Người bệnh u nang tuyến giáp thường luôn cảm thấy khó chịu trong người, thế nên chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân u nang tuyến giáp như thế nào để giúp hồi phục sức khỏe tốt nhất là điều rất quan trọng. Hôm nay hãy cùng tìm hiểu các thông tin về bệnh u nang tuyến giáp để có được cách nhìn chính xác nhất nhé!

U nang tuyến giáp là gì?

U nang tuyến giáp là căn bệnh làm hình thành các khối u kết tinh thành dạng rắn hoặc lỏng nằm trong tuyến giáp – đó là một tuyến nội tiết có kích thước nhỏ nằm trước vùng cổ. Đa số các khối u tuyến giáp đều là các u lành tính, nhưng theo nhiều số liệu thống kê thì tỷ lệ các khối u ác tính lên đến 5%. Vì vậy người bị u nang tuyến giáp vẫn nên thận trọng đối với bệnh này.

Bệnh u nang tuyến giáp (Nguồn: Internet)
Bệnh u nang tuyến giáp (Nguồn: Internet)

Ở giai đoạn đầu của u nang tuyến giáp, người bệnh thường sẽ bỏ qua những triệu chứng ban đầu vì biểu hiện không rõ ràng. Bạn nên đi khám ngay khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường như: cảm nhận có khối u ở cổ, bị nổi hạch, ho kéo dài, bị khàn tiếng, cảm thấy khó thở hay đau họng kéo dài,…

Nguyên nhân gây nên u nang tuyến giáp lành tính

  • Thiếu iốt: Khi cơ thể bị thiếu hụt lượng iốt sẽ có nguy cơ hình thành u nang tuyến giáp.
  • Nang giáp: Nang là thuật ngữ được dùng để chỉ các khoang chứa dịch bên trong các khối u của tuyến giáp, cũng thường chứa các khối chất rắn nằm trong chất dịch của nang, do đó có thể tồn tại các thành phần ác tính.
  • Viêm tuyến giáp mạn tính (viêm tuyến giáp): Đây là một bệnh rối loạn tuyến giáp, dễ đẫn đến các vấn đề về như viêm hoặc bướu giáp.
  • Bướu giáp đa nhân: Đây là thuật ngữ được dùng để chỉ sự tăng trưởng bất thường của tuyến giáp, hình thành nhiều bướu nhỏ với các kích thước khác nhau.
Bướu giáp có thể lành tính hoặc ác tính (Ảnh: Internet).
Bướu giáp có thể lành tính hoặc ác tính (Ảnh: Internet).

Các phương pháp điều trị u nang tuyến giáp

  • Chờ đợi, không can thiệp: Nhiều trường hợp mắc u nang tuyến giáp lành tính với kích thước nhỏ và không thay đổi kích thước ở nhiều lần khám sau đó, được khuyên là chỉ chờ đợi và không cần thực hiện các biện pháp can thiệp, có thể thực hiện các xét nghiệm cần thiết theo yêu cầu của bác sĩ là được.
  • Điều trị với thuốc kháng giáp: Một số bệnh nhân điều trị khối u nang tuyến giáp bằng các loại thuốc có chứa thành phần tổng hợp thyroxine. Tuy nhiên dùng thuốc như thế nào và nên dùng ở giai đoạn nào của bệnh sẽ được các bác sĩ cân nhắc tùy theo mức độ khối u của mỗi người.
  • Phẫu thuật: Trong quá trình điều trị, nếu khối u tăng kích thước lớn hơn hoặc cản trở hoạt động thở hay nuốt của bạn, thì các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật, dù là khối u lành tính đi chăng nữa. Phương pháp này cũng được áp dụng với các bệnh nhân bướu giáp đa nhân.
Nếu các khối u lớn hay cản trở hô hấp, bạn sẽ phải phẫu thuật u nang tuyến giáp (Nguồn: Internet)
Nếu các khối u lớn hay cản trở hô hấp, bạn sẽ phải phẫu thuật u nang tuyến giáp (Nguồn: Internet)

U nang tuyến giáp nên kiêng ăn gì?

1. Các sản phẩm từ đậu nành

Nhiều nghiên cứu cho thấy các sản phẩm làm từ đậu nành hay đậu phụ có chứa các chất cản trở quá trình hình thành hormone trong tuyến giáp. Đậu phụ làm cho cơ thể giảm hấp thu iốt nên sẽ không tốt cho việc điều trị bệnh.

2. Các món ăn từ nội tạng động vật

Không chỉ những người mắc bệnh u nang tuyến giáp mà người bình thường cũng không nên dùng quá nhiều nội tạng động vật vì chứa nhiều chất béo không tốt cho quá trình điều trị bệnh cũng như làm tăng mỡ trong máu gây hại cho sức khỏe.

Người bị u nang tuyến giáp nên kiêng ăn nội tạng động vật (Nguồn: Internet)
Người bị u nang tuyến giáp nên kiêng ăn nội tạng động vật (Nguồn: Internet)

3. Thực phẩm chứa gluten

Trong các sản phẩm làm từ lúa mì được dùng phổ biến có chứa một loại protein tên là gluten. Chất này có thể ảnh hưởng rất nhiều đến hệ tiêu hóa của con người, nhất là đường ruột. Khi dùng nhiều thực phẩm chứa gluten sẽ làm tăng nguy cơ mắc u nang tuyến giáp vì gluten phản ứng với hệ miễn dịch của cơ thể.

4. Thực phẩm chế biến sẵn

Thức ăn được chế biến sẵn luôn nằm trong top các loại thực phẩm mà người bị u nang tuyến giáp không nên ăn. Chất béo xấu hay lượng calo rỗng trong các sản phẩm này sẽ khiến cho cơ thể thiếu dinh dưỡng, thậm chí cản trở quá trình hấp thụ thuốc điều trị vào cơ thể.

Người bị u nang tuyến giáp nên kiêng ăn thực phẩm chế biến sẵn (Nguồn: Internet)
Người bị u nang tuyến giáp nên kiêng ăn thực phẩm chế biến sẵn (Nguồn: Internet)

5. Tránh ăn nhiều chất xơ và đường

Dù chất xơ luôn được khuyến khích nên bổ sung hằng ngày nhưng nếu bạn mắc u nang tuyến giáp thì chỉ nên ăn với mức độ vừa phải vì nó sẽ cản trở quá trình hấp thụ thuốc. Mặt khác, khi dùng quá nhiều đường hay các sản phẩm làm từ đường sẽ khiến tuyến giáp bị “mệt” và suy giảm các chức năng quan trọng.

6. Cà phê

Trong cà phê luôn có một lượng caffeine có thể làm giảm tác dụng của thuốc khi điều trị u nang tuyến giáp, ngoài ra còn giảm kích thích tiêu hóa.

Người bị u nang tuyến giáp nên ăn gì?

1. Thực phẩm giàu i-ốt

Người bị u nang tuyến giáp được khuyên nên dùng nhiều sản phẩm có chứa iốt. Để bổ sung chất này cho cơ thể, bạn nên sử dụng các thực phẩm từ biển như tảo biển, cá biển, tôm, cua hay ghẹ,…

2. Rau lá xanh

Nếu như phải hạn chế lượng chất xơ thì cũng không sao cả, bạn có thể chọn ăn những loại rau xanh như rau diếp cá, rau chân vịt, rau cải,… để bổ sung magie và các chất khoáng tốt cho việc điều trị u nang tuyến giáp.

Người bị u nang tuyến giáp nên dùng rau diếp cá (Nguồn: Internet)
Người bị u nang tuyến giáp nên dùng rau diếp cá (Nguồn: Internet)

3. Các loại hạt

Các loại hạt có chứa nhiều chất béo tốt, là nguồn protein dồi dào cũng như có hàm lượng chất sắt và magie cao sẽ giúp hỗ trợ việc điều trị và giúp cho tuyến giáp thực hiện các chức năng trơn tru hơn.

Mời bạn đọc thêm các bài viết về sức khỏe ở đây:

Qua bài viết trên hi vọng mọi người đã có thêm cho mình các thông tin cụ thể và cần thiết về u nang tuyến giáp rồi nhé!

Xem thêm

Trẻ chậm nói do nguyên nhân gì? Làm sao nhận biết được và cách chữa như thế nào?

Em bé 2 tuổi hoặc 3 tuổi phải nói được mấy từ mới gọi là bình thường? Tại sao có những bé “ít nói” hơn các bạn cùng tuổi? Trẻ chậm nói có phải là bị bệnh và có cách nào chữa được không? Hãy cùng BlogAnChoi khám phá nhé!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận