Mang thai là một khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với người phụ nữ, kể cả khi có điều kiện tốt nhất. Với nhiều người, ngay cả những việc đi đứng, ăn uống cũng khiến họ cảm thấy bất an trong thai kỳ. Đại dịch COVID-19 đã làm gia tăng những lo ngại này một cách đáng kể. Dưới đây là những lưu ý quan trọng mà chúng ta cần biết về vắc xin COVID-19 cho phụ nữ mang thai.

Sponsor

1. COVID-19 có thể cực kỳ nguy hiểm cho phụ nữ mang thai

Mang thai là một thời kỳ xung đột sinh lý bên trong cơ thể. Bởi vì một nửa thông tin di truyền của thai nhi là khác biệt so với cơ thể người mẹ nên phản ứng của hệ miễn dịch sẽ phải thích nghi trong suốt thai kỳ để bảo vệ thai nhi khỏi bị tấn công. Sự thay đổi miễn dịch này có thể làm tăng khả năng bị nhiễm trùng, bao gồm cả virus đường hô hấp như cúm và SARS-CoV-2 – loại virus gây ra COVID-19.

COVID-19 có thể cực kỳ nguy hiểm cho phụ nữ mang thai (Ảnh: Internet).
COVID-19 có thể cực kỳ nguy hiểm cho phụ nữ mang thai (Ảnh: Internet).

Điều này thực tế đã diễn ra trong năm ngoái và các số liệu thống kê rất đáng lo ngại. Những người nhiễm COVID-19 trong thời kỳ mang thai có nhiều khả năng dẫn đến bệnh nặng hơn so với những người không mang thai.

Cynthia Gyamfi-Bannerman, một chuyên gia sản khoa ở San Diego (Mỹ) tham gia trong Đội đặc nhiệm COVID-19 của Hiệp hội Y học Bà mẹ và Thai nhi (SMFM) cho biết: “So với những người không mang thai, dữ liệu hiện tại cho thấy những người mang thai bị nhiễm virus COVID-19 có nguy cơ cần chăm sóc ICU cao gấp 3 lần, có khả năng cần hỗ trợ và ống thở cao gấp 2 đến 3 lần, đối mặt với nguy cơ tử vong tăng, và đối mặt với nguy cơ thai chết lưu và sinh non ngày càng tăng.

Tiến sĩ Gyamfi-Bannerman cũng lưu ý rằng mối nguy hiểm này rõ ràng hơn ở những người lớn tuổi mang thai, những người có tình trạng sức khỏe yếu từ trước, người da đen hoặc Latin đều là những người có nguy cơ mắc bệnh nặng và tử vong cao hơn so với người da trắng nếu bị nhiễm COVID- 19.

2. Tiêm phòng vắc-xin COVID-19 khi mang thai có thể giúp giảm đáng kể những nguy cơ này

Tiến sĩ Gyamfi-Bannerman giải thích: “Tiêm phòng là cách tốt nhất để giảm nguy cơ nhiễm COVID-19 và các biến chứng liên quan cho cả bà mẹ và trẻ sơ sinh.

Nữ tiến sĩ lưu ý rằng vắc-xin là biện pháp hiệu quả giúp chống lại đại dịch hiện nay, kể cả biến thể Delta. Và ngay cả khi ai đó không may bị nhiễm COVID-19 sau khi tiêm thì họ “có khả năng bị nhiễm bệnh nhẹ hơn nhiều so với những người không được tiêm chủng”. Phần lớn những người hiện đang nhập viện hoặc tử vong do COVID-19 đều là người chưa được tiêm chủng.

Tiêm phòng vắc-xin COVID-19 khi mang thai có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ nhiễm bệnh (Ảnh: Internet).
Tiêm phòng vắc-xin COVID-19 khi mang thai có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ nhiễm bệnh (Ảnh: Internet).

Tiến sĩ Gyamfi-Bannerman tiếp tục: “Đây là lý do tại sao vắc-xin đã được các tổ chức sức khỏe bà mẹ hàng đầu thế giới xác nhận, cũng như đã được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật đặc biệt khuyến nghị tiêm ngừa COVID-19 cho tất cả mọi người từ 12 tuổi trở lên, kể cả những người đang mang thai, đang cho con bú, đang cố gắng có thai, hoặc có thể có thai trong tương lai.

Mặc dù những người mang thai không được tham gia vào các thử nghiệm vắc xin, nhưng một số người đã mang thai trong quá trình thử nghiệm. Ngoài ra còn có các dữ liệu về vắc xin trong thai kỳ từ hơn 148.500 trường hợp mang thai được báo cáo qua hệ thống theo dõi sức khỏe sau tiêm chủng của CDC, trong đó những người được tiêm chủng có thể cho biết về sức khỏe và cảm giác của họ sau khi tiêm.

Nhìn chung, các tác dụng phụ của vắc-xin khá tương tự nhau ở nhóm người mang thai và không mang thai. Không có báo cáo nào về tác dụng không mong muốn đối với tình trạng mang thai hoặc tình trạng thai nhi được xác định là do tiêm ngừa COVID-19.

Không có khả năng vắc xin làm thay đổi DNA của cơ thể hoặc vật chất di truyền khác (Ảnh: Internet).
Không có khả năng vắc xin làm thay đổi DNA của cơ thể hoặc vật chất di truyền khác (Ảnh: Internet).

Các nhà sản xuất vắc xin, các nhà khoa học độc lập và CDC của Mỹ đang tiến hành thêm các nghiên cứu về vấn đề này. Tính đến giữa tháng 7/2021, hơn 5.000 người mang thai đã được ghi danh vào sổ đăng ký mang thai an toàn, theo dõi những người được tiêm chủng trong suốt thời kỳ mang thai và những tình trạng khác. Dữ liệu này sẽ bao gồm người được tiêm tự báo cáo cũng như xem xét hồ sơ y tế để có được thông tin chi tiết về kết quả mang thai.

Tiến sĩ Gyamfi-Bannerman cũng bác bỏ một trong những tin đồn sai lầm nhưng khá phổ biến về việc tiêm ngừa COVID-19: cho rằng nó có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. “Không có bằng chứng nào cho thấy mối liên hệ giữa tiêm ngừa COVID-19 với tăng tỷ lệ sẩy thai. Hơn nữa, không có khả năng vắc xin làm thay đổi DNA của cơ thể hoặc vật chất di truyền khác.

Và mặc dù người phụ nữ không thể tiêm một số loại vắc xin trong thời kỳ mang thai vì chúng có chứa vi rút sống, nhưng các loại vắc xin COVID-19 được FDA cho phép hoặc phê duyệt hiện tại ở Mỹ không thuộc loại như vậy.

3. Tiêm vắc xin COVID-19 khi đang mang thai càng sớm càng tốt

Tiêm vắc xin COVID-19 khi đang mang thai càng sớm càng tốt (Ảnh: Internet).
Tiêm vắc xin COVID-19 khi đang mang thai càng sớm càng tốt (Ảnh: Internet).

Các chuyên gia đều đồng ý rằng: thời điểm tốt nhất để tiêm vắc xin COVID-19 khi đang mang thai là càng sớm càng tốt. Dựa trên các dữ liệu hiện có về tiêm vắc xin cho phụ nữ mang thai thì không có khái niệm nào gọi là “thời điểm tốt nhất để tiêm vắc xin cho phụ nữ mang thai”. Nghĩa là phụ nữ mang thai được tiêm vắc xin càng sớm càng tốt, chứ không phải là nên tiêm trong tháng thứ mấy.

Sponsor

Tiến sĩ Gyamfi-Bannerman đồng ý rằng tiêm ngừa COVID-19 rất an toàn và hiệu quả tại bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ. “Trong số 2.400 người mang thai được tiêm trong ba tháng đầu, không có nguy cơ bị sẩy thai, các vấn đề về tăng trưởng hoặc dị tật bẩm sinh so với những người mang thai không được tiêm. Không có vấn đề nào được báo cáo ở những người được tiêm sau khi mang thai.

