Giấc ngủ có mối liên hệ mật thiết với sức khỏe cơ thể. Một giấc ngủ chất lượng sẽ giúp duy trì sự khỏe mạnh và ngược lại, một giấc ngủ kém hiệu quả có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng, đặc biệt là khi tình trạng này kéo dài. Dưới đây là 7 thói quen, vấn đề liên quan đến giấc ngủ có thể làm tăng nguy cơ tử vong sớm mà bạn cần lưu ý!

1. Ngủ quá nhiều

Ngủ quá nhiều không vô hại như bạn tưởng, ngược lại còn nguy hiểm không kém việc đi ngủ trễ hoặc ngủ quá ít. Theo các nghiên cứu, ngủ quá nhiều có liên quan đến một số bệnh mãn tính như tiểu đường, béo phì, các bệnh về tim mạch, lo âu và trầm cảm. Một nghiên cứu vào năm 2014 được công bố trên PLOS One cho thấy những người có xu hướng ngủ hơn mười giờ mỗi ngày, có chỉ số khối cơ thể cao hơn và có nhiều khả năng mắc các vấn đề về tâm thần hơn. Một nghiên cứu khác vào năm 2018 được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cũng phát hiện những người ngủ hơn tám giờ mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tử vong sớm cao hơn. Đối với những người ngủ hơn chín tiếng, nguy cơ tử vong sớm lên tới 23%. Những người ngủ tới 11 tiếng (hoặc hơn) mỗi đêm có thể phải đối mặt với nguy cơ tử vong sớm lên tới 50%.

Ngủ quá nhiều
Ngủ quá nhiều nguy hiểm không kém việc đi ngủ trễ hoặc ngủ quá ít (Ảnh: Internet)

2. Đi ngủ quá muộn

Hầu hết mọi người đều biết đi ngủ muộn không hề tốt đối với cơ thể, thậm chí là có thể làm tăng nguy cơ tử vong sớm. Một nghiên cứu năm 2021 được công bố trên Tạp chí Biomolecules cho thấy những người có xu hướng thức khuya vào buổi tối có thể dễ mắc các vấn đề về tâm trạng, tính cách, rối loạn ăn uống và các vấn đề tâm thần và tâm thần khác. Một nghiên cứu khác vào năm 2023 được công bố trên Chronobiology International phát hiện ra rằng những người thức khuya thường xuyên có khả năng tử vong sớm cao hơn bình thường đến 9%.

Đi ngủ quá muộn
Đi ngủ quá muộn có thể làm tăng nguy cơ tử vong sớm (Ảnh: Internet)

3. Sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ

Việc sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ là rất phổ biến trong xã hội hiện đại nhưng trên thực tế, hành động này không hề tốt đối với giấc ngủ. Theo Hiệp hội Y học Hành vi (Society of Behavioral Medicine), ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử như điện thoại, iPad, máy tính xách tay,…có thể ảnh hưởng đến quá trình giải phóng melatonin, khiến bạn không cảm thấy buồn ngủ, từ đó làm gián đoạn nhịp sinh học của cơ thể. Về lâu dài, điều này có thể gây ra những tác động bất lợi đối với sức khỏe của bạn.

Sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ
Sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ có thể gây ra những tác động bất lợi đối với sức khỏe của bạn (Ảnh: Internet)

4. Uống rượu và caffeine trước khi đi ngủ

Sử dụng rượu và caffeine (thứ có nhiều trong trà, cà phê, cacao,…) trước khi đi ngủ trong thời gian dài cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ tử vong sớm. Một lượng rượu vừa phải có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ của bạn hơn 9% và lượng lớn rượu có thể làm gián đoạn giấc ngủ lên đến gần 40%. Ngoài ra, theo một nghiên cứu năm 2013 được công bố trên Tạp chí Y học Giấc ngủ Lâm sàng (Journal of Clinical Sleep Medicine), sử dụng caffeine với một lượng vừa phải trước khi đi ngủ 6 tiếng cũng có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ.

7 thói quen, vấn đề liên quan đến giấc ngủ có thể làm tăng nguy cơ tử vong sớm bệnh mãn tính dễ thức giấc lúc nửa đêm Đi ngủ quá muộn Giấc ngủ ít vận động khó ngủ ngủ quá nhiều Ngủ sai tư thế nguy cơ Sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ sức khỏe thiết bị thiết bị điện tử thói quen thức khuya tử vong tử vong sớm uống rượu Uống rượu trước khi đi ngủ vận động
Uống rượu và caffeine trước khi đi ngủ trong thời gian dài cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ tử vong sớm (Ảnh: Internet)

5. Ít vận động

Lối sống ít vận động cũng liên quan không nhỏ đến giấc ngủ của bạn. Việc thiếu vận động khiến cơ thể bạn nghĩ rằng nó không cần phải nghỉ ngơi, dễ dẫn đến tình trạng khó ngủ, mất ngủ hay ngủ không sâu giấc. Ngoài ra, lối sống ít vận động kết hợp với thiếu ngủ cũng có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như tăng huyết áp, cholesterol cao và tiểu đường.

Một nghiên cứu năm 2019 được công bố trên Tạp chí Quốc tế về Nghiên cứu Môi trường và Sức khỏe cộng đồng (International Journal of Environmental Research and Public Health) cũng cho thấy những người ít vận động dễ gặp tình trạng chất lượng giấc ngủ kém cùng các vấn đề liên quan đến giấc ngủ khác như ngáy ngủ, ngừng thở và thở hổn hển vào ban đêm.

Ít vận động
Ít vận động gây ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ của bạn (Ảnh: Internet)

6. Ngủ sai tư thế

Tư thế khi ngủ rất quan trọng. Nếu bạn chọn tư thế ngủ không tốt, bạn có thể gặp phải tình trạng tê mỏi, đau đớn sau khi thức dậy và nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến xương cổ và lưng về sau này. Ví dụ, tư thế ngủ sấp với đầu nghiêng sang một bên có thể gây khó khăn cho trình hô hấp đồng thời cũng gây đau cổ, đau lưng. Tư thế bào thai có thể dẫn đến tình trạng cứng và đau nhức ở cơ, dây chằng và gân,…

Ngủ sai tư thế
Ngủ sai tư thế có thể ảnh hưởng đến xương cổ và lưng về sau này (Ảnh: Internet)

7. Khó ngủ, dễ thức giấc lúc nửa đêm

Những người gặp tình trạng khó ngủ, thường thức dậy lúc nửa đêm có thể phải đối mắt với nhiều vấn đề sức khỏe về cả thể chất lẫn tinh thần, trong đó bao gồm cả việc tử vong sớm.

Theo một nghiên cứu năm 2021 được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Giấc ngủ, những người khó ngủ vào ban đêm có nguy cơ tử vong sớm lên tới 44%. Trong khi đó, nguy cơ đối với những người dễ thức giấc vào ban đêm và gặp khó khăn khi ngủ lại cao tới 56%. Ngoài ra, trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, một nghiên cứu năm 2023 cũng cho thấy tình trạng mảng bám động mạch sẽ cao hơn 1,4 lần đối với những người có thói quen ngủ không đều đặn. Bạn nên biết rằng, một giấc ngủ ngon sẽ giúp tim được nghỉ ngơi và phục hồi. Việc cơ thể không được ngủ sẽ buộc tim phải tiếp tục làm việc nhiều hơn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của tim.

Khó ngủ, dễ thức giấc lúc nửa đêm
Khó ngủ, dễ thức giấc lúc nửa đêm có thể phải đối mắt với nhiều vấn đề sức khỏe về cả thể chất lẫn tinh thần, trong đó bao gồm cả việc tử vong sớm (Ảnh: Internet)

Bạn có thể quan tâm:

Xem thêm

Cognitive Dissonance (Bất hòa nhận thức) là gì?

Bạn đã bao giờ cảm thấy khó chịu khi hành động đi ngược lại niềm tin của mình? Ví dụ, bạn biết rằng ăn khuya không tốt cho sức khỏe nhưng vẫn không thể cưỡng lại món ăn yêu thích? Đó là một dạng của Cognitive Dissonance, hay còn gọi là bất hòa nhận thức. Cognitive Dissonance là một ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận