền lâu
  • Người hiểu nói trọn câu
  • Người dốt tâu phách lối
  • Có quyền thì hám lợi
  • Có tội thường xum xoe
  • Khờ dại hay bị lừa
  • Nó bừa hay vạ miệng
  • Đa ngôn thì tai tiếng
  • Ngậm miệng dễ được tin
  • Hám lợi hay cầu xin
  • Hám quyền hay xu nịnh
  • Thật thà hay oan trái
  • Thẳng thắn hay bị hại
  • Thông thái hay bị ngờ
  • Chiều con quá con hư
  • Tiền của dư con hỏng
  • Giàu mạnh thường thao túng
  • Nghèo vụng dễ theo đuôi
  • Người tài giỏi khó chơi
  • Kẻ trây lười khó bảo
  • Thành tâm thì đắc đạo
  • Mạnh bạo việc dễ thành
  • Quân tử thì trọng danh
  • Tiểu nhân thì trọng lợi
  • Bất tài hay đòi hỏi
  • Lộc lõi khó khiêm nhường
  • Tình nghĩa thường khó quên
  • Nợ nhân duyên khó trả
  • Khó thuần phục kẻ sĩ
  • Khó phòng bị tướng tài
  • Biết chấp nhận thảnh thơi
  • Hay hận đời đau khổ
  • Của quý thì khó giữ
  • Con cầu tự khó nuôi
  • Nhà dư của hiếm hoi
  • Nhà lắm người bạc cạn
  • Khó gần người quá sạch
  • Vắng khách tại quá nghèo
  • Dễ nổi danh kị hiền
  • Dễ kiếm tiền khó giữ
  • Kiếp người là duyên nợ
  • Lành vỡ lẽ thường tình
  • Bại thành từ lực trí
  • Thời gian đừng uổng phí
  • Biết suy nghĩ sâu xa.

Một số thông tin khác:

Xem thêm

TOP 50 bài thơ hay về cuộc sống ý nghĩa, lạc quan, bình yên nhất bạn nên đọc

Những bài thơ hay về cuộc sống ý nghĩa, lạc quan hay những bài thơ về cuộc sống vô thường, bài thơ hay về cuộc sống bình yên giúp xoa dịu tâm hồn, truyền cảm hứng và động lực cho bạn sau những giờ phút mệt mỏi.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận