Bạn có thấy bản thân mình thường tức giận và phản ứng thái quá với mọi việc trong cuộc sống? Nếu đúng như vậy thì có thể bạn là kiểu người dễ kích động, hãy cùng xem nguyên nhân và các dấu hiệu của tính cách này nhé.

Sponsor

Tính cách dễ kích động là gì?

Dễ kích động là khi bạn nhạy cảm với thế giới xung quanh, nhưng thay vì suy nghĩ, phân tích và quyết định hành động một cách phù hợp thì bạn chỉ phản ứng một cách không kiểm soát. Giống như khi bạn chỉnh dây đàn quá căng, dây có thể bị đứt hoặc làm hỏng thân đàn.

Kiểu người dễ kích động (Ảnh: Internet)
Kiểu người dễ kích động (Ảnh: Internet)

Dây đàn căng có thể tạo ra âm thanh hoàn hảo nhưng kéo căng quá mức có thể bị đứt. Con người cũng giống như vậy, một người có thể làm việc rất xuất sắc khi hưng phấn, nhưng khi áp lực quá lớn họ sẽ nổi nóng và cuối cùng làm hỏng mọi thứ.

Căng thẳng do môi trường, con người, áp lực công việc, v.v., tất cả đều có thể cộng lại làm kích động cảm xúc của bạn và khiến bạn tức giận, kinh hoàng, cuồng loạn, v.v. Kiểu người dễ kích động thường không có khả năng chịu đựng về mặt cảm xúc để giải quyết những tình huống mà những người bình thường có thể giải quyết một cách dễ dàng.

Trớ trêu thay, những người dễ kích động thường có xu hướng cầu toàn, điều này càng tạo thêm áp lực cho họ. Những người này có động lực rất lớn, thường đặt ra mục tiêu phi thực tế và thúc đẩy bản thân phải đáp ứng được những tiêu chuẩn cao đến mức vô lý. Kết quả là họ lúc nào cũng có nguy cơ bị suy sụp vì cảm thấy quá tải và lo lắng.

Nguyên nhân của tính cách dễ kích động

Kiểu người dễ kích động (Ảnh: Internet)
Kiểu người dễ kích động (Ảnh: Internet)

Kiểu tính cách này là bẩm sinh hay xuất hiện trong cuộc sống? Có một số nguyên nhân dẫn tới tính cách dễ bị kích động như sau:

1. Di truyền

Gen của bạn có thể ảnh hưởng đến xu hướng lo lắng, phản ứng và căng thẳng.

2. Nuôi dưỡng

Gia đình và những người thân thiết của bạn tạo ra một môi trường có thể khiến bạn phát triển tính cách dễ kích động, kể cả khi bạn có khuynh hướng bình tĩnh về mặt di truyền.

3. Những gì bạn đã trải qua

Cuộc sống tạo nên tính cách của chúng ta thông qua những sự kiện mà chúng ta trải qua. Nếu bạn đã từng trải qua những đau thương và căng thẳng nghiêm trọng, bản năng phòng thủ của bạn sẽ nhanh chóng được kích hoạt, dẫn đến việc bạn dễ bị kích động.

4. Tình trạng sức khỏe tinh thần

Rối loạn lo âu tạo ra tính cách dễ kích động, và dễ kích động sẽ khiến bạn càng lo lắng hơn. Một số vấn đề sức khỏe tinh thần nhất định có thể khiến bạn dễ phản ứng về mặt cảm xúc hơn.

5. Niềm tin của bạn và cách bạn đối phó với khó khăn

Niềm tin của chúng ta ảnh hưởng đến khả năng ứng phó của chúng ta trong những tình huống căng thẳng. Nếu bạn chưa học được cách đối phó lành mạnh với các vấn đề trong cuộc sống, bạn sẽ trở nên dễ bị kích động và phản ứng gay gắt hơn.

7 dấu hiệu gợi ý bạn thuộc kiểu tính cách dễ kích động

Trạng thái dễ kích động thường đi kèm với một số dấu hiệu giúp mọi người có thể đề phòng, và những dấu hiệu này cũng giúp bạn nhận ra khi nào mình sắp mất kiểm soát và cần phải kiềm chế.

1. Nhanh chóng bị căng thẳng

Nếu bạn dễ thay đổi từ trạng thái bình tĩnh đến căng thẳng mất kiểm soát trong vòng 0 đến 9 giây thì bạn là người dễ kích động. Ngay cả những vấn đề nhỏ cũng khiến bạn khó chịu, chuyện bé xé ra to. Bạn thường nghĩ đến điều tồi tệ nhất sẽ xảy ra nên bạn luôn “sẵn sàng” cho thảm họa ập đến, điều này làm tăng mức độ căng thẳng khi nghỉ ngơi của bạn.

Bạn có dễ bị căng thẳng không? (Ảnh: Internet)
Bạn có dễ bị căng thẳng không? (Ảnh: Internet)

Bạn có thể phẳn ứng bằng cách la hét cuồng loạn, khóc lóc, chửi bới, thậm chí đánh nhau với người khác. Luôn bị căng thẳng sẽ nhanh chóng làm mất đi khả năng tự chủ của bạn, dẫn đến bộc phát và thậm chí là bệnh tật về tâm lý và thể chất.

2. Không thể thư giãn và buông bỏ

Thư giãn là cách giúp bạn xoa dịu căng thẳng, vì vậy nếu bạn gặp khó khăn trong việc thư giãn là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy bạn đang ở trạng thái căng thẳng cao độ. Thậm chí bạn có thể nghĩ rằng việc thư giãn và nghỉ ngơi là lãng phí thời gian và khiến bạn căng thẳng thêm. Kết quả là bạn luôn tìm việc để làm và chỉ cần ngồi không cũng khiến bạn rơi vào trạng thái lo lắng, chẳng hạn như trong các cuộc họp hoặc các hoạt động xã hội.

Sponsor

3. Bạn thường có cử chỉ thô bạo và bẻ ngón tay

Bạn giống như một quả bóng bơm căng, và khi gặp chuyện không vui thì bạn sẽ giải tỏa bằng các hành động thô bạo và bẻ ngón tay kêu răng rắc. Ngay cả một lời nói không tốt nhỏ nhặt cũng đủ khiến bạn phản ứng thái quá. Mặc dù bạn có vẻ khá tức giận, nhưng thường là do bạn quá quan tâm đến những việc mình đang làm nên bạn phản ứng đột ngột khi điều bạn yêu thích đang bị đe dọa.

Hành động của bạn không phải lúc nào cũng là ác ý và thường là do bạn gánh nhiều trách nhiệm hơn mức cần thiết, chẳng hạn như sắp xếp một cuộc họp lớn hoặc trang trí đám cưới cho một người bạn. Khi bình tĩnh lại một chút, bạn thể hiện khả năng đồng cảm đáng kinh ngạc với người khác.

4. Cực kỳ vội vã

Nếu bạn là người dễ kích động, bạn sẽ luôn vội vã đi khắp mọi nơi. Vì gánh quá nhiều trách nhiệm nên bạn luôn có việc phải làm và phải vội vã, cố gắng hoàn thành mọi việc đúng thời hạn. Nhận thức của bạn về thời gian cực kỳ sắc bén, đó là lý do khiến bạn không thể đến muộn so với lịch trình. Cảm giác quá vội vàng khiến bạn trở nên căng thẳng và quá nhạy cảm với những chi tiết nhỏ.

5. Luôn muốn sự hoàn hảo

“Nó phải hoàn hảo” – điều đó luôn vang lên trong đầu bạn, thúc giục bạn tiếp tục cố gắng đến mức vô lý. Thực ra sự cầu toàn là vô nghĩa vì tất cả chúng ta đều có khuyết điểm, nhưng bạn luôn tin rằng mình phải hoàn hảo. Tìm kiếm sự hoàn hảo có thể khiến bạn phát điên, bạn luôn cố gắng để trở nên tốt hơn, không bao giờ hài lòng với bản thân mình ở hiện tại.

Đặt ra những kỳ vọng quá lớn như vậy là công thức dẫn đến thảm họa, và khi bạn nhận ra mình không hoàn hảo thì bạn càng dễ bị kích động hơn.

6. Suy nghĩ khi đi ngủ

Trong khi mọi người đang ngủ say thì tâm trí của bạn vẫn bận rộn tua lại các sự kiện, thậm chí những chuyện đã xảy ra từ nhiều năm trước, vào lúc mà lẽ ra bạn nên ngủ. Tính cách căng thẳng và chứng mất ngủ luôn song hành với nhau. Mức độ căng thẳng của bạn cao đến mức bạn không thể thư giãn để ngủ, điều này gây ra chứng mất ngủ và rối loạn giấc ngủ.

Sponsor

7. Mục tiêu của bạn rất cứng nhắc

Trong cuộc sống chúng ta thường điều chỉnh mục tiêu của mình để đạt được kết quả tốt nhất, nhưng nếu bạn là người cực kỳ lo lắng và căng thẳng thì mục tiêu của bạn sẽ không linh động chút nào, điều này càng khiến bạn lo lắng và căng thẳng nhiều hơn.

Những người dễ kích động thường kém linh hoạt đến mức họ tự gây ra đau khổ cho bản thân một cách không cần thiết vì không chịu thay đổi. Vì muốn trở nên hoàn hảo nên họ luôn giữ mình theo tiêu chuẩn cao nhất, mà thường không thể đạt được. Kết quả là lo lắng, căng thẳng và kích động nhiều hơn.

Mời bạn xem thêm các bài liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Sponsor
Xem thêm

200+ câu đố vui thả thính hài hước khiến crush phải bật cười và đổ gục

Những câu đố vui thả thính hài hước không chỉ khiến crush phải bật cười mà còn thể hiện được sự thông minh của bạn. Cùng tham khảo ngay các câu đố vui thả thính dễ thương dưới đây để cưa đổ crush của bạn nhé.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bạn thấy bài này tuyệt chứ?
Có 4 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

1 BÌNH LUẬN

  1. Các bạn có thể đóng góp ý kiến của mình về bài viết này ở phần bình luận, mình sẽ rất cảm kích.

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(