Rối loạn tiền đình là một căn bệnh không còn xa lạ gì với chúng ta, nhưng nhiều người lại không biết nguyên nhân do đâu và cách phòng ngừa như thế nào? Bài viết này sẽ tìm hiểu những thắc mắc đó.

Rối loạn tiền đình là gì?

Rối loạn tiền đình là tình trạng bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống sinh hoạt của con người. Khi cơ thể mất thăng bằng sẽ sinh ra tình trạng chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, ù tai.

Phân loại rối loạn tiền đình

Có hai loại rối loạn tiền đình đó là:

  • Ngoại biên: Khi các dây thần kinh tiền đình gặp vấn đề bệnh lý liên quan đến tắc mạch máu ở phần cổ, dẫn đến tình trạng chóng mặt, không tỉnh táo, hoa mắt khi đi lại. Đây được coi là tình trạng tổn thương tai trong.
Rối loạn tiền đình( Nguồn: Internet)
Rối loạn tiền đình( Nguồn: Internet)
  • Trung ương: Rối loạn tiền đình trung ương sẽ làm cho người bệnh mệt mỏi, choáng váng, đi lại khó khăn, mặt mày xây xẩm,… Vấn đề này xảy ra khi có tác động ảnh hưởng đến đường dây liên hệ của tiểu não và thân não.

Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình là gì?

Nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn tiền đình thường do một số yếu tố như:

  • Thiếu máu
  • Tắc nghẽn mạch máu
  • Tai biến
  • Huyết áp thấp
  • Tuổi tác
  • Tiền sử gia đình
  • Chấn thương
  • Mất ngủ
  • Stress do công việc
Những nguyên nhân gây rối loạn tiền đình (Ảnh: Internet)
Những nguyên nhân gây rối loạn tiền đình (Ảnh: Internet)

Triệu chứng rối loạn tiền đình

Triệu chứng của tình trạng rối loạn tiền đình thường gặp là:

  • Chóng mặt
  • Mệt mỏi
  • Buồn nôn
  • Mờ mắt
  • Chóng mặt
  • Mất ngủ
  • Đau đầu
  • Mất cân bằng khi đi lại
  • Cảm giác cơ thể lâng lâng

Rối loạn tiền đình ảnh hưởng đến người bệnh như thế nào?

Rối loạn tiền đình không nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến một số bệnh lý khác, ảnh hưởng đến cơ thể như:

  • Sa sút trí nhớ
  • Không tập trung vào công việc
  • Thường xuyên đau đầu gây chán nản khi làm việc
  • Gây bực tức, nóng giận, không kiểm soát được lời nói
  • Ảnh hưởng đến việc đi lại, dễ gây tai nạn
  • Thường xuyên bị ngất

Các biện pháp phòng ngừa rối loạn tiền đình

  • Hạn chế ngồi lâu trước máy tính, nên kết hợp vận động trong lúc làm việc
  • Không nên thức quá khuya
  • Sinh hoạt điều độ, nghỉ ngơi hợp lý
  • Uống nước đầy đủ mỗi ngày tối thiểu 2 lít nước
  • Ăn uống đủ chất, thường xuyên bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể
  • Tránh sử dụng chất kích thích, hạn chế bia, rượu, nước ngọt,…
  • Tập luyện thể dục thường xuyên. Giữ cho cơ thể luôn thoải mái, vui vẻ, lạc quan.
  • Hạn chế căng thẳng, tiêu cực, lo âu từ cuộc sống hàng ngày.
  • Sử dụng những biện pháp phòng ngừa khi đi tàu, xe như ăn nhẹ trước khi đi, uống thuốc chống say. Không nên đọc sách, xem phim, nghe nhạc, đọc truyện khi trên xe bởi rất dễ gây ra tình trạng chóng mặt, buồn nôn.

Phân biệt rối loạn tiền đình với chứng thiếu máu não

Phân biệt rối loạn tiền đình với chứng thiếu máu não (Nguồn: Internet)
Phân biệt rối loạn tiền đình với chứng thiếu máu não (Nguồn: Internet)

Có rất nhiều người nhầm lẫn chứng rối loạn tiền đình với thiếu máu não bởi biểu hiện của chúng rất giống nhau, đều gây triệu chứng nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt, khó chịu,… Tuy nhiên có một số cách để bạn phân biệt chúng đơn giản: Chứng rối loạn tiền đình gây ra hoa mắt, buồn nôn, khó chịu, không đứng vững, mất cân bằng, ù tai, sốt, nhức đầu, mất thị lực, tê các đầu ngón tay và chân. Còn thiếu máu não xuất hiện do một số yếu tố ảnh hưởng đến.

Nếu như bạn gặp triệu chứng của thiếu máu não hoặc rối loạn tiền đình, hãy đến ngay bệnh viện để được thăm khám, điều trị và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khoẻ của bản thân.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết của BlogAnChoi dưới đây:

Cảm ơn mọi người đã quan tâm đến bài viết. Đừng quên theo dõi BlogAnChoi để biết thêm nhiều điều mới hơn nhé!

Nguồn tham khảo:

  • bvthanhpho.ytethanhhoa.gov.vn
  • bvtamtridanang.com.vn
Xem thêm

Mẹo điều trị viêm lợi hiệu quả, chắc chắn bạn sẽ cần đến

Trong số các bệnh lý về răng miệng không thể không nhắc đến viêm lợi. Đây là bệnh lý gây ra chảy máu chân răng, khiến người bệnh mất tự tin. Hiện nay có rất nhiều mẹo giúp giảm tình trạng viêm lợi, sưng lợi. Bạn có thể tham khảo dưới đây nha.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận