Co giật do nhiều nguyên nhân gây nên. Nếu không sơ cứu tốt có thể để lại hậu quả nặng nề cho người bệnh. Những người xung quanh thường rất lo sợ và hoảng loạn khi gặp tình huống này. Hãy đọc bài viết sau của BlogAnChoi để biết cách xử trí co giật ở người lớn và trẻ em chính xác nhé.

Sponsor

Nguyên nhân gây co giật là gì?

Co giật là biểu hiện do tình trạng phóng xung động bất thường của các tế bào thần kinh. Nguyên nhân gây co giật rất nhiều có thể chấn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng. Một số nguyên nhân gây co giật hay gặp như:

  • Co giật do nhiễm trùng hay nguyên nhân miễn dịch: Những trường hợp co giật kèm sốt thì đây là nguyên nhân bác sĩ sẽ nghi ngờ đầu tiên.
  • Co giật do các nguyên nhân tâm thần, động kinh.
  • Co giật do chấn thương: Với người lớn có thể là chấn thương trong các tình huống như tai nạn giao thông, ngã, thể thao,… Với trẻ sơ sinh có thể chấn thương do sang chấn sản khoa.
  • Co giật do khối u trong não.
  • Co giật do thiếu máu não, thiếu oxy lên não.
  • Co giật do rối loạn chuyển hóa: Hạ ure máu, hạ canxi máu, hạ đường huyết.
  • Co giật chưa rõ nguyên nhân.
xử trí co giật trẻ em
Có rất nhiều nguyên nhân gây co giật (Nguồn: Internet).

Sốt cao co giật ở trẻ em có nguy hiểm không?

Ở đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn một chút về hiện tượng sốt cao co giật ở trẻ em, bởi đây là tình trạng rất thường gặp và khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng, hoảng sợ. Người ta thường chia làm 2 trường hợp, đó là sốt cao co giật đơn giản và sốt cao co giật phức tạp.

1. Sốt cao co giật đơn giản

Đặc điểm của một cơn sốt cao co giật đơn giản như:

  • Trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi.
  • Cơn co giật thường ngắn hơn 10 phút.
  • Nhiệt độ lớn hơn 38, 5 độ C. Tìm mua máy đo nhiệt độ điện tử tại đây.
  • Co giật toàn thể, trong cơn co trẻ gồng toàn thân.
  • Sau cơn co không có các dấu hiệu bất thường như: Không yếu liệt, không rối loạn thị giác,…

Sốt cao co giật phức tạp

  • Trẻ thường nhỏ hơn 1 tuổi.
  • Cơn co giật kéo dài, tái phát (>10 phút).
  • Cơn co giật khu trú, biểu hiện ở nửa người hay một bên chi.
  • Sau cơn co giật để lại di chứng bất thường: Yếu liệt, méo miệng, rối loạn thị giác,…
xử trí co giật
Sốt cao co giật gặp khá nhiều ở trẻ em (Nguồn: Internet).

Các bước xử trí co giật chính xác, an toàn cho người bệnh

1. Những việc nên làm khi xử trí co giật

Trong đa số trường hợp, những người chứng kiến cơn co giật đều rất hoảng sợ, bối rối không biết nên xử lý thế nào. Chính vì thế việc đầu tiên là bạn phải hết sức bình tĩnh và ghi nhớ, làm theo hướng dẫn sau:

  • Giải tán đám đông để lấy không gian cho người bệnh.
  • Nới lỏng cổ áo, thắt lưng cho bệnh nhân.
  • Chú ý các đồ vật nguy hiểm xung quanh người co giật có thể sẽ quơ phải và để chúng ra xa.
  • Lấy một chiếc gối (hoặc áo) mềm, mỏng để kê dưới đầu bệnh nhân, cho bệnh nhân nằm nghiêng đầu sang một bên, chùi sạch nước bọt, chất nôn, tránh để các chất đó gây tắc nghẽn đường thở của bệnh nhân.
  • Theo dõi tính chất cơn co giật, biểu hiện của đối tượng và thời gian co giật để báo lại cho bác sĩ sau đó (Hoặc bạn nên quay video nếu có thể).
  • Cơn co giật chỉ diễn ra trong thời gian ngắn sau đó sẽ tự ngưng, những cơn co giật dài rất hiếm. Vì thế hãy kiên nhẫn và “chờ” cơn co giật tự hết.

2. Những việc không nên làm khi xử lý co giật

Rất nhiều người đã phạm phải những lỗi sau trong quá trình sơ cứu bệnh nhân co giật, đọc thật kỹ và đừng quên bạn nhé vì bạn có thể gây hại cả cho mình và người khác đấy.

  • Tuyệt đối không giữ tay, giữ chân, gồng ép người đang co giật vì có thể gây chấn thương, gãy xương cho người đó.
  • Không cho bệnh nhân uống nước lọc, nước chanh, nước đường hay bất kỳ thứ gì cho đến khi bệnh nhân ổn định trở lại.
  • Không nhét khăn, thìa hay bất cứ thứ gì vào miệng bệnh nhân vì nó có thể nguyên nhân ngăn cản đường thở của bệnh nhân. Đừng lo bệnh nhân cắn phải lưỡi vì trong cơn co giật, lưỡi bệnh nhân cũng co lại, nếu có cắn phải lưỡi cũng sẽ chỉ ở viền lưỡi và mức độ nhẹ, khi đến viện bác sĩ có thể khâu lại nếu cần thiết.
bác sĩ nhi
Hãy đưa người bệnh đi kiểm tra tại bệnh viện sau đó (Nguồn: Internet).

Sau khi cơn co giật ngừng hẳn, người bệnh tỉnh táo trở lại, hãy chú ý những biểu hiện bất thường của người bệnh và đưa tới bệnh viện để được kiểm tra bạn nhé.

Một số bài viết cùng chuyên mục bạn đọc có thể tham khảo:

Với bài viết trên đây, BlogAnChoi đã gửi tới bạn các kiến thức để xử trí co giật sao cho chính xác, an toàn. Hi vọng bài viết sẽ hữu ích với quý đọc giả. Đừng quên truy cập chuyên mục Sức khoẻ của BlogAnChoi để tích luỹ thêm nhiều kiến thức bổ ích về sức khoẻ bạn nhé!

Sponsor
Xem thêm

9 cách chữa đau răng tại nhà hiệu quả, nhanh chóng, tiết kiệm

Đau răng là vấn đề răng miệng hay gặp và xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Những trường hợp nghiêm trọng bạn cần tới nha sĩ để điều trị, nhưng với vấn đề đơn giản, chúng ta có thể chữa đau răng tại nhà với nhiều phương pháp cũng rất hiệu quả, nhanh chóng và không tốn kém.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bạn thấy bài này thế nào?
Có 2 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(