Chuột rút ngón chân là là hiện tượng co thắt đột ngột, gây ra những cơn đau dữ dội ở ngón chân. Trên thực tế, bất cứ ai cũng có thể bị chuột rút ngón chân. Việc biết được các nguyên nhân phổ biến gây chuột rút ngón chân là rất quan trọng để bạn có thể ngăn ngừa, hạn chế tình trạng này cũng như cải thiện sức khỏe tổng thể. Dưới đây là 11 lý do gây chuột rút ngón chân mà bạn nên biết!

1. Mất nước

Mất hoặc thiếu nước là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra chuột rút ở ngón chân. Uống không đủ nước hay mất nhiều nước trong quá trình hoạt động thể chất có thể dẫn đến rối loạn chức năng cơ, ảnh hưởng đến các cơ ở ngón chân và gây ra chuột rút ngón chân. Để ngăn ngừa tình trạng này, bạn nên đảm bảo cơ thể luôn đủ nước bằng cách uống 1,5-2 lít nước mỗi ngày.

Mất nước
Mất hoặc thiếu nước là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra chuột rút ở ngón chân (Ảnh: Internet)

2. Mất cân bằng điện giải

Nguyên nhân gây chuột rút ngón chân cũng có thể là do mất cân bằng điện giải. Khi nồng độ các khoáng chất như canxi, natri, kali, magie,…trong cơ thể bị rối loạn, điều này có thể làm gián đoạn sự dẫn truyền tín hiệu thần kinh đến cơ bắp, từ đó gây ra những cơn chuột rút khó chịu. Những nguyên nhân gây mất cân bằng điện giải phổ biến gồm: chế độ ăn uống thiếu cân bằng, mất nhiều nước, ảnh hưởng của một số loại thuốc và bệnh tật như bệnh thận, gan, tim, ung thư,…

Mất cân bằng điện giải
Nguyên nhân gây chuột rút ngón chân cũng có thể là do mất cân bằng điện giải (Ảnh: Internet)

3. Thiếu dinh dưỡng

Thiếu hụt dinh dưỡng, chẳng hạn như thiếu canxi, magie, kali, natri, vitamin D và vitamin nhóm B,…có thể góp phần gây ra chuột rút ở ngón chân. Xác định tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng tiềm ẩn thông qua xét nghiệm máu và điều chỉnh chế độ ăn uống của bạn cho phù hợp có thể giúp làm giảm các cơn chuột rút ngón nhân và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Thiếu dinh dưỡng
Thiếu dinh dưỡng có thể góp phần gây ra chuột rút ở ngón chân (Ảnh: Internet)

4. Lưu thông máu kém

Lưu thông máu kém có thể ngăn cản các cơ chân của bạn nhận được đủ oxy và chất dinh dưỡng cần thiết để hoạt động. Điều này có thể dẫn đến đau chân, co thắt cơ và chuột rút ngón chân. Vận động thường xuyên, kéo giãn và uốn cong các ngón chân có thể giúp cải thiện lưu thông máu và ngăn ngừa chuột rút.

Lưu thông máu kém
Lưu thông máu kém có thể dẫn đến đau chân, co thắt cơ và chuột rút ngón chân (Ảnh: Internet)

5. Mang giày không vừa vặn

Mang giày không vừa vặn cũng là một nguyên nhân gây ra chuột rút ngón chân, đặt biệt là với giày có mũi nhọn hoặc giày cao gót. Nguyên nhân là vì chúng có thể ép các ngón chân vào với nhau, gây áp lực lên các ngón chân và các vùng xung quanh, từ đó gây ra chuột rút ngón chân. Lựa chọn giày vừa vặn, cung cấp đủ không gian cho các ngón chân có thể làm giảm sự khó chịu cũng như hạn chế khả năng bị chuột rút.