4. Tiêm phòng khi đang mang thai cũng có thể giúp bảo vệ trẻ sau khi sinh ra

Tiến sĩ Gyamfi-Bannerman nói: “Ngay cả sau khi mang thai, tiêm ngừa COVID-19 có thể bảo vệ trẻ sơ sinh thông qua các kháng thể.” Chúng ta đều biết rằng tiêm vắc xin khi mang thai có thể bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi các bệnh truyền nhiễm khác – chẳng hạn như ho gà và cúm – trong những tháng đầu khi các bé dễ bị nhiễm trùng nhất nhưng chưa thể tiêm chủng. May mắn thay, điều này cũng đúng đối với vắc xin COVID-19.

Trong nhiều nghiên cứu về các bà mẹ được tiêm chủng, các kháng thể đã được tìm thấy trong máu cuống rốn của trẻ sơ sinh và trong sữa mẹ. (Ảnh: Internet)
Trong nhiều nghiên cứu về các bà mẹ được tiêm chủng, các kháng thể đã được tìm thấy trong máu cuống rốn của trẻ sơ sinh và trong sữa mẹ. (Ảnh: Internet)

Tiến sĩ Eckert chỉ ra một nghiên cứu cho thấy những người được tiêm chủng khi đang mang thai có khả năng truyền kháng thể kháng COVID-19 cho con. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện thấy nếu người mẹ mang thai được tiêm vắc xin thì trong máu cuống rốn của trẻ sơ sinh sẽ có kháng thể miễn dịch, cũng như trong sữa của người mẹ.

Các nhà khoa học đang tìm hiểu xem kháng thể sẽ tồn tại ở trẻ sơ sinh trong bao lâu và có thể bảo vệ chống lại COVID-19 hiệu quả đến mức nào.

5. Điểm mấu chốt: Bất kỳ ai đủ điều kiện đều nên tiêm chủng

Quá mệt mỏi với những ông bố bà mẹ “anti vắc xin”, nhưng nhìn chung việc tiếp nhận vắc-xin COVID-19 ở Mỹ vẫn tương đối dễ dàng. Tiến sĩ Gyamfi-Bannerman nói: “Tại Mỹ, bất kỳ ai trên 12 tuổi đều đủ điều kiện nhận vắc-xin COVID-19 miễn phí bất kể tình trạng nhập cư hoặc bảo hiểm.

Sponsor
Bất kỳ ai đủ điều kiện đều nên tiêm chủng (Ảnh: Internet).
Bất kỳ ai đủ điều kiện đều nên tiêm chủng (Ảnh: Internet).

Đặc biệt với biến thể Delta có khả năng lây truyền cao đang lưu hành, những người chưa được tiêm ngừa sẽ có nhiều nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng nếu bị nhiễm virus. Tiến sĩ Eckert nói: “Những người mang thai quyết định đợi đến khi sinh xong mới tiêm có thể vô tình làm tăng nguy cơ mắc bệnh nặng hoặc tử vong. Những người mới sinh con và chưa được tiêm phòng trong thời kỳ mang thai được khuyến khích nên tiêm càng sớm càng tốt.

Trên đây là một số lưu ý cần biết về vắc xin COVID-19 cho phụ nữ mang thai. Hy vọng các bạn luôn khỏe mạnh và an toàn trong thời kỳ này. Nhớ theo dõi BlogAnChoi để cập nhật thêm những tin tức khác về sức khỏe nhé!

Mời bạn xem thêm những bài viết liên quan của BlogAnChoi:

Sponsor
Xem thêm

Những người đã khỏi bệnh COVID-19 có nên tiêm vaccine hay không?

Trong lúc vaccine COVID-19 đang được triển khai tiêm rộng rãi trên khắp thế giới thì một câu hỏi được nhiều người quan tâm là: những người đã từng mắc và khỏi bệnh có nên tiêm vaccine hay không? Liệu miễn dịch tự nhiên sau khi mắc bệnh có đủ chống lại tái nhiễm?
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bạn thấy bài này hay không?
Có 10 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(