Bị kiến ba khoang cắn – chắc hẳn đây là nỗi lo lắng của khá nhiều người, đối với bản thân mình cũng vậy! Mình từng bị kiến ba khoang cắn và không thể phân biệt với zona thần kinh dẫn đến việc điều trị giai đoạn đầu không đúng, vết thương lan rộng, đặc biệt những vết thương đó trở thành những vết sẹo khó coi sau điều trị làm mình rất phiền lòng. Sau khi phát hiện bản thân không phải bị zona thần kinh mà bị kiến ba khoang cắn, mình đã được tư vấn và kê đơn thuốc đúng với bệnh mình đang mắc phải, kết quả phục hồi cực kì nhanh chóng. Vì vậy, mình viết bài này mong rằng sẽ giúp ích được cho mọi người có thể phân biệt được hai bệnh cũng như điều trị kiến ba khoang cắn kịp thời.

Sponsor

Một vài điều cần biết về kiến ba khoang

Kiến ba khoang có thân thon dài, trên thân các khoang vàng đen xen kẽ, thường phân bố ở những nơi ẩm ướt. Kiến ba khoang thường bị thu hút bởi ánh sáng, đặc biệt là đèn điện, vì vậy chúng rất hay bay vào trong nhà, nhất là khi vào mùa mưa.

Hình ảnh kiến ba khoang (Ảnh: Internet)
Hình ảnh kiến ba khoang (Ảnh: Internet)

Kiến ba khoang tiết ra dịch có chứa độc tố pederin, độc tố mạnh gấp 12-15 lần so với rắn hổ mang. Do lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ngoài da nên không gây chết người, tuy nhiên vết thương do kiến ba khoang cắn cũng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì vậy, việc nhận biết và xử trí khi bị kiến ba khoang cắn là rất quan trọng!

Tùy thuộc vào thời gian sẽ có mức độ tổn thương khác nhau. Tổn thương ở mức nhẹ thường chỉ xuất hiện các vết đỏ trên da có cảm giác hơi ngứa tại vùng da tiếp xúc dịch tiết, triệu chứng này sẽ biến mất sau mấy ngày. Đối với tổn thương mức độ trung bình, ngoài xuất hiện các vết đỏ còn có thêm bọng nước, sau vài ngày có mủ kèm theo đau rát tại vùng tổn thương. Cho đến khi nhiều nốt bọng nước và lan rộng kèm theo cảm giác rát khó chịu, đây là tổn thương ở mức độ nặng, có thể có thêm triệu chứng sốt và sưng hạch.

Ngoài ra, cần phân biệt kiến ba khoang cắn và zona thần kinh do cả hai bệnh đều có triệu chứng nổi nốt bọng nước giống nhau.

Phân biệt vết đốt kiến ba khoang và zona thần kinh:

Nhận biết và xử trí khi bị kiến ba khoang đốt (Ảnh: Internet)
Nhận biết và xử trí khi bị kiến ba khoang đốt (Ảnh: Internet)

Bị kiến ba khoang đốt cần xử trí và điều trị như thế nào?

Khi tiếp xúc hoặc nghi ngờ tiếp xúc với kiến ba khoang, hãy dùng betadine hoặc cồn 70 độ để rửa vùng tiếp xúc. Trường hợp không có sẵn betadine hay cồn 70 độ, hãy rửa vùng tiếp xúc nhiều lần bằng xà phòng để trung hòa chất độc, giảm tình trạng nổi bọng nước do nọc độc của kiến. Lưu ý không gãi vùng tiếp xúc, tránh gây trầy xước khiến vùng tổn thương lan rộng.

Điều trị kiến ba khoang đốt với trường hợp tổn thương nhẹ, bạn chỉ cần chăm sóc da bằng các sản phẩm dịu nhẹ, phản ứng viêm da sẽ tự hết.

Đối với tổn thương ở mức trung bình trở lên, bạn cần điều trị bằng cách dùng thuốc và nên đến các trung tâm y tế để nhận sự giúp đỡ từ bác sĩ. Việc này sẽ giúp sớm cải thiện tình trạng vùng tổn thương, tránh lan rộng và bội nhiễm, đặc biệt là tránh để lại sẹo sau điều trị, bạn càng điều trị sớm mức độ để lại sẹo càng ít.

Một đơn thuốc do bác sĩ da liễu kê dành cho các bạn có tình trạng da tổn thương như dưới hình cực kỳ hiệu quả!

Hình ảnh vết kiến ba khoang đốt (Ảnh: Internet)
Hình ảnh vết kiến ba khoang đốt (Ảnh: Internet)
  • Medrol 16mg: uống mỗi ngày một viên sau ăn no x 3 ngày
  • Fucicort thuốc tuýp: bôi sáng-tối

Với đơn thuốc như thế này sẽ có giá khoảng 120.000đ, các bạn nhớ lưu ý đọc kỹ phần chống chỉ định của thuốc trước khi dùng để tránh các tác dụng không mong muốn xảy ra nha! Mình và bạn bè dùng theo đơn thuốc này đều sẽ cải thiện sau 3-4 ngày.

Trên đây là một số kiến thức về kiến ba khoang và cách xử trí khi bị kiến ba khoang cắn một cách hiệu quả và đúng đắn. Nếu cảm thấy bài viết bổ ích hãy chia sẻ tới bạn bè và người thân để càng nhiều người biết đến bạn nhé!

Nguồn tham khảo: Trạm y tế phường 9 quận Gò Vấp – TP.HCM

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Sponsor
Xem thêm

3 bước xử trí giúp bệnh tay chân miệng nhanh khỏi và không để lại sẹo

Ngày nay có rất nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ảnh hưởng đời sống của chúng ta, trong đó bệnh tay chân miệng đang diễn ra phức tạp. Mỗi chúng ta nên chuẩn bị cho mình kiến thức cơ bản để phòng bệnh và tìm hiểu thêm 3 bước giúp bệnh tay chân miệng nhanh khỏi, không để lại sẹo.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bạn thấy bài này hay không?
Có 4 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

5 BÌNH LUẬN

  1. Mình rất mong muốn được nghe ý kiến của các bạn về bài viết này, hãy bình luận và chia sẻ cho mình biết nhé!

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(