Mang giày không vừa vặn
Mang giày không vừa vặn cũng là một nguyên nhân gây ra chuột rút ngón chân (Ảnh: Internet)

6. Nhiệt độ thấp

Thời tiết lạnh có thể làm co cơ và gây chuột rút ngón chân. Ngoài ra, nhiệt độ thấp cũng khiến khiến tuần hoàn máu kém, cản trở lưu lượng máu đến các chi, dẫn đến chuột rút. Để ngăn ngừa tình trạng chuột rút ngón chân, bạn có thể bảo vệ bàn chân khỏi cái lạnh bằng cách đi tất dày và luôn giữ cho cơ thể đủ ấm.

Nhiệt độ thấp
Nhiệt độ thấp có thể làm co cơ và gây chuột rút ngón chân (Ảnh: Internet)

7. Cơ bị căng

Cơ bị căng do không kéo giãn hoặc chuyển động thường xuyên có thể góp phần gây ra chuột rút ngón chân. Các bài tập kéo giãn nhắm vào cơ bắp chân và ngón chân có thể giúp giảm tình trạng căng cơ và chuột rút.

Cơ bị căng
Cơ bị căng do không kéo giãn hoặc chuyển động thường xuyên có thể góp phần gây ra chuột rút ngón chân (Ảnh: Internet)

8. Tổn thương thần kinh

Chuột rút ở ngón chân có thể xảy ra do tổn thương thần kinh liên quan đến các tình trạng bệnh lý như tiểu đường, bệnh thần kinh ngoại biên, bệnh Parkinson, bệnh đa xơ cứng,… Trong trường hợp này, việc quản lý các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn đúng cách là rất quan trọng.

Tổn thương thần kinh
Chuột rút ở ngón chân có thể xảy ra do tổn thương thần kinh liên quan đến các tình trạng bệnh lý khác (Ảnh: Internet)

9. Lão hóa

Chuột rút ở ngón chân có thể xảy ra như một phần tự nhiên của quá trình lão hóa. Khi mọi người già đi, cơ bắp yếu hơn và chức năng thần kinh cũng suy giảm, dễ xảy ra tình trạng co cơ và chuột rút. Tham gia vào các hoạt động thể chất thường xuyên, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và cung cấp đủ nước,…có thể giúp làm giảm tình trạng chuột rút liên quan đến tuổi tác.

Lão hóa
Chuột rút ở ngón chân có thể xảy ra như một phần tự nhiên của quá trình lão hóa (Ảnh: Internet)

10. Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Tác dụng phụ của một số loại thuốc, bao gồm thuốc lợi tiểu và thuốc hạ cholesterol, có thể góp phần gây ra chuột rút, trong đó có chuột rút ngón chân. Nếu bạn nghi ngờ thuốc mà mình đang sử dụng gây ra chuột rút, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều chỉnh cho phù hợp nhé.

Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể góp phần gây ra chuột rút, trong đó có chuột rút ngón chân (Ảnh: Internet)

11. Ít vận động hoặc vận động quá sức

Ít vận động hay vận động quá sức đều có thể gây chuột rút ngón chân. Trong khi việc ít vận động sẽ khiến cơ, khớp và các dây thần kinh trở nên đơ cứng, thiếu linh hoạt thì việc vaajnd động, tập luyện quá sức lại gây áp lực lên các cơ quan trên, từ đó gây chuột rút. Để hạn chế tình trạng này, việc tập luyện thường xuyên và phù hợp là vô cùng quan trọng.

Ít vận động hoặc vận động quá sức
Ít vận động hoặc vận động quá sức đều có thể gây chuột rút ngón chân (Ảnh: Internet)

Bạn có thể quan tâm:

Xem thêm

9 lưu ý để bảo vệ sức khoẻ bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ

3 tháng đầu tiên của thai kỳ là khoảng thời gian khó khăn đối với bất kỳ bà mẹ nào. Các mẹ hãy ghi nhớ 9 lưu ý sau đây của BlogAnChoi để bảo vệ sức khoẻ bà bầu 3 tháng đầu thật tốt nhé!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận