Thời tiết giao mùa cùng với sự thay đổi đột ngột về không khí, độ ẩm khiến cho cơ thể chúng ta chưa kịp thích ứng dẫn đến “mỏng manh” hơn bình thường. Cùng theo dõi bài viết “Các bệnh thường gặp khi thời tiết giao mùa và cách phòng tránh” để chúng mình biết cách giữ sức khỏe cho cả gia đình nhé!

Ai dễ bị mắc bệnh khi thời tiết giao mùa?

Những người có sức đề kháng kém, khi thời tiết thay đổi dễ mắc bệnh nên cần hết sức thận trọng. Nếu không có những biện pháp chăm sóc và điều trị kịp thời, những bệnh thông thường cũng có thể dẫn đến hậu quả nguy hiểm.

Thời tiết giao mùa khiến cơ thể bạn dễ mắc bệnh hơn bình thường (Ảnh: Internet).
Thời tiết giao mùa khiến cơ thể bạn dễ mắc bệnh hơn bình thường (Ảnh: Internet).
  • Trẻ em: Hệ miễn dịch của trẻ em chưa hoàn thiện, sức đề kháng cũng yếu hơn người trưởng thành. Chính vì vậy khả năng mắc bệnh cao hơn và khi đã bị bệnh thì tình trạng cũng nặng hơn rất nhiều.
  • Phụ nữ mang thai: Trong thời gian thai kỳ, cơ thể phụ nữ có rất nhiều thay đổi. Hiện tượng mệt mỏi, thiếu năng lượng xảy ra thường xuyên, trong khi đó để tránh ảnh hưởng không tốt đến cho thai nhi thì giai đoạn này các bà bầu thường hạn chế sử dụng thuốc.
  • Người cao tuổi: Nếu như ở trẻ em hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh thì đối với nhóm người cao tuổi, khả năng mắc bệnh cũng cao hơn rất nhiều. Những người cao tuổi thường có sẵn các bệnh nền và suy giảm chức năng cơ thể, hệ miễn dịch yếu, nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời rất dễ khiến bệnh tình trầm trọng hơn.

Các bệnh thường gặp khi thời tiết giao mùa

1. Cảm cúm

Đây là bệnh phổ biến nhất trong những ngày thời tiết “đỏng đảnh”, mưa nắng thất thường hoặc trời chuyển mùa từ nóng sang lạnh. Tiết trời hanh khô kết hợp với độ ẩm không khí khiến các loại virus liên quan đến hô hấp phát triển mạnh. Cảm cúm bắt đầu với những biểu hiện như hắt hơi liên tục, chảy nước mũi, đau đầu chóng mặt,…

Cảm cúm khiến bạn hắt hơi liên tục, rất khó chịu (Ảnh: Internet).
Cảm cúm khiến bạn hắt hơi liên tục, rất khó chịu (Ảnh: Internet).

2. Các bệnh về hô hấp

  • Viêm phổi: Phổi rất dễ bị ảnh hưởng khi thời tiết vào mùa lạnh, đặc biệt là đối với trẻ em. Khi bị viêm phổi, bạn sẽ gặp các triệu chứng như ho, khạc đờm, ngứa rát cổ, tức ngực, khó thở… Viêm phổi làm cho các phế nang bị tổn thương dẫn đến thiếu dưỡng khí cung cấp cho cơ thể.Bệnh viêm phổi có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Ngay khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh này, bạn cần lập tức đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Trẻ em rất dễ mắc các bệnh liên quan đến hô hấp khi thời tiết chuyển mùa (Ảnh: Internet).
Trẻ em rất dễ mắc các bệnh liên quan đến hô hấp khi thời tiết chuyển mùa (Ảnh: Internet).
  • Viêm xoang: Viêm xoang thường xuất hiện nhiều nhất khi thời tiết trở lạnh. Độ ẩm không khí thấp, trời hanh khô khiến niêm mạc mũi bị bong ra, kèm với các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, ngứa rát họng. Viêm xoang không nguy hiểm nhưng kéo dài dai dẳng gây phiền toái cho người bệnh, nếu để lâu có thể dẫn đến viêm xoang mãn tính rất khó chữa trị dứt điểm.
Đừng để bệnh viêm xoang của bạn kéo dài, trở nên mãn tính (Ảnh: Internet).
Đừng để bệnh viêm xoang của bạn kéo dài, trở nên mãn tính (Ảnh: Internet).

3. Đau mắt đỏ

Thời tiết giao mùa, các loại vi khuẩn có môi trường sinh sôi và dễ dàng lây lan, xâm nhập vào cơ thể. Bệnh đau mắt đỏ thường có các triệu chứng như mắt bị sưng, chảy nước, đau nhức. Bệnh này dễ lây truyền khi dụi mắt hoặc sử dụng chung các đồ dùng vệ sinh cá nhân như khăn mặt.

Đau mắt đỏ thông thường kéo dài khoảng từ 7 đến 10 ngày (Ảnh: Internet).
Đau mắt đỏ thông thường kéo dài khoảng từ 7 đến 10 ngày (Ảnh: Internet).

4. Dị ứng da

Dị ứng thời tiết là một trong những bệnh phổ biến của thời điểm giao mùa “hành hạ” khá nhiều nạn nhân. Thời tiết thay đổi đột ngột, độ ẩm không khí tăng giảm thất thường dẫn đến làn da mỏng manh của chúng ta bị “hạ gục”. Da khô, nổi mẩn ngứa, nốt đỏ, dị ứng… vừa gây cảm giác khó chịu, vừa ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Dị ứng thời tiết gây ngứa và xuất hiện những nốt mẩn đỏ trên cơ thể (Ảnh: Internet).
Dị ứng thời tiết gây ngứa và xuất hiện những nốt mẩn đỏ trên cơ thể (Ảnh: Internet).

5. Đau xương khớp

Đau xương khớp thường xảy ra với người cao tuổi. Các cơ khớp bị thoái hóa và tổn thương dần theo thời gian. Thời điểm giao mùa, những cơn đau khớp hoành hành khiến bệnh nhân có cảm giác đau nhức khó chịu, thậm chí kéo theo nhiều biểu hiện khác như viêm khớp, đau mỏi, sụt cân.

Các bệnh liên quan đến xương khớp thường gặp khi thời tiết giao mùa (Ảnh: Internet).
Các bệnh liên quan đến xương khớp thường gặp khi thời tiết giao mùa (Ảnh: Internet).

Những người mắc bệnh về xương khớp mãn tính cần hết sức chú ý đến việc giữ ấm cho cơ thể, sau khi ra mồ hôi tuyệt đối không nên tắm bằng nước lạnh.

Một số biện pháp phòng tránh mắc bệnh khi thời tiết giao mùa

Chúng ta hoàn toàn có thể tự bảo vệ mình, tự chăm sóc sức khỏe để hạn chế tối đa nguy cơ mắc phải những căn bệnh khi thời tiết giao mùa.

  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là những bộ phận nhạy cảm như cổ, ngực và bàn chân
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả, tăng cường vitamin, uống nhiều nước để tăng sức đề kháng cho cơ thể
  • Luyện tập thể thao đều đặn, hoạt động thể chất thường xuyên
  • Đeo khẩu trang để tránh các bệnh liên quan đến đường hô hấp
  • Tiêm vaccine phòng bệnh đầy đủ.
Thường xuyên đeo khẩu trang để phòng tránh các bệnh liên quan đến hô hấp (Ảnh: Internet).
Thường xuyên đeo khẩu trang để phòng tránh các bệnh liên quan đến hô hấp (Ảnh: Internet).

BlogAnChoi chúc bạn thật nhiều sức khoẻ. Hy vọng những kiến thức chúng mình tổng hợp được sẽ hữu ích với các bạn.

Một số bài viết khác cùng chuyên mục có thể bạn sẽ quan tâm:

Xem thêm

Nguy cơ tăng huyết áp thai kỳ và chế độ ăn như thế nào cho phù hợp?

Ngay khi biết mang thai, các bà mẹ nên đến cơ sở y tế uy tín để được tầm soát và tư vấn điều trị hợp lý nếu có phát hiện tăng huyết áp thai kỳ. Cùng tìm hiểu với BlogAnChoi xem tại sao phải như vậy và biết được chế độ dinh dưỡng hợp lý trong tăng huyết ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận