Phố cổ Hội An là một địa danh du lịch nổi tiếng của Việt Nam, có rất nhiều bài báo, bài văn thuyết minh về phố cổ Hội An hay, ghi dấu ấn trong lòng người đọc. Tham khảo những bài thuyết minh phố cổ Hội An dưới đây để hiểu thêm về địa danh nổi tiếng này nhé.

Dàn ý thuyết minh về phố cổ Hội An

Dàn ý thuyết minh về phố cổ Hội An (Ảnh: Interrnet)
Dàn ý thuyết minh về phố cổ Hội An (Ảnh: Interrnet)

Dàn ý thuyết minh về Phố cổ Hội An 1

Mở bài: Giới thiệu và nêu cảm nhận chung của bản thân về Phố cổ Hội An.

Thân bài:

Vị trí địa lý: Nằm ở hạ nguồn của dòng sông Thu Bồn, nằm cách xa thành phố Đà Nẵng khoảng 30 ki-lô-mét về phía Nam.

Lịch sử hình thành và phát triển:

  • Thế kỷ 17 và 18, Phố cổ Hội An là một trong số những trung tâm buôn bán sầm uất nhất cả nước.
  • Trong hai cuộc kháng chiến khốc liệt của dân tộc chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, nơi đây may mắn không bị chiến tranh tàn phá.
  • Thế kỉ 20, không phải chịu nhiều tác động của quá trình đô thị hóa.
  • Từ năm 1980, các học giả cũng như du khách trong và ngoài nước chú ý đến những nét đẹp của kiến trúc, văn hóa ở Phố cổ Hội An, dần dần, nơi đây đã trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn ở nước ta.

Giới thiệu những nét đặc sắc của Phố cổ Hội An

  • Phố cổ Hội An có những công trình kiến trúc, những địa điểm tham quan du lịch hấp dẫn và thú vị:
  • Phố cổ Hội An là nơi có những mái rêu phong cũ kỹ và cổ kính, những ngôi nhà gỗ từ xa xưa và đặc biệt là những chiếc đèn hoa đăng trên những cây cao và cả ở mỗi ngôi nhà.
  • Phố cổ Hội An nổi tiếng với nhiều cảnh đẹp với kiến trúc độc đáo: chùa Cầu, hội quán, các nhà thờ tộc, những ngôi đền miếu,…

Ẩm thực:

  • Cao lầu
  • Mì Quảng
  • Bánh bao và bánh vạc

Lễ hội và các trò chơi dân gian

Phố cổ Hội An vẫn còn được lưu giữ được nhiều lễ hội truyền thống từ xưa, đó chính là lễ hội kính ngưỡng thành hoàng làng, lễ hội tưởng niệm những vị tổ sư trong các ngành nghề, lễ hội kỷ niệm các bậc thánh nhân, lễ hội tín ngưỡng tôn giáo và có lẽ đặc biệt hơn cả lễ hội đêm rằm phố cổ.

Các trò chơi dân gian: đánh bài chòi, hò khoan, hò giã gạo, thi đấu cờ tướng và nhất là thả đèn hoa đăng.

Ý nghĩa và những giá trị văn hóa, lịch sử của Phố cổ Hội An

  • Trước thế kỉ 20, nơi đây là một trong số những địa điểm buôn bán sầm uất nhất cả nước.
  • Ngày nay, Phố cổ Hội An là địa điểm du lịch hấp dẫn, mỗi năm thu hút hàng triệu hàng triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước về thăm.
  • Phố cổ Hội An còn là nguồn cảm hứng cho thi ca, nhạc họa.

Kết bài: Nêu cảm nghĩ, ấn tượng của em về Phố cổ Hội An.

Dàn ý thuyết minh về Phố cổ Hội An 2

I. Mở bài: giới thiệu danh lam thắng cảnh

Việt Nam của chúng ta nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh và được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước biết đến. các địa điểm du lịch nổi tiếng như: Vịnh Hạ Long, Phong NhaKẻ Bàng, Nha Trang, Phú Quốc. Một nơi du lịch hấp dẫn và thú vị mà chúng ta không thể bỏ qua là Hội An, thành phố được biết đến với vẻ cổ kính và bí ẩn. Đây là một địa điểm du lịch thu hút nhiều khách du lịch bởi sự cổ kính và có chút hiện đại. chúng ta cùng tìm hiểu về Hội An.

II. Thân bài: thuyết minh về danh lam thắng cảnh

Nguồn gốc lịch sử về Hội An:

  • Nhiều nghiên cứu cho thấy Hội An đã được hình thành và có cách đây 2000 năm
  • Đến khoảng thế kỉ 15 thì cư dân Đại Việt đã sinh sống ở đây
  • Cuối thế kỉ 16-17, kinh tế Hội An phát triển do người Hoa và người Nhật đến đây sinh sống
  • Năm 2006, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ký quyết định công nhận Hội An là đô thị loại 3.
  • Năm 2008, Chính phủ ban hành chuyển thị xã Hội An thành thành phố Hội An trực thuộc tỉnh Quảng Nam

2. Các làng nghề truyền thống:

  • Làng mộc Kim Bồng
  • Làng gốm Thanh Hà
  • Làng rau Trà Quế
  • Làng đúc đồng Phước Kiều

3. Các địa điểm tham quan di tích lịch sử:

  • Bảo tàng lịch sử văn hóa
  • Bảo tàng gốm sứ mậu dịch
  • Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh

4. Ẩm thực của hội an:

  • Cao Lầu
  • Mỳ Quảng
  • Bánh xèo chiên giòn
  • Bánh “hoa hồng trắng”

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về danh lam thắng cảnh

  • Đây là một nơi du lịch hấp dẫn và thú vị
  • Em sẽ đến đây vào dịp không xa

Bài thuyết minh về chùa Cầu Hội An

Thuyết minh về chùa Cầu phố cổ Hội An 1

Bài thuyết minh về chùa Cầu Hội An (Ảnh: Internet)
Bài thuyết minh về chùa Cầu Hội An (Ảnh: Internet)

Nhắc đến phố cổ Hội An, không thể không nhắc đến công trình kiến trúc Chùa Cầu. Di tích Chùa Cầu với vẻ đẹp cổ kính đã đi vào trong thơ ca, nhạc họa, làm đắm say biết bao lòng người. Với người dân phố Hội, Chùa Cầu là linh hồn, là biểu tượng tồn tại hơn bốn thế kỷ qua. Công trình như một mảnh ghép nối liền giữa quá khứ với hiện tại và tương lai. Ngày nay, chùa vẫn ở đó, uy nghi mà trầm mặc như nhân chứng cho lịch sử một thời vang bóng nhưng vẫn sáng mãi nơi phố Hội.

Nằm ở đoạn tiếp giáp đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú, Chùa Cầu gây ấn tượng không chỉ bởi lối kiến trúc độc đáo mà còn những bí ẩn mà công trình này mang trong mình.

Chùa Cầu – giống như tên gọi – là ngôi chùa nằm trên chiếc cầu bắc ngang qua con lạch nhỏ trong khu đô thị cổ Hội An. Công trình được xây dựng vào đầu thế kỷ 17 (khoảng năm 1617) bởi các thương nhân Nhật Bản. Lúc ban đầu chỉ xây dựng chiếc cầu bắc ngang qua sông Hoài. Mãi đến năm 1653, người ta mới dựng thêm phần chùa. Khu vực này nối liền vào lan can phía Bắc, nhô ra giữa cầu, và tên gọi chùa Cầu ra đời từ đó. Đây là công trình duy nhất có gốc tích từ xứ sở Phù Tang trong lịch sử. Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu khi thăm Hội An, thấy chùa Cầu đặc biệt nên đặt tên chiếc cầu là Lai Viễn Kiều, với ý nghĩa “bạn phương xa đến“. Ngày nay, chúng ta vẫn có thể được thấy 3 chữ Hán: “Lai Viễn Kiều” được chạm nổi trên một tấm bảng lớn trước cổng chùa.

Mặc dù do người Nhật xây dựng, nhưng Chùa Cầu lại mang đậm nét kiến trúc đặc biệt của Việt Nam. Phần cầu dài 18 mét, uốn cong rất mền mại. Trụ móng cầu bằng cột đá đẽo vuông vức, rất vững chắc. Dễ dàng nhận thấy chùa Cầu là một kiến trúc liên hợp giữa CHÙA và CẦU. Chùa và cầu gắn nhau qua vách gỗ với bộ cửa chính thượng song hạ bản. Phần trên của cầu được thiết kế thành một ngôi chùa độc đáo. Chùa gồm có 7 gian. Trong đó 5 gian kết cấu gỗ theo kiểu trình chồng trụ đội, 2 gian đầu hồi uốn cong theo hình vỏ cua, mái lợp ngói âm dương – một nét đặc trưng của kiến trúc Việt Nam. Ở giữa là lối qua lại kiểu cầu vòng, hai bên có hành lang hẹp để làm nơi nghỉ mát với bảy gian bằng gỗ. Toàn bộ chùa và phần trên cầu đều làm bằng gỗ, được sơn son và trạm trổ nhiều hoạ tiết tinh xảo trong kiến trúc Việt – điển hình là rồng, đồng thời điểm xuyết đôi chút phong cách Nhật Bản.

Lịch sử ra đời của Chùa Cầu gắn liền với truyền thuyết tâm linh của người Nhật Bản. Người Nhật Bản cho rằng ở ngoài đại dương có một thủy quá tên gọi là Namazu. Mỗi khi di chuyển, đuôi của nó quẫy mạnh khiến trái đất rung chuyển, tạo nên những chấn động kinh hoàng và chỉ có thần Kashima, vị thần của sấm sét và kiếm đạo mới có đủ khả năng chế ngự con cá trê khổng lồ này. Người Nhật cho rằng con Namazu có đầu ở tận quê nhà Nhật Bản, đuôi ở Ấn Độ nhưng lưng của nó vắt qua khe ở Hội An mà cầu Nhật Bản bắc qua. Mỗi khi con thủy quái đó quẫy mình thì nước Nhật bị động đất và Hội An cũng không được yên ổn. Điều trùng hợp là khi sang Việt Nam buôn bán ở phố Hội, các thương gia người Nhật cũng thường xuyên phải đối phó với cảnh lụt lội.

Để được bình yên làm ăn buôn bán, với kinh nghiệm của mình, người Nhật khi qua định cư tại Hội An đã cố tìm thầy phong thủy giỏi để xem thế đất, cắm điểm xây dựng một chiếc cầu tại đây hình dáng như là một thanh kiếm đâm xuống ngay sống lưng con Namazu, khiến nó không thể quẫy đuôi gây ra động đất nữa.

Ngoài ra, người Nhật cũng tin rằng thần linh hầu (khỉ) và linh khuyển (chó) có khả năng trấn áp con thủy quái đó. Bởi thế, để khống chế con Mamazu, người Nhật đã thờ các Thần Khỉ và các Thần Chó trên hai đầu cầu để chế ngự con thuỷ quái đó. Điểm yểm chính thức là một bia đá cách cầu theo đường chim bay khoảng 1km về hướng tây-bắc. Bia đá nằm khuất sau cây đa trên đường Phan Châu Trinh cách nhà thờ Tin Lành 300 mét.

Trải qua thời gian, khi người Nhật dần vắng bóng ở Hội An, người Trung Hoa lập làng Minh Hương đã nhiều lần góp công trùng tu, sữa chữa công trình kiến trúc cổ này. Chùa được trùng tu vào các năm 1817, 1865, 1915, 1986. Tuy có được thêm vào một vài họa tiết, linh vật thờ cúng theo tín ngưỡng của người Trung Hoa nhưng về cơ bản, Chùa Cầu không có nhiều thay đổi.

Nhìn từ xa, Chùa Cầu Nằm vắt mình qua một nhánh nhỏ của dòng Thu Bồn quanh năm ôm ấp thành phố, nổi bật với đường cong của mái che mềm mại, uyển chuyển, tựa như cầu vồng, làm bừng sáng một góc phố cổ, cổ kính mà lại hiện đại, trầm mặc mà lại rất nhộn nhịp, đa màu sắc từ văn hóa cho tới kiến trúc và tôn giáo. Xung quanh Chùa Cầu được bao bọc bởi khu phố cổ nghìn năm lịch sử, phảng phất đâu đó nơi góc phố hàng cây chút buồn miên man nhưng vẫn chan chứa niềm tin và hi vọng về tương lai tươi sáng rực rỡ của người dân nơi đây, những con người không ngừng ước mơ và lạc quan về cuộc sống.

Lặng lẽ, cổ kính, trầm mặc giữa phồn hoa của phố Hội hiện đại, Chùa Cầu ẩn chứa trong mình chiều sâu triết lý. Nơi ấy biết bao lần đã chứng kiến sự đổi thay của lịch sử theo bao thăng trầm thời gian và hơn hết cả là ghi dấu sự giao thoa của những nền văn hóa độc đáo, tất cả đã khoác lên phố Hội nét đẹp hiếm có của ngày hôm nay.

Với những giá trị quý giá, năm 1990, Chùa Cầu được công nhận là Di tích Lịch sử – Văn hóa cấp quốc gia. Không chỉ có ý nghĩa về tâm linh, chùa cầu còn có vai trò khá quan trọng về giao thông. Đến nay, ngôi chùa dường như đã trở thành tài sản vô giá, chính thức được chọn là biểu tượng của phố cổ Hội An.

Thuyết minh về chùa Cầu phố cổ Hội An 2

Bài thuyết minh về chùa Cầu Hội An (Ảnh: Internet)
Bài thuyết minh về chùa Cầu Hội An (Ảnh: Internet)

Gắn liền với phố cổ Hội An từ cách đây hàng mấy thế kỷ, chùa Cầu là biểu tượng độc đáo của cảng thị không thể tách rời. Chùa Cầu Hội An mang ý nghĩa văn hóa lớn, được vinh dự xuất hiện trên tờ tiền polymer 20.000 VNĐ với những điểm xứng đáng.

Chùa Cầu Hội An được các thương nhân người Nhật Bản góp tiền xây dựng vào khoảng thế kỷ 17, nên đôi khi bạn có thể nghe người ta gọi là cầu Nhật Bản. Tuy nhiên, nếu xét về tổng thể, bạn sẽ cảm nhận rõ ràng được 3 luồng văn hóa Trung Quốc Nhật Bản Việt Nam được hòa trộn khéo léo để tạo nên Chùa Cầu. Phần mái được lắp đặt kiểu âm dương là đặc trưng chung của những khu nhà cổ tại Hội An.

Về mặt ý nghĩa, nó biểu trưng cho hình ảnh của một thanh kiếm, đâm xuống lưng con quái vật Namazu (theo truyền thuyết của người Nhật), để có thể chế ngự nó, làm cho cuộc sống, việc làm ăn được thuận lợi.

Năm 1653, ở sườn cầu phía bắc được dựng thêm phần chùa, làm cho mặt bằng công trình có hình chữ T; nên cây cầu được gọi là Chùa Cầu. Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu thăm Hội An, đặt tên cầu là “Lai Viễn Kiều”, với ý nghĩa là “Cầu đón khách phương xa”. Theo niên đại được ghi lại ở xà nóc và văn bia còn lại ở đầu cầu thì chiếc cầu đã được dựng lại vào năm 1817.

Chùa Cầu đã trải qua nhiều lần trùng tu, vào các năm 1817, 1865, 1915, 1986, nhiều nét kiến trúc Nhật Bản ban đầu đã mai một.

Chùa Cầu có kích thước dài 18m cùng mái che, với lối thiết kế bằng gỗ, cấu trúc chùa với phần trên là nhà, phần dưới là cầu, phần nền móng sử dụng các loại trụ đá. Kiến trúc Nhật Bản được thể hiện rõ nét ở phần mái che cầu kỳ.

Vừa bước vào Chùa Cầu Hội An, bạn sẽ ấn tượng ngay với 2 bức tượng linh thú là tượng khỉ và tượng chó với ý nghĩ đứng chắn và ngăn cản những quái thú tấn công và xâm nhập Chùa Cầu. Những bức tượng này được làm từ gỗ mít với những đường điêu khắc tinh xảo và cực kỳ sống động, trước mỗi con là một bát lư hương.

Phần trụ và cột bên trong cầu được chạm khắc cực kì chi tiết và tinh xảo, thể hiện rõ thẩm mỹ và tín ngưỡng tôn thờ của người dân phố cổ khi xưa. Nhờ vậy đến đây bạn có thể cảm nhận được sự sầm uất, nhộn nhịp ngày xưa cũng như sự tôn thờ những tín ngưỡng các vị thần, niềm tin mãnh liệt về sức mạnh của những vị thần có thể bảo bọc và che chở những họ vượt qua được khó khăn hoặc tà ma.

Chùa Cầu Hội An còn là hình ảnh gắn liền với đời sống của người dân địa phương, đây chính là nơi sinh hoạt về tín ngưỡng trấn yểm thuỷ quái/thuỷ tại từ xưa cho đến nay. Một điều đặc biệt nữa là chùa Cầu không thờ các vị Phật bên trong, mà thờ Bắc Đế Trấn Võ vị thần của niềm hạnh phúc, chính điều này đã góp phần thu hút du khách đến đây mỗi năm.

Chưa hết đâu, Chùa Cầu Hội An còn là công trình được in lên tờ tiền Việt Nam nữa đó nha. Bạn có thể mở ví và lấy ra tờ 20.000 VNĐ để kiếm chứng, hình ảnh trên tờ tiền chính ngôi chùa Cầu trứ danh tại Hội An đấy. Ngoài việc tham quan chùa Cầu, du khách còn có thể trải nghiệm thêm 12 lễ hội nổi tiếng tại Hội An nữa đấy!

Tồn tại gần những 400 năm, Chùa Cầu Hội An giống như một nhân chứng sống, đã từng chứng kiến biết bao nhiêu thăng trầm, biến cố trong lịch sử của đô thị cổ Hội An.

Chùa Cầu cùng với nhà cổ Tấn Ký, nhà cổ Phùng Hưng hay những hội quán đã tạo nên một hệ thống các công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng đáng bảo tồn và gìn giữ.

Khi ghé thăm Hội An, bạn vẫn sẽ thấy một Chùa Cầu cổ kính, trầm mặc giữa phồn hoa của phố Hội. Dường như những tinh túy của những cái cổ xưa, kết hợp cùng với cái hiện đại của ngày nay, đã mang đến cho Chùa Cầu một vẻ đẹp hiếm thấy.

Chùa Cầu Hội An là nơi giao thoa giữa các nền văn hóa. Ít có nơi nào trên lãnh thổ Việt Nam có sự pha trộn văn hóa đặc sắc như Hội An. Ngoài những hội quán, đền miếu mang đậm dấu tích của người Hoa thì Hội An cho đến nay vẫn còn lưu giữ lại những ngôi nhà được xây dựng theo lối kiến trúc Pháp và nhà cổ của người Việt xưa. Bên cạnh đó, Chùa Cầu cũng là minh chứng cho một thời giao lưu về kiến trúc Nhật – Hoa – Việt.

Chùa Cầu Hội An là địa điểm bạn không thể bỏ qua nếu đến Hội An. Đây là tòa kiến trúc được mệnh danh là biểu tượng của Hội An, thể hiện một cách sống động và chân thực đời sống tinh thần và tín ngưỡng của người dân phố cổ những ngày xưa.

Bài thuyết minh về phố cổ Hội An

Thuyết minh về phố cổ Hội An 1

Bài thuyết minh về phố cổ Hội An (Ảnh: Internet)
Bài thuyết minh về phố cổ Hội An (Ảnh: Internet)

Nếu có một lần được đặt chân tới tỉnh Quảng Nam, bạn đừng quên ghé thăm một khu phố cổ với những mái ngói cũ phủ đầy rêu phong, con đường đèn lồng ngập sắc đỏ,… đến các món ăn truyền thống. Đó là Phố cổ Hội An – một phố cổ làm say lòng người khi bạn đặt chân tới nơi đây.

Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Nơi đây nổi tiếng với những ngôi nhà có kiến trúc truyền thống độc đáo, những ngôi chùa có niên đại hàng trăm năm tuổi, đặc biệt là những lễ hội truyền thống được diễn ra trong không gian lung linh của ánh sáng phát ra từ những chiếc đèn lồng,…

Đầu tiên, phố cổ Hội An nổi tiếng bởi vẻ đẹp kiến trúc truyền thống. Một điều rất may mắn là nơi đây tránh được sự tàn phá của hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mĩ và tránh được quá trình đô thị hóa ồ ạt cuối thế kỷ 20, cho nên những giá trị kiến trúc của phố cổ gần như vẫn còn nguyên vẹn. Kiểu nhà ở phổ biến nhất ở Hội An chính là những ngôi nhà phố có kết cấu kiểu nhà khung gỗ, hai bên có tường ngăn cách, thường chỉ có một hoặc hai tầng với đặc trưng chiều ngang hẹp, chiều sâu rất dài tạo nên kiểu nhà hình ống, được xây dựng sát nhau. Mỗi ngôi nhà ở phố cổ Hội An đều được bố trí phù hợp với không gian hẹp, dài bao gồm: vỉa hè, hiên, nhà chính, nhà phụ, hiên, nhà cầu và sân trong, hiên, nhà sau ba gian, vườn sau. Chính những kiến trúc độc đáo ấy đã thu hút ngày càng nhiều khách thăm quan tới phố cổ Hội An.

Những ngôi chùa, đền miếu cổ ở đây cũng là nơi được nhiều du khách quan tâm. Nhiều ngôi chùa ở đây có niên đại khởi dựng khá sớm, được biết đến sớm nhất là chùa Chúc Thánh, tương truyền có gốc gác từ năm 1454, nơi đây vẫn lưu giữ nhiều di vật, tượng thờ, bia ký liên quan đến quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo ở Đàng Trong. Chùa Cầu cũng là một ngôi chùa được xây dựng khá sớm. Khoảng giữa thế kỉ XVI, ngôi chùa này được các thương gia Nhật Bản xây dựng nhằm mục đích giao thương, buôn bán. Giống như tên gọi, Chùa Cầu được xây dựng nằm trên cây cầu dài 18m với hệ thống kết cấu bằng gỗ và phần móng được làm bằng vòm trụ đá, quay mặt về phía sông Thu Bồn. Ngoài ra, ngoại ô khu phố cổ còn nhiều ngôi chùa khác như Phước Lâm, Vạn Đức, Kim Bửu, Viên Giác… mang đến nhiều sự lựa chọn khi đến Hội An du lịch.

Những lễ hội truyền thống hiện nay cũng giúp Hội An mang một sức thu hút riêng. Đặc biệt nhất phải kể đến lễ hội đêm rằm phố cổ vào mỗi đêm 14 âm lịch hàng tháng. Các phương tiện đi lại bị cấm vào ngày này, đường phố chỉ dành cho người đi bộ. Trong thời gian từ 17 đến 22 giờ, tất cả các ngôi nhà, hàng quán, tiệm ăn,… đều phải tắt điện, toàn bộ khu phố chìm trong ánh sáng bạc của trăng rằm và những ngọn đèn lồng nhiều màu sắc lung linh. Tại các điểm di tích được tổ chức nhiều hoạt động ca nhạc, trò chơi dân gian, thả hoa đăng,… mang lại nhiều lý thú cho khách du lịch.

Bên cạnh những địa điểm du lịch, những món ăn truyền thống ở phố cổ Hội An cũng được khách du lịch dành nhiều sự quan tâm. Tới Hội An bạn sẽ thấy món Mì Quảng được bán ở khắp mọi nơi, từ các quán ăn thành thị đến những quán mỳ trên hè phố. Nếm thử món Mì Quảng với sợi mỳ mềm, nước dùng làm từ thịt lợn, thịt gà, tôm có hương vị riêng biệt sẽ không làm bạn thất vọng. Ngoài ra chè bắp, hến trộn, bánh xèo,… cũng là những món ăn dân dã hấp dẫn. Bên cạnh đó là những món đặc sản mang tính phố thị như cao lầu, hoành thánh, bánh bao,… cũng đã góp phần đáng kể làm nên sự phong phú của ẩm thực Hội An.

Bao nét đặc sắc riêng biệt ấy đã kiến phố cổ Hội An trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn của Việt Nam. Khi đã ghé thăm nơi đây, chắc chắn bạn sẽ muốn trở lại mảnh đất cổ xưa nên thơ, hữu tình này một lần nữa.

Bài thuyết minh về phố cổ Hội An 2

Nhắc đến Hội An chắc hẳn ai cũng nghĩ đến những khung cảnh lãng mạn cùng đèn lồng và sắc màu vàng nhẹ nhàng. Không chỉ là một điểm đến thu hút khách du lịch mà nơi đây còn là một quần thể di tich kiến trúc với nhiều loại hình.

Đến ngày nay kiến trúc Phố Cổ Hội An vẫn được bảo tồn gần như nguyên trạng và giữ cho mình được nét thuần túy và đậm phong cách phương đông thời Trung đại. Nơi đây chính là bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị nổi tiếng thế giới.

Phố cổ Hội An hấp dẫn khách du lịch tham quan và nghiên cứu từ khắp nơi đến bởi những cảnh quan thiên nhiên, bãi tắm song nước, hải đảo và những món ăn đặc sản truyền thống. Không chỉ vậy Hội An còn được Unesco ghi danh vào mục Di sản văn hóa thế giới vào năm 1999 nhờ sự giao thoa văn hóa của chính nơi đây. Ngoại trừ Phố cổ Hội An còn có Cảng Hội An đã hình thành từ thế kỷ 15. Đây là nơi mà các thương buôn người Hoa, Nhật, Bồ Đào Nha đã cập bến và để lại dấu tích riêng qua các ngôi chùa tại Hội An. Đến thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 Hội An chính là nơi mua bán sầm uất. Phố cổ Hội An đã sớm trở thành địa điểm du lịch thu hút khắp du khách trên thế giới từ những năm 80 đến nay.

Ngày trước đây phố cổ Hội An chỉ là một con đường kéo dài từ chùa Cầu đến chùa Ông và ngày nay đã kéo dài đến chùa Ông Bổn. Với vị trí tọa lạc nhìn ra sông Chợ Củi, một tên gọi khác của sông Thu Bồn vào đầu thế kỷ 20. Nơi đây chính là nơi có quy mô buôn bán lớn và được so sánh với thắng cảnh Ngũ Hành Sơn. Điểm ghi dấu của Hội An chính là khoảnh khắc người ta được thả bộ trên những con phố tĩnh lặng hay là lúc ngồi trên xích đu ngắm nhìn những mái nhà rêu phong cổ kính, mang đậm hơi thở cách đây vài trăm năm. Những bức hình nổi tiếng và lung linh nhất tại Hội An chính là cảnh về đêm.

Những cảnh đẹp thơ mộng và huyền bí được thắp lên nhờ vào ánh nến từ những chiếc lồng đèn kiểu Trung Hoa hoặc lồng đèn hình quả nhót được trang trí với những tơ lụa trước hiên nhà. Chính những chiếc đèn trang trí hòa quyện cùng với sắc vàng nổi bật của Hội An đã đem đến cho nó một vẻ đẹp lung linh mà thơ mộng biết bao. Đến với Hội An người ta sẽ không thể bỏ qua chùa Cầu, một biểu tượng nổi tiếng của phố cổ. Chùa Cầu hay còn có tên gọi khác là Lai Viễn Kiều, bắt ngang qua con lạch chảy ra sông Thu Bồn được các thương nhân Nhật Bản xây dựng vào khoảng thế kỷ 16, 17.

Chùa cầu được người Nhật xây dựng bao gồm 2 phần là cầu và chùa. Không chỉ đơn giản là một cây cầu hay một ngôi chùa nhuốm màu thời gian mà nơi đây còn là nơi hội họp của xóm làng thuở xưa, mang trong mình những ước mơ về một cuộc sống tương thân tương ái của cộng đồng. Ngoài ra còn có các di tích khác như Hội quán Quảng Đông, Hội quán Phước Kiến cùng những ngôi chùa cổ kính, những ngôi nhà gỗ hàng trăm năm tuổi. Tất cả những biểu tượng kiến trúc nguy nga tráng lệ, cao quý này đều là những cuốn biên niên sử sống động nhất. Nó chính là một minh chứng cho quá khứ vàng son của cộng đồng người Hoa và những cư dân ngày xưa ở Hội An.

Nếu du khách đến đây vào độ tháng 10 sẽ được cảm nhận những con đường đầy bóng cây và mùi hoa sữa. Cùng với đó là những ngõ nhỏ quang co vòng vèo khắp các nẻo trong phố cổ. Thay vì sự phồn hoa nơi đô thị là những hàng quán mộc mạc san sát mang vẻ đẹp thâm niên cùng giàn hoa rũ xuống từ mái ngói đã nhuốm màu thời gian. Cứ như thế, từng chi tiết cả về cảnh và về lịch sử đã làm nên một Hội An cổ kính và nên thơ đến vậy. Dẫu trải qua sự bồi lắng của cửa sông và những biến cố của lịch sử nhưng Hội An vẫn luôn tồn tại ở đó. Là một địa điểm đáng tự hào và mang những ký ức tuyệt đẹp trong lịch sử phát triển đất nước ta.

Điểm đặc biệt tạo nên dấu ấn của Hội An chính là sáng kiến khôi phục việc thắp đèn lồng thay vì sử dụng ánh sáng điện. Điều này đã mang lại hiệu quả không ngờ ngay từ buổi đầu tiên áp dụng. Nhờ vào ánh sáng mờ dịu và huyền ảo mà những dấu ấn của thời gian xưa cũ cũng được hiện hữu. Khung cảnh những chiếc đèn tròn, lục lăng treo dưới mái hiên và hai bên cửa ra vào. Bên cạnh đó còn được trang trí thêm đèn quả trám hoặc ống dài kiểu Nhật Bản phất phơ tơ lụa,… Vào đêm 14 âm lịch hàng tháng còn có sự kiện được ưa chuộng nhất, đó là sự kiện sinh hoạt “Đêm phố cổ”. Đây là lúc mà văn hóa vật thể cũng như phi vật thể của Hội An được tôn vinh bằng những hội hát chòi, hò khoan đối đáp, văn hóa ẩm thực, nhạc truyền thống, đèn hoa đăng và những khúc hát đồng dao của trẻ em bên Chùa Cầu,… Tất cả những vẻ đẹp ấy đã làm nên một Hội An cổ kính và tràn ngập hơi thở xưa cũ.

Không như Cố đô Huế, Mỹ Sơn, Hạ Long mà ở Hội An có hơn 90% di tích là của người dân, của tư nhân, được các tộc họ, bang hội quản lý và sử dụng. Việc làm này phù hợp với nguyên lý Bảo tồn và phát triển. Phố cổ Hội An chỉ có thể phát huy hết giá trị của nó khi ta biết phát huy tối đa chiều dày văn hóa của nó. Và vì thế chỉ những gia đình, dòng họ gắn bó lâu đời với từng ngôi nhà, từng chiếc mái ngói mới có thể truyền đạt hết lại những năm tháng lịch sử của Hội An. Cho đến nay Hội An vẫn luôn duy trì được sự rêu phong, cổ kính và nên thơ. Được cải thiện về cảnh quan, nhà cửa được tu sửa đẹp hơn và hàng hóa lưu niệm phong phú cùng mẫu mã đẹp hơn.

Quan trọng hơn hết là tình người ấm áp, gần gũi của người dân sống tại phố cổ Hội An. Điềm tĩnh như chính hơi thở trăm năm của mảnh đất này.

Bài thuyết minh về phố cổ Hội An 3

Bài thuyết minh về phố cổ Hội An (Ảnh: Internet)
Bài thuyết minh về phố cổ Hội An (Ảnh: Internet)

Khắp dải đất hình chữ S thân thương này, đi đến đâu, ta cũng có thể bắt gặp những danh lam thắng cảnh vô cùng tuyệt mĩ. Mỗi cảnh đẹp lại có một nét hấp dẫn riêng, níu chân người ở lại. Nếu muốn tìm về với những giá trị xưa cũ của thời gian, tìm một góc bình yên giữa cuộc sống bộn bề này thì phố cổ Hội An chắc chắn là một địa điểm dành cho bạn.

Phố cổ Hội An được biết đến là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam. Tên gọi Hội An ngày nay đã có từ rất lâu trong lịch sử, nhưng không ai biết nó có từ bao giờ. Hội An từng được biết đến trên thương trường quốc tế với nhiều tên gọi khác như Lâm Ấp, Faifo, Hoài Phố và Hội An. Hội An từng là một thương cảng sầm uất, là nơi giao lưu, buôn bán của những thuyền buôn phương Tây, Nhật Bản, Trung Quốc trong suốt thế kỉ 17 và 18. Trước thời kì này, nơi đây cũng tồn tại dấu tích của thương cảng Chăm Pa được nhắc đến với con đường tơ lụa trên biển.

Đô thị Hội An ngày nay là một đại diện tiêu biểu, điển hình cho cảng thị truyền thống ở Đông Nam Á. Hội An may mắn không bị tàn phá trong hai cuộc chiến tranh và tránh được quá trình đô thị hóa ồ ạt cuối thế kỉ 20. Đến nay, Hội An vẫn được bảo toàn nguyên vẹn và chu đáo. Phần lớn những ngôi nhà ở đây nằm dọc theo những trục phố nhỏ hẹp, được xây từ thế kỉ 17 đến thế kỉ 19, mang đậm dấu ấn kiến trúc truyền thống. Kiểu nhà phổ biến nhất là những ngôi nhà phố một hoặc hai tầng với chiều ngang hẹp, chiều dài sâu.

Nằm giữa những ngôi nhà, dãy phố là những công trình kiến trúc, tôn giáo trải qua từng thời kì: từ lúc hình thành, phát triển đến suy vong của Hội An. Vì là một thương cảnh sầm uất, Hội An cũng là vùng đất giao thoa, pha trộn nhiều nền văn hóa. Hơn một nghìn di tích kiến trúc như phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ, mộ cổ vừa giữ được những sắc thái nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, vừa thể hiện sự giao lưu hội nhập văn hóa với các nước phương Đông và phương Tây. Một di tích lịch sử nổi tiếng ở Hội An là chùa Cầu. Đây là chiếc cầu cổ duy nhất còn sót lại ở Hội An, còn có tên gọi khác là chùa Nhật Bản. Cây cầu bắc qua một lạch nước nhỏ chảy ra sông Thu Bồn, mang một kiến trúc độc đáo khá phổ biến ở những quốc gia châu Á nhiệt đới: bên trên là nhà, bên dưới là cầu.

Theo truyền thuyết, người Nhật cho xây dựng cây cầu cùng tượng Thần Khỉ và Thần Chó để trấn yểm con quái vật hay gây ra thiên tai, lũ lụt. Nếu như chùa Cầu đại diện cho văn hóa Nhật Bản thì hội quán lại mang đậm màu sắc Trung Hoa. Đây là sinh hoạt cộng đồng của những người đồng hương. Bên cạnh chức năng sinh hoạt cộng đồng, hội quán còn là nơi để duy trì tín ngưỡng.

Trải qua nhiều thế kỉ, những phong tục tập quán, văn hóa, tín ngưỡng cùng các món ăn truyền thống vẫn được lưu giữ, bảo tồn cùng với bao thế hệ người dân phố cổ. Đến Hội An mà chưa từng thưởng thức các món ăn như mì Quảng, cao lầu, bánh “hoa hồng trắng” thì là một thiếu sót lớn. Hội An cũng nổi tiếng với khung cảnh thiên nhiên trong lành, êm ả, những làng nhỏ ngoại ô xinh xắn, có nghề thủ công như làm đồ đồng, gốm. Người Hội An vốn giàu truyền thống văn hóa, cuộc sống ở đây thiên về nội tâm, phảng phất chút u buồn trầm lắng.

Đến với Hội An, chúng ta sẽ được tìm về với không gian xưa cũ vừa giàu lịch sử lại đậm đà bản sắc văn hóa. Vào năm 1999, Hội An đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Vì vậy, mỗi chúng ta cần có ý thức trách nhiệm hơn nữa để bảo tồn phố cổ trước sự băng hoại của thời gian.

Bài thuyết minh về phố cổ Hội An học sinh giỏi

Thuyết minh về phố cổ Hội An HSG 1

Bài thuyết minh về phố cổ Hội An học sinh giỏi (Ảnh: Internet)
Bài thuyết minh về phố cổ Hội An học sinh giỏi (Ảnh: Internet)

Cơn mưa lạnh mùa đầu trút xuống làm cho Phố Cổ Hội An nhỏ bé như đang ngủ quên. Đâu đó, tiếng rao đêm vang lên lạnh lẽo làm xao động bầu trời: “Có ai muốn mua bánh chưng, bánh dày không nè?”.

Có lẽ, dù ở trong nước hay nước ngoài, ai cũng biết đến Hội An: một khu phố cổ độc đáo, giản dị, mộc mạc, nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng ba mươi ki-lô-mét. Hội An đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới từ năm 1999.

Bước chân vào Phố Cổ, du khách sẽ ngạc nhiên trước một thế giới riêng biệt. Không có tiếng ồn từ xe cộ, nhà máy hay ánh đèn ne-on rực rỡ. Tất cả đã biến mất, không gian và thời gian dường như đóng băng trên những mái ngói rêu phong cũ kĩ, những căn nhà gỗ từ xa xưa, chùa Cầu, quán hội Phúc Kiến, Quảng Đông, hiện diện âm thầm để người ta nhớ về một quá khứ đã qua. Ở đây, du khách còn có cơ hội thưởng thức những món ăn truyền thống và thăm những làng nghề truyền thống, gặp gỡ những con người “cổ”. Không chỉ thế, du khách còn có thể tự tay làm cho mình một chiếc bình, ly, tách từ gốm để làm quà tặng cho người thân.

Có lẽ, thời điểm Phố Cổ Hội An trở nên tuyệt vời nhất là vào ban đêm. Khu phố nhỏ này trở nên lãng mạn và sâu sắc hơn, mang theo một không khí hoài niệm khó tả. Ý tưởng khôi phục đèn lồng vào mùa thu năm 1998 đã mang lại hiệu quả ngoài sức mong đợi. Vào buổi tối, sau khoảng hai mươi giờ, mọi người dân trong Phố Cổ quay trở lại đời sống của ba trăm năm trước đây. Họ tự nguyện tắt hết đèn ne-on, thay vào đó là ánh sáng mờ nhạt từ những chiếc đèn lồng.

Những chiếc đèn tròn, lục lăng theo kiểu Trung Hoa treo ở cửa ra vào, đèn quả trám hay ống dài kiểu Nhật Bản bay bổng trắng treo lơ lửng ở mái hiên. Trong đêm hội hoa đăng, tất cả mọi người phải tắt hết tất cả các thiết bị điện. Tuy nhiên, họ không cảm thấy bất tiện, vì điều này tạo nên không khí gần gũi và ấm cúng hơn.

Cường độ ánh sáng giảm đi, nhưng tâm hồn mỗi con người vẫn bùng cháy khi bước chân qua Phố Cổ. Nhìn những mái nhà cổ, những người phụ nữ trong chiếc áo dài trắng làm việc dưới ánh đèn lồng, hay cặp đôi cụ già so tài cờ tướng, thưởng thức tách trà, cũng dưới ánh đèn lung linh, huyền ảo đó. Dường như con người đang quay ngược lại thời gian để sống với những thứ đã từng tồn tại.

Vào những đêm lễ hội, người ta tổ chức các trò chơi như đập niêu, kéo co, thu hút sự tham gia nhiệt tình của du khách và người dân. Khung cảnh sôi động, đầy sức sống được tạo nên bởi những tiếng hò reo, hò khoan trên chiếc thuyền trong đêm tĩnh lặng. Những cô gái mặc áo bà ba, dịu dàng, thanh thoát khiến trái tim của bao chàng trai lữ khách xao xuyến.

Hội An không chỉ là một điểm đến, mà là một huyền thoại, dấu ấn khó phai nhòa của lịch sử, của những người đã từng bước chân đến đây. Hội An sẽ luôn tồn tại trong tâm trí chúng ta, để chúng ta sống lại những khoảnh khắc tuyệt vời của quá khứ.

Thuyết minh về phố cổ Hội An HSG 2

Hội An một thành phố lừng danh của Quảng Nam, nơi giữ gần nguyên vẹn hơn 1000 di tích kiến trúc đẹp đẽ từ phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ đến những món ăn truyền thống, tâm hồn của người dân. Du lịch Hội An là hành trình đắm chìm trong vẻ đẹp bình dị, trường tồn cùng thời gian.

“Kể lời Lai Viễn Kiều Phố Hội,

Ngóng chờ người sang bóng chiều sông.

Mái gỗ cong sơn son chạm trổ,

Nhìn ngói rêu phong nắng ấm dịu”.

Hội An nổi tiếng với vẻ đẹp kiến trúc truyền thống, sự hài hòa của những ngôi nhà, bức tường và con đường. Phố cổ Hội An giữ nguyên vẻ đẹp xưa cổ, rêu phong trên từng mái ngói, viên gạch, cây cỏ như tâm hồn thuần hậu của người dân địa phương.

Loại nhà phổ biến nhất là ngôi nhà ống với chiều ngang hẹp, chiều sâu dài. Nhà được xây từ vật liệu chịu lực và bền bỉ, có tường gạch ngăn cách và khung nhà bằng gỗ. Mỗi ngôi nhà tại Hội An đều tạo sự hài hòa giữa không gian sống và thiên nhiên, với sân trời được trang trí bể nước, non bộ, cây cảnh.

Đường phố khu phố cổ giống bàn cờ với con phố uốn lượn, ôm lấy những ngôi nhà. Du khách dạo chân qua những con phố nhỏ thấy một phần cuộc sống hàng ngày của người dân Hội An, một cuộc sống yên bình, giản dị. Quần thể di tích kiến trúc Hội An đa dạng và tuyệt mỹ, thu hút du khách đến tham quan, khám phá khi ở khu phố cổ Hội An.

Khám phá Chùa Cầu, biểu tượng của Hội An, là trải nghiệm không thể bỏ qua. Chùa Cầu, còn gọi là Chùa Nhật Bản, là công trình kiến trúc độc đáo của Hội An, được thương gia Nhật Bản xây dựng vào thế kỷ 16.

Để hiểu thêm về văn hóa Hội An, du khách nên thăm nhà cổ Quân Thắng, Đức An, Tấn Ký, và các hội quán như Phúc Kiến, Triều Châu, Quảng Đông. Đây là những địa điểm đẹp ở Hội An giúp du khách trải nghiệm không gian văn hóa đặc trưng của phố Hội.

Đèn lồng là một “đặc sản” không thể bỏ qua khi du lịch Hội An. Du khách sẽ bắt gặp những chiếc đèn lồng sặc sỡ quanh các con phố, ngôi nhà. Vào ngày Rằm hàng tháng, Hội An trở thành một thành phố lộng lẫy với ánh sáng của đèn lồng, đèn hoa đăng.

Phố cổ Hội An luôn giữ nét đẹp riêng, từng góc phố, mái nhà và con đường nhỏ. Du khách cảm nhận sự ấm áp trong từng món ăn, nụ cười thân thiện của người dân, và cả không gian thiên nhiên hấp dẫn. Bước chân trên những con phố nhỏ, du khách như quay về quá khứ, những ký ức đẹp của tuổi thơ trên mảnh đất này.

Thuyết minh về phố cổ Hội An HSG 3

Bài thuyết minh về phố cổ Hội An học sinh giỏi (Ảnh: Internet)
Bài thuyết minh về phố cổ Hội An học sinh giỏi (Ảnh: Internet)

Khám phá vẻ đẹp huyền bí của Phố Cổ Hội An là một trải nghiệm không thể bỏ qua khi bạn đặt chân đến đây. Nhắc đến Hội An, người ta nghĩ ngay đến những con đường lãng mạn, đèn lồng và sắc màu vàng nhẹ nhàng. Nhưng không chỉ là điểm du lịch quyến rũ, Hội An còn là một quần thể di tích kiến trúc độc đáo với nhiều loại hình khác nhau.

Kiến trúc Phố Cổ Hội An vẫn giữ được vẻ đẹp thuần túy và phong cách phương Đông thời Trung đại. Nơi đây như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị nổi tiếng thế giới.

Hội An thu hút du khách không chỉ bởi cảnh đẹp thiên nhiên, bãi biển xanh, quần đảo hải đảo và những món ăn đặc sản truyền thống mà còn nhờ vào sự giao thoa văn hóa đặc biệt của nơi này. Vào năm 1999, Hội An được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

Phố Cổ Hội An không chỉ giữ vững hình ảnh của một thị trấn cổ xưa, mà còn là nơi lưu giữ những dấu tích của những thương nhân Hoa, Nhật, Bồ Đào Nha từ thế kỷ 15. Đến thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, Hội An trở thành trung tâm buôn bán sầm uất, là điểm đến thu hút du khách từ những năm 80 đến nay.

Phố Cổ Hội An ngày xưa chỉ là một con đường dài từ chùa Cầu đến chùa Ông, nhưng ngày nay đã mở rộng đến chùa Ông Bổn, tọa lạc nhìn ra sông Chợ Cui, một biệt danh khác của sông Thu Bồn. Nơi này được so sánh với vẻ đẹp của Ngu Hành Sơn. Khung cảnh của Hội An không chỉ là một con đường tĩnh lặng, mà còn là những ngõ nhỏ vòng vèo trong Phố Cổ.

Khác biệt với sự phồn thịnh của thành thị, Hội An giữ nguyên những hàng quán giản dị, gần gũi với hình ảnh các hộ gia đình, những ngôi nhà gỗ đã trải qua hàng trăm năm. Mọi chi tiết về cảnh đẹp và lịch sử đều là những cuốn sử sách sống động nhất. Nó chính là minh chứng cho quá khứ quý giá của cộng đồng người Hoa và những cư dân xưa ở Hội An.

Điều đặc biệt tạo nên dấu ấn của Hội An là sáng kiến khôi phục việc sử dụng đèn lồng thay vì ánh sáng điện. Điều này mang lại hiệu quả không ngờ ngay từ những ngày đầu triển khai. Nhờ ánh sáng mờ nhẹ và huyền bí của đèn lồng, những dấu tích của thời gian xưa trở nên sống động. Khung cảnh của những chiếc đèn tròn, lục lăng treo dưới mái hiên và hai bên cửa ra vào được trang trí với những đèn lồng kiểu Trung Hoa hay đèn lồng hình quả nho được làm từ tơ lụa trước hiên nhà, tất cả tạo nên một vẻ đẹp lung linh và thơ mộng, đặc biệt là vào buổi tối.

Không chỉ là điểm du lịch lý tưởng, Hội An còn là nơi giao lưu văn hóa thông qua các sự kiện sinh hoạt như Đêm Phố Cổ, với những buổi hát chòi, hò khoan đối đáp, văn hóa ẩm thực, âm nhạc truyền thống và những chiếc đèn hoa đăng lung linh. Tất cả những vẻ đẹp này làm nên một Hội An cổ kính và tràn ngập hơi thở của quá khứ.

Khác biệt với các địa điểm như cố đô Huế, Mỹ Sơn, Hạ Long, Hội An giữ hơn 90% di tích do người dân, tư nhân quản lý và sử dụng. Việc này phản ánh chính nguyên lý Bảo tồn và Phát triển. Phố Cổ Hội An chỉ có thể phát huy hết giá trị khi khai thác tối đa chiều sâu văn hóa của nó. Và chỉ những gia đình, dòng họ liên quan lâu dài với từng ngôi nhà, từng mái nóc mới có thể truyền đạt hết lại những năm tháng lịch sử của Hội An.

Đến nay, Hội An vẫn duy trì được sự trầm lặng, cổ kính và nên thơ. Cảnh quan được cải thiện, những ngôi nhà được tu sửa đẹp hơn và hàng hoá lưu niệm phong phú với mẫu mã đẹp hơn.

Quan trọng hơn cả là tình người ấm áp, gần gũi của người dân sống tại Phố Cổ Hội An. Bản chất yên bình như hơi thở của mảnh đất này.

Thuyết minh về phố cổ Hội An HSG 4

Trải dài qua dải đất hình chữ S thân thương này, khám phá mọi nơi, bạn sẽ bắt gặp những vẻ đẹp tuyệt vời của danh lam thắng cảnh. Mỗi góc nhìn lại mang đến một sức hút đặc biệt, kì bí, khiến lòng người xiêu lòng. Nếu bạn mong muốn trở về với những giá trị của thời gian, tìm kiếm một khu vực yên bình giữa cuộc sống náo nhiệt, thì phố cổ Hội An chính là điểm đến lý tưởng.

Phố cổ Hội An nổi tiếng là một thị trấn cổ kính nằm bên bờ sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển của tỉnh Quảng Nam. Tên gọi Hội An đã tồn tại từ thời gian xa xưa trong lịch sử, nhưng không ai biết chính xác từ bao giờ. Hội An từng nổi tiếng trên thương trường quốc tế dưới nhiều cái tên khác nhau như Lâm Ấp, Faifo, Hoài Phố và Hội An. Trong thế kỷ 17 và 18, Hội An là một cảng sôi động, là điểm gặp gỡ, trao đổi hàng hóa giữa các thuyền buôn từ phương Tây, Nhật Bản và Trung Quốc. Trước thời kỳ này, nơi này còn lưu giữ những dấu vết của thương cảng Chăm Pa, đặc biệt là con đường tơ lụa trên biển.

Thị trấn Hội An ngày nay là biểu tượng đặc trưng, tiêu biểu cho các cảng thị truyền thống ở Đông Nam Á. Hội An may mắn không bị hủy hoại trong hai cuộc chiến tranh và tránh khỏi sự đô thị hóa hóa mạnh mẽ ở cuối thế kỷ 20. Đến ngày nay, Hội An vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên vẹn và quý phái. Hầu hết các ngôi nhà ở đây nằm dọc theo những con ngõ nhỏ, được xây dựng từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, mang đậm phong cách kiến trúc truyền thống. Mô hình nhà phổ biến nhất là các ngôi nhà một hoặc hai tầng, chiều ngang hẹp, chiều dài sâu.

Xen kẽ giữa những ngôi nhà, dãy phố là những công trình kiến trúc, tôn giáo trải qua từng thời kỳ: từ giai đoạn hình thành, phát triển đến thời kỳ suy vong của Hội An. Là một cảnh đẹp sôi nổi, Hội An cũng là điểm gặp gỡ, hòa trộn của nhiều nền văn hóa. Hơn một nghìn di tích kiến trúc như các phố, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ, mộ cổ không chỉ bảo tồn vẻ đẹp nghệ thuật truyền thống của Việt Nam mà còn thể hiện sự giao thoa văn hóa với các quốc gia phương Đông và phương Tây. Một điểm lịch sử nổi tiếng ở Hội An chính là chùa Cầu. Đây là chiếc cầu cổ duy nhất còn tồn tại ở Hội An, còn được biết đến với tên gọi khác là chùa Nhật Bản. Cây cầu bắc qua một dòng nước nhỏ chảy ra sông Thu Bồn, với kiến trúc độc đáo thường thấy ở các quốc gia châu Á nhiệt đới: phía trên là nhà, phía dưới là cây cầu.

Theo truyền thuyết, người Nhật xây dựng cây cầu cùng với tượng thần Khỉ và thần Chó để trấn yểm con quái vật hay gây ra thiên tai, lụt lội. Nếu chùa Cầu biểu tượng cho văn hóa Nhật Bản, hội quán lại đậm chất Trung Hoa. Nơi đây là nơi sinh hoạt cộng đồng của những người cùng nguyên quán. Ngoài chức năng cộng đồng, hội quán còn là nơi duy trì các nghi lễ tôn giáo.

Qua nhiều thế kỷ, các phong tục, văn hóa, tín ngưỡng cùng các món ăn truyền thống vẫn được duy trì, bảo tồn qua từng thế hệ người dân phố cổ. Nếu bạn đến Hội An mà chưa thưởng thức những món như mì Quảng, cao lầu, bánh ‘hoa hồng trắng’, thì đó là một thiếu sót lớn. Hội An còn nổi tiếng với khung cảnh thiên nhiên trong lành, êm đềm, cùng với những làng nhỏ xinh xắn ngoại ô, nơi có nghề thủ công như làm đồ đồng, gốm. Người Hội An mang đậm bản sắc truyền thống văn hóa, cuộc sống ở đây hướng về tâm hồn, mang đến một chút u buồn trầm lắng.

Đến Hội An, bạn sẽ tìm thấy không gian xưa cũ, giàu lịch sử và đậm chất văn hóa. Năm 1999, Hội An được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Vì vậy, mỗi người chúng ta cần có trách nhiệm bảo tồn phố cổ trước sự đào thải của thời gian.

Thuyết minh về phố cổ Hội An HSG 5

Bài thuyết minh về phố cổ Hội An học sinh giỏi (Ảnh: Internet)
Bài thuyết minh về phố cổ Hội An học sinh giỏi (Ảnh: Internet)

Phố cổ Hội An – địa danh đã gắn liền với quá khứ nổi bật về sự giao lưu của nhiều nền văn hóa: Việt, Nhật, Hoa; một đô thị gắn liền với thương cảng quan trọng của khu vực Đông Nam Á trong suốt nhiều thế kỷ.

Cho đến nay kiến trúc Hội An vẫn được bảo tồn gần như nguyên trạng với một quần thể di tích kiến trúc gồm nhiều loại hình: Nhà ở, Hội quán, đình chùa, miếu, giếng, cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ… kết hợp với đường giao thông ngang dọc tạo thành các ô vuông kiểu bàn cờ mô hình phổ biến của các đô thị thương nghiệp phương đông thời Trung đại. Cùng với cuộc sống thường ngày của cư dân những tập quán, sinh hoạt văn hóa lâu đời vẫn đang tồn tại và được duy trì, vì vậy nơi đây là bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị.

Phố cổ Hội An cùng với cảnh quan thiên nhiên, bãi tắm sông nước, hải đảo, các món ăn đặc sản truyền thống đang là nơi hấp dẫn khách du lịch tham quan, nghiên cứu trong và ngoài nước, đó là một cái gì thật đáng quan tâm. Sự giao thoa văn hóa đã làm nên một Hội An được Unesco ghi tên vào danh mục Di sản văn hóa thế giới vào năm 1999.

Cảng Hội An hình thành từ thế kỷ 15, là nơi các thương buôn người Hoa, Nhật, Bồ Đào Nha cập bến buôn bán và để lại dấu tích riêng qua các ngôi chùa. Đến nửa sau thế kỷ 17, nơi này mới thay đổi dần nhưng vẫn là Thành phố đặc thù của Đại Việt. Thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, Hội An vẫn là nơi mua bán sầm uất cho đến khi có những biến động chính trị xã hội lớn. Vào những năm 80, phố cổ trở thành địa điểm du lịch thu hút du khách khắp thế giới.

Xưa kia, phố cổ Hội An chỉ có một con đường kéo dài từ chùa Cầu đến chùa Ông (nằm trước chợ Hội An bây giờ) và sau này kéo dài đến chùa Ông Bổn. Hội An nhìn ra sông Chợ Củi, tên gọi của sông Thu Bồn vào đầu thế kỷ 20. Chợ Củi có quy mô buôn bán lớn và là thắng cảnh nổi tiếng được sánh với Ngũ Hành Sơn. Đến đây, thú vị nhất vẫn là thả bộ trên những đường phố tĩnh lặng hoặc ngồi trên xích lô, thong dong ngắm nhìn từng mái nhà lô xô rêu phong cổ kính, ngói được lợp cách đây vài trăm năm. Đặc biệt là về đêm càng trở nên lung linh, huyền bí bởi những ngọn nến thắp trong đèn lồng kiểu Trung Hoa hoặc đèn hình quả nhót, quả bí bằng tre phủ những vuông lụa tơ tằm đủ sắc màu treo ở đầu hiên nhà.

Đến Hội An không thể không ghé thăm chùa Cầu, biểu tượng của phố cổ nơi đây. Còn có tên gọi là Lai Viễn Kiều, Chùa Cầu bắt qua con lạch chảy ra sông Thu Bồn, do các thương nhân Nhật Bản xây dựng vào khoảng thế kỷ 16, 17. Chùa Cầu ở Hội An do người Nhật xây dựng từ những ngày đầu thành gồm 2 phần: Cầu và Chùa. Cầu bằng gỗ ghép lại, có mái che lợp ngói. Chùa có lối kiến trúc khá đặc biệt, mái lợp ngói âm dương đã ngả màu thời gian. Chùa và cầu đều bằng gỗ sơn son chạm trổ công phu, đây không chỉ là một cây cầu hay một ngôi chùa, nó còn là nơi hội họp của xóm làng ngày trước, với ước mơ về một cuộc sống giao hòa tương thân tương ái của cộng đồng.

Các di tích khác như Hội quán Quảng Đông, Hội quán Phước Kiến và những ngôi chùa cổ kính cùng những ngôi nhà gỗ hàng trăm năm tuổi đều khiến người ghé thăm phải nghiêng mình thán phục về sự tinh xảo khéo léo mà vẫn rất lắng sâu của bàn tay con người. Vừa nguy nga tráng lệ, vừa đồ sộ cao quý, tất cả các công trình đều trở thành những cuốn biên niên sử sống động nhất, lưu giữ một quá khứ vàng son của cộng đồng người Hoa cũng như các cư dân ngày trước ở Hội An.

Những con đường đầy bóng cây và mùi hoa sữa vào độ tháng 10, những ngõ nhỏ quanh co dẫn đi vòng vèo trong phố cổ, những hàng quán san sát mang vẻ đẹp thâm niên với giàn hoa rủ xuống từ mái ngói đã úa màu đã làm nên một Hội An cổ kính và nên thơ. Vì thế, dẫu trải qua bao đổi thay, sự bồi lắng của cửa sông và những biến cố của lịch sử, Hội An vẫn tồn tại ở đó, mãi mãi là ký ức tuyệt đẹp trong lịch sử phát triển đất nước ta.

Sáng kiến khôi phục việc thắp đèn lồng thay cho ánh sáng điện đã mang lại hiệu quả không ngờ ngay từ buổi đầu tiên. Ánh sáng của đèn lồng mờ dịu và phảnh phất dấu ấn của thời gian xưa cũ. Những chiếc đèn tròn, lục lăng theo phong cách Trung Hoa treo dưới mái hiên và hai bên cửa ra vào, đèn quả trám hoặc ống dài kiểu Nhật Bản phất giấy trắng lơ lửng dọc theo hàng cột, đèn trụ vuông, đèn quả trám to nhỏ các cỡ… tất cả đã tạo lên một thế giới lung linh, huyền ảo. Đỉnh cao của sự phát triển là sinh hoạt “Đêm phố cổ”, diễn ra vào đêm 14 âm lịch hàng tháng. Với đêm phố cổ, không chỉ có văn hóa vật thể mà văn hóa phi vật thể của Hội An cũng được tôn vinh với các hội hát bài chòi, hò khoan đối đáp, văn hóa ẩm thực, các câu lạc bộ thơ, nhạc truyền thống, múa lân, hoa đăng, trẻ em thì hát đồng dao bên Chùa Cầu…

Trong bầu không khí đó, hãy kiểm nghiệm sự hiện hữu bằng việc nếm một vài món ăn phong vị xứ Quảng như bánh Bo, bánh Vạc, Cao lầu tại các nhà hàng còn giữ nguyên hình ảnh đầu thế kỷ. Hiện diện trên phố Hội An là vô số các cửa hàng bày bán các loại đèn lồng làm kỷ niệm. Tùy theo chất liệu vải bọc ngoài mà ngọn đèn đưa tới những loại ánh sáng khác nhau. Ðó có thể là mầu đỏ may mắn, màu vàng tươi vui, mầu gấm huyết dụ kiêu sa hay sắc xanh lạnh lẽo. Tuy nhiên khó so sánh được với những chiếc đèn lồng có tuổi hàng thế kỷ đang được các gia đình sinh sống lâu đời ở đây gìn giữ và chỉ chưng ra trong đêm hội hoa đăng. Những ngọn đèn này được chế tác từ gỗ quý, chạm trổ cầu kỳ và trên mỗi tấm kính là một tác phẩm hội hoạ thật sự. Các tích truyện cổ nổi tiếng được nghệ nhân xưa vẽ trên kính, sinh động và hoàn hảo như một bức tranh đắt giá. Mỗi khi ngọn nến bên trong toả sáng, cảnh mây trắng, trời xanh hoặc nước biếc sẽ liên tục quay tròn, hắt bóng các chi tiết lên mặt kính.

Khung cảnh và ánh sáng kỳ ảo trong khu phố cổ quyện với giọng ca bài chòi, hò khoan, giã gạo… vẳng lên từ con thuyền đậu dưới bến sông, dưới mái hiên, nơi đầu phố… tạo ra sức cuốn hút kỳ lạ. Không quá trang nghiêm như Cố Ðô Huế, không quá sôi động như chợ Lớn, nét cổ truyền nơi đây mang một vẻ thuần khiết, thu hút những tâm hồn ưa chuộng lãng mạn của những ngày xa xưa.

Gánh nặng thường trực của Hội An vẫn là việc di tích bị xuống cấp nghiêm trọng và phố cổ quá tải. Từ nhiều nguồn, tỉnh Quảng Nam đã luôn đầu tư để trùng tu, tu bổ di tích đang xuống cấp và xuống cấp nghiêm trọng tại phố cổ. Mọi ngôi nhà cổ trong phố cổ khi trùng tu, sửa chữa đều có sự giám sát của cơ quan chức năng. Nguồn thu từ bán vé tham quan phố cổ mỗi năm được trích từ 20 – 80% cho việc sửa chữa, trùng tu các di tích, nhà cổ. Người dân ở trong hẻm cũng có ý thức, trách nhiệm giữ gìn phố cổ như nhà ở mặt tiền. Chủ trương tạo điều kiện cho cư dân được hưởng lợi từ việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích phố cổ đã gắn kết người Hội An với Di sản văn hóa.

Khác với Cố đô Huế, Hạ Long, Mỹ Sơn, Phong Nha-Kẻ Bàng, ở Hội An hơn 90% di tích là của tư nhân, do người dân, do các tộc họ, bang hội quản lý, sử dụng. Đó là một việc làm phù hợp với nguyên lý: Bảo tồn để phát triển. Phố cổ chỉ có giá trị khi chúng ta biết phát huy tối đa vốn cổ với chiều dày văn hóa của nó.

Được sự ủng hộ của các chuyên gia Unesco, phố cổ Hội An đã duy trì như thời điểm được công nhận Di sản văn hoá thế giới. Vẫn rêu phong, cổ kính, nên thơ và nét mới là đường phố sạch sẽ hơn, nhà cửa đẹp hơn, hàng hóa phong phú hơn, mẫu mã đẹp hơn mà chủ yếu vẫn là hàng lưu niệm, hàng hóa đặc thù của phố cổ, tình người thì vẫn ấm áp, thân mật và gần gũi.

Tải 50+ bài thuyết minh về phố cổ Hội An chọn lọc

Link download tại đây

Xem thêm

Phân tích Đất Nước: Đoạn 12 câu thơ "Những người vợ nhớ chồng...Những cuộc đời đã hóa núi sông ta''

Bài thơ ''Đất nước'' của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm là một trong những tác phẩm trọng tâm trong kì thi THPTQG. Đặc biệt là đoạn 12 câu thơ" Những người vợ nhớ chồng còn góp cho đất nước những núi Vọng Phu... Những cuộc đời đã hóa núi sông ta"- đoạn này chưa ra ở cả đề minh ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận