Tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ em, rất nguy hiểm và có thể lây thành dịch lớn. Triệu chứng tay chân miệng cũng rất dễ nhầm lẫn với một vài bệnh khác. Các mẹ hãy đọc bài viết sau để có thể phân biệt và nhận biết bệnh kịp thời nhé!

Sponsor

Bệnh tay chân miệng là một bệnh nhiễm trùng rất dễ lây. Nó do chi Enterovirus gây ra, phổ biến nhất là coxsackievirus. Những loại siêu vi này thường lây lan từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với bàn tay chưa rửa, bề mặt bị ô nhiễm phân hoặc dính nước bọt, phân, dịch tiết đường hô hấp của người bị nhiễm bệnh.

coxsackievirus
Virus gây bệnh tay chân miệng mang tên coxsackievirus (Nguồn: Internet).

Triệu chứng tay chân miệng ở trẻ nhỏ biểu hiện thế nào?

Trong năm có thời điểm được coi là “mùa dịch” của bệnh tay chân miệng đó là tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12. Bệnh tay chân miệng được đặc trưng bởi mụn nước hoặc vết loét ở miệng và phát ban ở bàn tay, bàn chân trẻ em. Tình trạng này thường biến mất trong vòng vài ngày.

Các triệu chứng bắt đầu phát triển từ ba đến bảy ngày sau lần nhiễm virus đầu tiên. Giai đoạn này được gọi là thời gian ủ bệnh. Khi các triệu chứng xuất hiện, con bạn có thể gặp phải một vài biểu hiện như:

  • Sốt: Nhẹ hoặc cao và sốt không có cách nào giảm nhiệt độ.
  • Dấu hiệu tổn thương trên da: Những vết phát ban đỏ hay phỏng nước quanh miệng, trong họng, lòng bàn tay, bàn chân, mông, đầu gối.
  • Giật mình: Đây là biểu hiện khi trẻ bị nhiễm độc thân kinh. Các bậc phụ huynh cần chú ý ngay cả khi trẻ đang chơi hay đang ngủ.
  • Kém ăn
  • Ngủ gà
  • Đau họng
  • Đau đầu
  • Quấy khóc
vết phỏng nước
Vết phỏng nước có thể xuất hiện ở nhiều nơi trên cơ thể (Nguồn: Internet).

Sốt và đau họng thường là triệu chứng đầu tiên của bệnh tay chân miệng. Các mụn nước và phát ban là đặc trưng của bệnh xuất hiện sau đó, thường là một hoặc hai ngày sau khi cơn sốt bắt đầu.

Đối tượng nào thường mắc bệnh tay chân miệng nhất?

Loại virus siêu vi của bệnh tay chân miệng có thể gây ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, nhưng nó hay xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi. Và nếu các em đã đi nhà trẻ hoặc trường học, do tính chất lây lan trong cộng đồng nên nguy cơ mắc phải sẽ cao hơn.

trẻ em mắc tay chân miệng
Trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng thường mắc tay chân miệng (Nguồn: Internet).

Cơ thể xây dựng được khả năng miễn dịch đối với căn bệnh này sau khi tiếp xúc với virus gây bệnh. Đây là lý do tại sao bệnh hiếm khi gặp ở những người trên 10 tuổi. Tuy nhiên, nếu người lớn có hệ miễn dịch suy yếu thì cũng cần cẩn thận khi tiếp xúc với nguồn bệnh.

Điều trị tay chân miệng như thế nào?

Trong hầu hết các trường hợp, những dấu hiệu đầu tiên sẽ biến mất mà không cần điều trị trong vòng 7 đến 10 ngày. Tuy nhiên, bác sĩ có thể đề nghị một số phương pháp điều trị để giúp giảm bớt các triệu chứng cho trẻ khi đã phát hiện bệnh.

  • Thuốc mỡ bôi hoặc thuốc kê đơn để làm dịu mụn nước và phát ban.
  • Thuốc giảm đau, chẳng hạn như acetaminofen hoặc ibuprofen giúp giảm đau đầu.
  • Si-rô thuốc hoặc viên ngậm để giảm đau họng.

Một số phương pháp điều trị tại nhà cũng có thể giúp giảm các triệu chứng bệnh tay chân miệng. Bạn có thể thử các biện pháp khắc phục tại nhà sau đây để giúp làm cho mụn nước khó chịu hơn:

  • Chườm đá hoặc khăn lạnh trên da.
  • Tránh các loại trái cây họ cam quýt, nước trái cây và soda.
  • Tránh các thức ăn cay hoặc mặn.
  • Tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ tránh bội nhiễm vi khuẩn.
  • Súc miệng nước muối ấm cũng có thể giúp giảm đau do mụn nước và các vết loét họng. Trong trường hợp cần thiết, nên làm điều này thường xuyên.
bác sĩ
Nên đưa trẻ tới bác sĩ khi thấy các triệu chứng nặng lên hoặc kéo dài (Nguồn: Internet).

Bệnh hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vacxin phòng dịch. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý tới sức khỏe của con để phát hiện bệnh kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Tiến triển bệnh tay chân miệng như thế nào?

Đa số các trường hợp sẽ hoàn toàn tiến triển tốt hơn trong vòng 5 đến 7 ngày sau khi khởi phát triệu chứng ban đầu. Việc tái nhiễm bệnh là không phổ biến bởi cơ thể có chức năng xây dựng hệ miễn dịch đối với các loại virus gây bệnh đã gặp phải.

Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, coxsackievirus có thể gây ra tình trạng cấp cứu y tế. Gọi bác sĩ ngay lập tức nếu các triệu chứng trở nặng hơn hoặc không rõ ràng trong vòng mười ngày.

Làm thế nào để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh tay chân miệng?

Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ là cách bảo vệ tốt nhất chống lại bệnh tay chân miệng. Rửa tay thường xuyên có thể làm giảm đáng kể nguy cơ nhiễm virus này.

Dạy trẻ cách rửa tay bằng nước nóng và xà bông. Tay phải luôn luôn được rửa sạch sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn, sau khi trở về từ nơi công cộng. Cũng nên dạy trẻ không để tay hoặc các vật khác trong hoặc gần miệng.

Sponsor

Hãy khử trùng mọi ngóc ngách trong nhà của bạn một cách thường xuyên. Bạn có thể dùng xà phòng và nước, sau đó dùng dung dịch pha loãng thuốc tẩy và nước để lau sạch sàn nhà. Ba mẹ nên chú ý khử trùng đồ chơi của trẻ, núm vú giả và các đồ vật khác có thể bị nhiễm virus.

rửa tay sạch sẽ
Rửa tay thường xuyên và vệ sinh thân thể sạch sẽ làm giảm nguy cơ lây nhiễm tay chân miệng rất nhiều (Nguồn: Internet).

Đảm bảo nguyên tắc vệ sinh trong việc ăn uống và an toàn vệ sinh thực phẩm. Ăn chín, uống sôi, bỏ thói quen nhá và mớm thức ăn cho con (đây là đường lây truyền rất nhiều bệnh nguy hiểm cho trẻ), đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày, không cho trẻ ăn bốc, mút tay,…

Nếu con bạn gặp các triệu chứng như sốt hoặc đau họng, nên cho trẻ ở nhà, tránh tiếp xúc với người khác khi đang nghi ngờ bệnh hoặc đã được chẩn đoán bệnh.

Một số bài viết về những bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ các mẹ nên biết:

Vậy là BlogAnChoi vừa gửi tới bạn đọc thông tin về triệu chứng tay chân miệng, phương pháp điều trị bệnh và cách phòng ngừa. Với bài viết này, BlogAnChoi hi vọng sẽ giúp độc giả nhận thấy được những triệu chứng của bệnh sớm nhất để chữa trị kịp thời.Triệu chứng bệnh thủy đậu và cách phòng tránh hiệu quả - BlogAnChoi.com

Đừng quên tiếp tục theo dõi chuyên mục Sức khỏe của BlogAnChoi để cập nhật thêm nhiều tin tức hữu ích mới bạn nhé!

Sponsor
Xem thêm

Xử trí co giật đúng cách và đảm bảo an toàn cho người bệnh

Co giật do nhiều nguyên nhân gây nên. Nếu không sơ cứu tốt có thể để lại hậu quả nặng nề cho người bệnh. Những người xung quanh thường rất lo sợ và hoảng loạn khi gặp tình huống này. Hãy đọc bài viết sau của BlogAnChoi để biết cách xử trí co giật ở người lớn và trẻ ...
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bạn ơi, bài này tuyệt chứ?
Có 8 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(