Coolmate khởi đầu với một nhà kho chỉ vỏn vẹn 20 mét vuông, một website bán hàng sơ khai với những sản phẩm rất cơ bản cho nam giới như áo thun, bít tất và đồ lót. Sau 4 năm với nhiều thăng trầm, thậm chí đã có lúc suýt phải “giải tán”, Coolmate cuối cùng đã đạt doanh thu trăm tỷ. Ngay bây giờ, các bạn hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu về thương hiệu thú vị này nhé!

4 năm trước, Coolmate xuất hiện ở thị trường với những điều “lạ đời” mà cho đến tận hôm nay chỉ ở Coolmate mới có – một thương hiệu thời trang nhưng không có cửa hàng vật lý, quần áo mua rồi đến 2 tháng sau vẫn có thể đổi trả, dịch vụ chăm sóc khách hàng sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi, kể cả những câu hỏi “lạc đề”.

Coolmate khởi đầu với một nhà kho chỉ vỏn vẹn 20m2, một website bán hàng sơ khai với những sản phẩm rất cơ bản cho nam giới như áo thun, bít tất và đồ lót. Sau 4 năm với nhiều thăng, trầm, thậm chí đã có lúc suýt phải “giải tán”, Coolmate đã đạt trung bình 2.700 đơn hàng/ngày, tự tin đặt mục tiêu mở rộng thị trường sang các nước Đông Nam Á và đạt tiêu chuẩn IPO vào năm 2025.

Trái ngược với những con số khổng lồ hay những mục tiêu có phần vĩ mô, CEO của Coolmate, anh Phạm Chí Nhu, lại tạo ấn tượng là một người vui vẻ, thú vị hệt như ý nghĩa cái tên Coolmate – một người bạn thú vị.

Anh Phạm Chí Nhu, CEO của Coolmate (Ảnh: Internet)
Anh Phạm Chí Nhu, CEO của Coolmate (Ảnh: Internet)

Cột mốc đáng nhớ của Coolmate trong 4 năm qua

Anh Phạm Chí Nhu vẫn nhớ cuối năm 2019, đầu năm 2020 khi công ty sắp “giải tán” vì nguồn tiền đã cạn kiệt, anh đi gọi vốn và may mắn được đầu tư nhưng phải bay sang Singapore gặp gỡ và trao đổi với nhà đầu tư.

Chuyến bay từ Singapore về Việt Nam của anh là một trong những chuyến cuối trước khi có thông báo “đóng cửa” vì Covid-19. Nếu chỉ ở thêm một ngày nữa thôi thì anh sẽ phải ở bên đó vài tháng luôn. Nhưng nhờ khoản đầu tư đó mà Coolmate từng bước vực dậy trở lại, các bạn nhân viên bắt đầu được đi học để trau dồi và phát triển kỹ năng.

Bài toán khó nhất mà Coolmate phải giải

4 năm về trước, thị trường mua sắm online vẫn rất khiêm tốn so với offline, mọi người vẫn nghĩ một thương hiệu phải có cửa hàng to, đẹp. Họ e dè chuyện mua online vì không được sờ hay thử sản phẩm, nhiều khi sản phẩm bị lỗi cũng rất khó hoàn trả.

Quay trở lại với ý tưởng sơ khai của Coolmate, hiểu được nam giới thường mua đồ cơ bản nhiều hơn nữ giới và muốn mua nhiều thứ một lúc, mình quyết định giải quyết “pain point” này bằng một hình thức mua sắm tiện lợi hơn. Còn những hạn chế khi mua sắm online như không được sờ, thử… mình tháo gỡ dần.

Khi nhận ra khó khăn trong việc đổi trả là một trong những vấn đề cản trở khách mua hàng online, CEO của Coolmate đã làm việc với đơn vị vận chuyển để mang lại sự thuận tiện nhất cho khách hàng. Khách sờ rồi, thử rồi mà không thích có thể tra lại. Kể cả khách mặc rồi cũng có thể trả lại nếu không hài lòng. Có thể nói, Coolmate đi đầu trong dịch vụ đổi trả tận nơi với chính sách 60 ngày đổi trả. Tất nhiên chính sách nào cũng có cái được, cái mất. Có những khách trả đến 5 – 6 lần. Tuy nhiên, 99% khách hàng đang cảm thấy thoải mái, an tâm hơn khi mua sắm, chỉ có 0.5% khách mua trả lại hàng.

Khi khách hàng không cảm thấy hài lòng, họ có thể đổi trả lại (Ảnh: Internet)
Khi khách hàng không cảm thấy hài lòng, họ có thể đổi trả lại (Ảnh: Internet)

Sự sáng tạo độc đáo của Coolmate

Vào thời điểm năm 2019, chỉ cần bước qua biên giới sang Quảng Châu là bạn có thể gặp tất cả các xưởng sản xuất và đặt bất cứ mẫu mã nào nhưng Coolmate vẫn chọn sản xuất 100% tại Việt Nam. Coolmate biết chính xác mình dùng loại sợi gì, vải gì, áo may ở xưởng may nào, xưởng may đó đối xử với công nhân ra sao…

Sự sáng tạo độc đáo của Coolmate (Ảnh: Internet)
Sự sáng tạo độc đáo của Coolmate (Ảnh: Internet)

Coolmate đã thử nghiệm các loại sợi tự nhiên và tái chế. Dòng sản phẩm Excool với sợi Sorona thân thiện với môi trường hơn nhiều so với sợi Polyester thường. Với các dòng sản phẩm thể thao, Coolmate hướng tới việc ứng dụng 99% sợi tái chế (Recycled Polyester) trong năm 2023 trở đi. Coolmate cũng kết hợp với Cleandye, công nghệ nhuộm sạch, không nước nhằm tạo ra các sản phẩm thân thiện hơn với môi trường.

Về yếu tố con người, Coolmate quan tâm nhiều đến đời sống và điều kiện làm việc của những người công nhân. Thương hiệu cũng đề cao tính minh bạch khi công khai chi tiết “sự thật” đằng sau những sản phẩm của mình như địa điểm sản xuất, quy mô nhà máy…

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin hấp dẫn nhé!

Xem thêm

Amazon sử dụng “ngụy biện chi phí chìm” để hấp dẫn khách hàng như thế nào?

Việc các công ty công nghệ sử dụng đủ loại chiêu trò mánh khóe để khiến chúng ta mua nhiều hơn mức cần thiết không phải là chuyện lạ. Một cách đang được gã khổng lồ Amazon áp dụng là "ngụy biện chi phí chìm". Hãy cùng khám phá ngụy biện chi phí chìm là gì, Amazon sử dụng ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận