Băn khoăn lựa chọn giữa tham gia câu lạc bộ hay làm thêm đã là câu hỏi của nhiều bạn sinh viên từ năm nhất. Nhưng nếu bạn không “có duyên” với cả hai thì sao? Cùng BlogAnChoi tìm hiểu về các lựa chọn khác trong bài viết dưới đây nhé!

Câu lạc bộ và việc làm thêm – lợi ích và hạn chế

Hiện nay, hầu hết các trường đại học trên khắp Việt Nam đều tồn tại các câu lạc bộ sinh viên – được thành lập với mục đích tạo ra một sân chơi giúp sinh viên nâng cao kiến thức chuyên ngành, rèn luyện kỹ năng mềm hay “bung lụa” hết cỡ với sở thích của mình. Bên cạnh kỹ năng, việc mở rộng mạng lưới quan hệ và có được kỷ niệm đẹp dưới mái trường đại học cũng là lý do khiến nhiều bạn “đổ đứ đừ” các câu lạc bộ.

Việc tham gia câu lạc bộ có nhiều lợi ích (Nguồn: Internet)
Việc tham gia câu lạc bộ có nhiều lợi ích (Nguồn: Internet)

Những lợi ích kể trên là rất lý tưởng, tuy nhiên, có lẽ câu lạc bộ không dành cho tất cả mọi người. Nhiều câu lạc bộ có các vòng tuyển chọn khá gắt gao, thắt chặt chất lượng hơn số lượng khiến việc “qua cửa” các vòng tuyển đã là thử thách lớn. Ngoài ra, trở thành thành viên đòi hỏi bạn phải dành nhiều thời gian cho việc sinh hoạt, tổ chức hoạt động, … nên nếu chưa quen sắp xếp thời gian cho nhiều đầu việc, khó khăn cân bằng giữa việc học và hoạt động câu lạc bộ là rất dễ xảy ra.

Khác với câu lạc bộ, việc làm thêm “biến thời gian thành tiền bạc” giúp bạn có thêm nguồn thu sử dụng vào nhiều mục đích, đồng thời dạy bạn những bài học căn bản nhất khi bắt đầu dấn thân vào con đường đi làm như: kiên nhẫn, cần cù, thái độ tôn trọng, kỹ năng giao tiếp – vốn là những điều quan trọng phải ghi nhớ khi bước vào đời. Rào cản lớn nhất khi kiếm việc làm đối với sinh viên chính là phải đánh đổi quỹ thời gian và sức khỏe, ở một mức độ cao hơn cả sinh hoạt câu lạc bộ, vì hầu hết các công việc part-time đều yêu cầu ở mức 20-25h một tuần.

Việc làm thêm giúp sinh viên có thêm thu nhập (Nguồn: Internet)
Việc làm thêm giúp sinh viên có thêm thu nhập (Nguồn: Internet)

Vậy nếu mình không chọn cả hai thì … ?

Nếu bạn không có hứng thú hay “hợp duyên” với cả hai thì đừng lo, vẫn còn cách khác để bạn tận hưởng cuộc sống đại học và phát triển bản thân một cách lành mạnh như sau:

1. Học các khóa online miễn phí

Đáp ứng nhu cầu tự học và tìm hiểu, hiện nay có rất nhiều khóa học online chất lượng được cung cấp trên Internet trên các nền tảng uy tín như: Coursera, Alison Course, Udemy, … giúp sinh viên trau dồi các kiến thức chuyên môn cũng như kiến thức chuyển đổi dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia hàng đầu. Bằng cách này, các bạn sẽ được bổ sung kiến thức, thậm chí có chứng chỉ để làm đẹp CV sau này.

Có rất nhiều nền tảng học online miễn phí có chứng chỉ cho sinh viên (Nguồn: BlogAnChoi)
Có rất nhiều nền tảng học online miễn phí có chứng chỉ cho sinh viên (Nguồn: BlogAnChoi)

2. Tham gia các buổi workshop, training phù hợp

Tham gia các sự kiện, các buổi workshop hay training phù hợp với ngành học là một gợi ý hay để giao lưu, làm quen và lắng nghe chia sẻ của những diễn giả, anh chị giàu kinh nghiệm đi trước, qua đó các bạn có thể rút ra bài học cho mình và thấu hiểu sâu sắc hơn về con đường tương lai.

Các buổi workshop giúp sinh viên giao lưu và nâng cao kiến thức (Nguồn: Internet)
Các buổi workshop giúp sinh viên giao lưu và nâng cao kiến thức (Nguồn: Internet)

3. Tham gia các cuộc thi học thuật

Các cuộc thi học thuật tổ chức thường niên mở ra một cơ hội rất lớn cho sinh viên để có dịp cọ xát với các đề bài thực tế, đưa ra ý tưởng và hiện thực hoá nó với những kiến thức được trang bị thường xuyên qua các cuộc training nội bộ chỉ dành cho thí sinh. Khoảng thời gian tham gia một cuộc thi cũng không quá dài, tiện lợi cho các bạn không có khoảng thời gian rảnh quá dài nhưng muốn tích lũy kinh nghiệm.

Tích luỹ kiến thức và kinh nghiệm từ các cuộc thi học thuật (Nguồn: Internet)
Tích luỹ kiến thức và kinh nghiệm từ các cuộc thi học thuật (Nguồn: Internet)

4. Dành thời gian cho bản thân và bạn bè

Cuối cùng, việc chăm sóc bản thân thật đủ đầy, tử tế và chăm sóc các mối quan hệ với những người bạn yêu thương là vô cùng quan trọng. Bắt đầu một sở thích mới, học nấu những món ăn thật ngon, đọc thêm vài quyển sách hay gặp gỡ những người bạn mới đều có thể trở thành những lựa chọn tuyệt vời để cảm thấy hạnh phúc từ bên trong, nuôi dưỡng cảm hứng sống mỗi ngày và tận hưởng tuổi trẻ tươi đẹp.

Dành thời gian cho sở thích cá nhân là ý kiến hay (Nguồn: Internet)
Dành thời gian cho sở thích cá nhân là ý kiến hay (Nguồn: Internet)

Trên đây là gợi ý những việc sinh viên có thể làm nếu không đi làm thêm hay tham gia câu lạc bộ. Nếu bạn có những gợi ý hay ho khác, đừng quên để lại ý kiến dưới phần bình luận nhé!

Một số bài viết liên quan:

Xem thêm

100+ danh ngôn, câu nói hay áp dụng cho viết văn nghị luận xã hội 200 chữ mới nhất

Một đoạn/bài viết Nghị luận xã hội phải có tính mới mẻ, sáng tạo, độc đáo thì mới có thể trinh phục, chạm được đến trái tim được người nghe đọc, giáo viên chấm bài. Một bài viết/ đoạn văn chỉ nói xuông không thôi rất dễ gây nhàn chán. Vậy để làm được điều đó chúng ta phải ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận